Thời kỳ còn phục vụ trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc, hộ vệ hạm lớp Pohang 18 có tên là PCC-761 Gimcheon. Khi được chuyển giao cho phía Việt Nam, đổi tên thành tàu Hải quân 18, thay vì giữ nguyên cấu hình vũ khí thì nó đã được phía nước bạn lược bớt một vài trang bị. Nguồn ảnh: HQVN.Cụ thể, Tàu 18 chỉ giữ lại 1 khẩu hải pháo 76,2mm, 1 khẩu pháo Dardo 40mm cùng với 1 bệ pháo Sea Vulcan 20mm. Mặc dù được giữ lại hệ thống định vị thủy âm và ngư lôi săn ngầm Mk 32 324mm, tuy nhiên phía Việt Nam lại một lần nữa "lột" dàn trang bị này trên tàu Pohang 18. Nguồn ảnh: Tube.Theo đánh giá, rất có khả năng Việt Nam không muốn giữ lại cấu hình vũ khí chuẩn của Tàu 18 vì nếu dùng hệ thống vũ khí này - đặc biệt là hệ thống ngư lôi, chắc chắn ta sẽ phải phụ thuộc vào nguồn cung đạn dược của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: QPVN.Trong khi đạn pháo 76,2mm chúng ta có thể nghiên cứu và tự sản xuất được nhưng với ngư lôi Mk 32, chắc chắn Việt Nam sẽ phải mua từ nước ngoài và đây dường như là một trong những nguyên do chính để chúng ta "hạ quyết tâm" lột bỏ dàn vũ khí săn ngầm trên Tàu 18. Nguồn ảnh: EPD.Tờ Defense Times của Hàn Quốc cũng khẳng định, phía Việt Nam sẽ cải biên Tàu 18 để "phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và hậu cần của quốc gia này". Nguồn ảnh: Dokdo.Như vậy, nhiều khả năng là sau khi Tàu Hải quân 18 được ta cải biên thành công, Tàu 20 cùng lớp Pohang cũng sẽ sớm được đưa vào quy trình cải tiến tương tự để ta có thể hoàn toàn làm chủ, tự cung tự cấp được thiết bị vũ khí, khí tài và quan trọng nhất là đạn dược cho tàu. Nguồn ảnh: Arirang.Cũng theo thông tin được tờ Defense Times của Hàn Quốc đăng tải, rất có thể Hải quân Việt Nam sử dụng hệ thống radar điều khiển hỏa lực kiểu mới do Ấn Độ sản xuất và đi kèm theo đó là dàn ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm với uy lực cao hơn bản gốc. Nguồn ảnh: Arirang.Cải tiến quan trọng và được xem là đáng tiền nhất đó là chúng ta sẽ tiến hành tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 cho cả hai tàu Pohang. Với việc mang được tên lửa hành trình chống hạm, sức mạnh của hai Hộ vệ hạm này sẽ gần như tương đương với tàu khu trục khi nó sẵn sàng đối đầu với mọi tàu chiến của đối phương. Nguồn ảnh: TTXVN.Ngoài ra, các thông số kỹ thuật cơ bản của Tàu HQ 18 vẫn được giữ nguyên khi còn phục vụ cho phía Hàn Quốc. Tàu vẫn có kích thước dài 88,3 mét; rộng 10 mét và sử dụng hệ thống động cơ diesel khí nén như cũ. Nguồn ảnh: Chosul.Các tàu Pohang yêu cầu thủy thủ đoàn có số lượng 95 người bao gồm cả sĩ quan chỉ huy, tốc độ tối đa 32 hải lý giờ tương đương 59 km/h, tốc độ hành trình 15 hải lý giờ tương đương 28 km/h. Nguồn ảnh: Baohaiquan.Điểm đáng tiếc nhất của những tàu hộ vệ hạm lớp Pohang này đó là chúng không được trang bị sàn đáp để có thể mang theo được trực thăng. Trong tác chiến săn ngầm hiện đại, trực thăng được xem là một trong những quân bài hiệu quả nhất để phát hiện mục tiêu từ xa. Nguồn ảnh: Baohaiquan.Mời độc giả xem Video: Thăm nội thất của tàu Pohang.
Thời kỳ còn phục vụ trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc, hộ vệ hạm lớp Pohang 18 có tên là PCC-761 Gimcheon. Khi được chuyển giao cho phía Việt Nam, đổi tên thành tàu Hải quân 18, thay vì giữ nguyên cấu hình vũ khí thì nó đã được phía nước bạn lược bớt một vài trang bị. Nguồn ảnh: HQVN.
Cụ thể, Tàu 18 chỉ giữ lại 1 khẩu hải pháo 76,2mm, 1 khẩu pháo Dardo 40mm cùng với 1 bệ pháo Sea Vulcan 20mm. Mặc dù được giữ lại hệ thống định vị thủy âm và ngư lôi săn ngầm Mk 32 324mm, tuy nhiên phía Việt Nam lại một lần nữa "lột" dàn trang bị này trên tàu Pohang 18. Nguồn ảnh: Tube.
Theo đánh giá, rất có khả năng Việt Nam không muốn giữ lại cấu hình vũ khí chuẩn của Tàu 18 vì nếu dùng hệ thống vũ khí này - đặc biệt là hệ thống ngư lôi, chắc chắn ta sẽ phải phụ thuộc vào nguồn cung đạn dược của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong khi đạn pháo 76,2mm chúng ta có thể nghiên cứu và tự sản xuất được nhưng với ngư lôi Mk 32, chắc chắn Việt Nam sẽ phải mua từ nước ngoài và đây dường như là một trong những nguyên do chính để chúng ta "hạ quyết tâm" lột bỏ dàn vũ khí săn ngầm trên Tàu 18. Nguồn ảnh: EPD.
Tờ Defense Times của Hàn Quốc cũng khẳng định, phía Việt Nam sẽ cải biên Tàu 18 để "phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và hậu cần của quốc gia này". Nguồn ảnh: Dokdo.
Như vậy, nhiều khả năng là sau khi Tàu Hải quân 18 được ta cải biên thành công, Tàu 20 cùng lớp Pohang cũng sẽ sớm được đưa vào quy trình cải tiến tương tự để ta có thể hoàn toàn làm chủ, tự cung tự cấp được thiết bị vũ khí, khí tài và quan trọng nhất là đạn dược cho tàu. Nguồn ảnh: Arirang.
Cũng theo thông tin được tờ Defense Times của Hàn Quốc đăng tải, rất có thể Hải quân Việt Nam sử dụng hệ thống radar điều khiển hỏa lực kiểu mới do Ấn Độ sản xuất và đi kèm theo đó là dàn ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm với uy lực cao hơn bản gốc. Nguồn ảnh: Arirang.
Cải tiến quan trọng và được xem là đáng tiền nhất đó là chúng ta sẽ tiến hành tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 cho cả hai tàu Pohang. Với việc mang được tên lửa hành trình chống hạm, sức mạnh của hai Hộ vệ hạm này sẽ gần như tương đương với tàu khu trục khi nó sẵn sàng đối đầu với mọi tàu chiến của đối phương. Nguồn ảnh: TTXVN.
Ngoài ra, các thông số kỹ thuật cơ bản của Tàu HQ 18 vẫn được giữ nguyên khi còn phục vụ cho phía Hàn Quốc. Tàu vẫn có kích thước dài 88,3 mét; rộng 10 mét và sử dụng hệ thống động cơ diesel khí nén như cũ. Nguồn ảnh: Chosul.
Các tàu Pohang yêu cầu thủy thủ đoàn có số lượng 95 người bao gồm cả sĩ quan chỉ huy, tốc độ tối đa 32 hải lý giờ tương đương 59 km/h, tốc độ hành trình 15 hải lý giờ tương đương 28 km/h. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Điểm đáng tiếc nhất của những tàu hộ vệ hạm lớp Pohang này đó là chúng không được trang bị sàn đáp để có thể mang theo được trực thăng. Trong tác chiến săn ngầm hiện đại, trực thăng được xem là một trong những quân bài hiệu quả nhất để phát hiện mục tiêu từ xa. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Mời độc giả xem Video: Thăm nội thất của tàu Pohang.