Xuất hiện từ thế chiến thứ nhất nhưng đến nay sau hàng trăm năm kể từ khi ra đời thì cách thức hoạt động của tàu ngầm diesel vẫn khá tương đồng với nhiều "cụ tổ" của mình. Nguồn ảnh: Defencyc.Đầu tiên là về mặt động cơ, đúng như tên gọi của mình, các loại tàu ngầm Diesel đều chạy bằng động cơ diesel. Các loại động cơ diesel hiện đại ngày nay giúp sinh ra ít tiếng ồn và khí thải hơn nhưng cách thức hoạt động gần như không thay đổi so với những chiếc "cụ tổ" tàu ngầm từ thời thế chiến. Nguồn ảnh: Army.Khoang động cơ diesel của tàu ngầm Mỹ thời thế chiến thứ hai với chi chít các trục pit-tông lộ thiên vừa giúp động cơ tản nhiệt nhanh vừa dễ bảo dưỡng, sửa chữa. Gần như tất cả các tàu ngầm đều được trang bị 2 động cơ diesel. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, do động cơ diesel cần không khí khi hoạt động nên khi lặn tàu ngầm không thể sử dụng loại động cơ này. Vậy nên động cơ diesel vừa có tác dụng sinh công giúp tàu di chuyển khi nổi còn có tác dụng sạc cho hệ thống pin ác-quy trên tàu. Chính hệ thống pin này sẽ cung cấp năng lượng điện cho tàu hoạt động khi lặn. Trong quá khứ do giới hạn về mặt công nghệ nên pin tàu ngầm sinh công ít, nhanh hết dẫn đến việc tốc độ của tàu ngầm khi lặn giảm đi đáng kể so với khi nổi. Nguồn ảnh: Teambhp.Về mặt cơ cấu điều khiển tất cả các tàu ngầm từ hiện đại tới cổ điển đều cần ê-kíp lái hai người khi lặn và một người khi nổi. Khi nổi, tàu chỉ cần một người điều khiển giống với các loại tàu thủy khác còn khi lặn cần thêm một người nữa, người này sẽ có tác dụng điều khiển cánh mũi của tàu giúp tàu di chuyển theo hướng lên-xuống và kiêm luôn nhiệm vụ điều khiển các khoang ngập hai bên thành tàu để tàu giữ thăng bằng khi lơ lửng trong lòng biển. Nguồn ảnh: Qoura.Hệ thống "vô-lăng" của những tàu ngầm kiểu cũ. Nguồn ảnh: Gjenvick.Hai cánh mũi của tàu ngầm giúp tàu di chuyển theo hướng lên-xuống trong lòng biển. Ngoài ra trên tàu ngầm còn có các bể chứa nước, khi lặn các bể sẽ được bơm đầy nước giúp trọng lượng tàu tăng lên và "chìm" dần, khi nổi chỉ cần bơm khí từ bình nén vào bể chứa để đẩy nước ra ngoài, lúc này các bể chứa sẽ có tác dụng giống như các "phao" giúp đẩy tàu lên. Điều chỉnh lượng nước trong tàu và cánh mũi giúp khống chế được độ sâu khi lặn của tàu. Nguồn ảnh: Trend.Những con mắt của tàu ngầm chính là hệ thống kính tiềm vọng. Thông thường, một tàu ngầm cần có ít nhất hai ống kính tiềm vọng trở lên, các loại tàu ngầm hiện đại ngày nay thậm chí còn có tới 6 kính tiềm vọng. Nguồn ảnh: Military.Khi tàu ở độ sâu tấn công, thông thường là dưới mặt nước khoảng 15-20 mét thì ống kính tiềm vọng chính là những con mắt "cú vọ" giúp tàu định hướng mục tiêu để điều chỉnh các phần tử ngắm bắn. Nguồn ảnh: UPI.Hệ thống kính tiềm vọng trên các tàu ngầm hiện đại còn có khả năng nhìn đêm, nhìn hồng ngoại, giúp tăng khả năng phát hiện đối phương của hoa tiêu và thuyền trưởng. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ngoài ra, ở những độ sâu lớn hơn khi kính tiềm vọng không thể "ngoi" lên mặt nước được thì khi này đôi tai của tàu ngầm chính là những thủy thủ nghe sonar thủy âm. Do đặc tính âm thanh truyền đi dưới nước rất xa và nhanh nên chỉ cần nghe là có thể phát hiện được tiếng chân vịt của tàu bè ở cách xa nhiều kilomet. Trong trường hợp dò đường dưới lòng biển, các thủy thủ thủy âm sẽ đánh những tiếng "tinh" ra xung quanh tàu sau đó nghe tiếng vọng lại, dựa trên tiếng vọng này mà các thủy thủ có thể giúp tàu tránh được các vật cản xung quanh tàu. Nguồn ảnh: Junobeach.Một thủy thủ thủy âm giỏi với "đôi tai vàng" thậm chí có khả năng "đọc vị" đối phương từ tốc độ, tải trọng, thậm chí là loại tàu chỉ từ việc nghe tiếng chân vịt của tàu đối phương từ khoảng cách xa hàng kilomet. Nguồn ảnh: BI.Phòng ngư lôi, nơi những nụ hôn thần chết được gửi vào lòng đại dương thường được đặt ở mũi tàu và đuôi tàu. Các phòng ngư lôi ở đuôi tàu thường có lượng ngư lôi ít hơn do không gian chật chội vì chúng thường được nằm cùng khoang động cơ, còn phòng ngư lôi phía mũi tàu có khả năng chứa đến hàng chục quả. Các loại tàu ngầm hiện đại ngày nay có khả năng chứa tới vài chục quả ngư lôi. Nguồn ảnh: Wikipedia.Phòng ngư lôi cũng là nơi đặt bảng điều khiển chỉ đường bắn. Các phần tử cần nạp vào bảng điều khiển để lấy đường bắn bao gồm: Tốc độ mục tiêu và góc bắn, để xác định được tốc độ tàu người ta sẽ tính toán quãng đường tàu đi được trong vòng 1 phút rồi nhân lên, để xác định được quãng đường tàu đi được trong vòng 1 phút các sỹ quan chỉ huy sẽ phải xác định được loại tàu, xác định được loại tàu rồi tiến hành đo khoảng cách từ tàu ta tới tàu địch, sau một phút đo lại, lấy hai tham số để suy ra tốc độ tàu; xác định góc tiếp cận đơn giản hơn, chỉ cần vẽ ra sơ đồ kẻ hai đường thẳng là ra. Nguồn ảnh: Kbismack.Phía sau bảng "máy tính" điều khiển ngư lôi. Các sỹ quan kinh nghiệm thậm chí còn có khả năng tính toàn bằng "mắt" rất chuẩn, giúp xác định các tham số phần tử bắn nhanh hơn rất nhiều. Các loại tàu ngầm hiện đại bây giờ đều được trang bị hệ thống ngắm bắn điện tử, tuy nhiên trong nhiều trường hợp tàu địch di chuyển với quỹ đạo không xác định thì kinh nghiệm của người thuyền trưởng vẫn là yếu tố quyết định việc bắn trúng mục tiêu hay không. Nguồn ảnh: Maritime.
Xuất hiện từ thế chiến thứ nhất nhưng đến nay sau hàng trăm năm kể từ khi ra đời thì cách thức hoạt động của tàu ngầm diesel vẫn khá tương đồng với nhiều "cụ tổ" của mình. Nguồn ảnh: Defencyc.
Đầu tiên là về mặt động cơ, đúng như tên gọi của mình, các loại tàu ngầm Diesel đều chạy bằng động cơ diesel. Các loại động cơ diesel hiện đại ngày nay giúp sinh ra ít tiếng ồn và khí thải hơn nhưng cách thức hoạt động gần như không thay đổi so với những chiếc "cụ tổ" tàu ngầm từ thời thế chiến. Nguồn ảnh: Army.
Khoang động cơ diesel của tàu ngầm Mỹ thời thế chiến thứ hai với chi chít các trục pit-tông lộ thiên vừa giúp động cơ tản nhiệt nhanh vừa dễ bảo dưỡng, sửa chữa. Gần như tất cả các tàu ngầm đều được trang bị 2 động cơ diesel. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, do động cơ diesel cần không khí khi hoạt động nên khi lặn tàu ngầm không thể sử dụng loại động cơ này. Vậy nên động cơ diesel vừa có tác dụng sinh công giúp tàu di chuyển khi nổi còn có tác dụng sạc cho hệ thống pin ác-quy trên tàu. Chính hệ thống pin này sẽ cung cấp năng lượng điện cho tàu hoạt động khi lặn. Trong quá khứ do giới hạn về mặt công nghệ nên pin tàu ngầm sinh công ít, nhanh hết dẫn đến việc tốc độ của tàu ngầm khi lặn giảm đi đáng kể so với khi nổi. Nguồn ảnh: Teambhp.
Về mặt cơ cấu điều khiển tất cả các tàu ngầm từ hiện đại tới cổ điển đều cần ê-kíp lái hai người khi lặn và một người khi nổi. Khi nổi, tàu chỉ cần một người điều khiển giống với các loại tàu thủy khác còn khi lặn cần thêm một người nữa, người này sẽ có tác dụng điều khiển cánh mũi của tàu giúp tàu di chuyển theo hướng lên-xuống và kiêm luôn nhiệm vụ điều khiển các khoang ngập hai bên thành tàu để tàu giữ thăng bằng khi lơ lửng trong lòng biển. Nguồn ảnh: Qoura.
Hệ thống "vô-lăng" của những tàu ngầm kiểu cũ. Nguồn ảnh: Gjenvick.
Hai cánh mũi của tàu ngầm giúp tàu di chuyển theo hướng lên-xuống trong lòng biển. Ngoài ra trên tàu ngầm còn có các bể chứa nước, khi lặn các bể sẽ được bơm đầy nước giúp trọng lượng tàu tăng lên và "chìm" dần, khi nổi chỉ cần bơm khí từ bình nén vào bể chứa để đẩy nước ra ngoài, lúc này các bể chứa sẽ có tác dụng giống như các "phao" giúp đẩy tàu lên. Điều chỉnh lượng nước trong tàu và cánh mũi giúp khống chế được độ sâu khi lặn của tàu. Nguồn ảnh: Trend.
Những con mắt của tàu ngầm chính là hệ thống kính tiềm vọng. Thông thường, một tàu ngầm cần có ít nhất hai ống kính tiềm vọng trở lên, các loại tàu ngầm hiện đại ngày nay thậm chí còn có tới 6 kính tiềm vọng. Nguồn ảnh: Military.
Khi tàu ở độ sâu tấn công, thông thường là dưới mặt nước khoảng 15-20 mét thì ống kính tiềm vọng chính là những con mắt "cú vọ" giúp tàu định hướng mục tiêu để điều chỉnh các phần tử ngắm bắn. Nguồn ảnh: UPI.
Hệ thống kính tiềm vọng trên các tàu ngầm hiện đại còn có khả năng nhìn đêm, nhìn hồng ngoại, giúp tăng khả năng phát hiện đối phương của hoa tiêu và thuyền trưởng. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ngoài ra, ở những độ sâu lớn hơn khi kính tiềm vọng không thể "ngoi" lên mặt nước được thì khi này đôi tai của tàu ngầm chính là những thủy thủ nghe sonar thủy âm. Do đặc tính âm thanh truyền đi dưới nước rất xa và nhanh nên chỉ cần nghe là có thể phát hiện được tiếng chân vịt của tàu bè ở cách xa nhiều kilomet. Trong trường hợp dò đường dưới lòng biển, các thủy thủ thủy âm sẽ đánh những tiếng "tinh" ra xung quanh tàu sau đó nghe tiếng vọng lại, dựa trên tiếng vọng này mà các thủy thủ có thể giúp tàu tránh được các vật cản xung quanh tàu. Nguồn ảnh: Junobeach.
Một thủy thủ thủy âm giỏi với "đôi tai vàng" thậm chí có khả năng "đọc vị" đối phương từ tốc độ, tải trọng, thậm chí là loại tàu chỉ từ việc nghe tiếng chân vịt của tàu đối phương từ khoảng cách xa hàng kilomet. Nguồn ảnh: BI.
Phòng ngư lôi, nơi những nụ hôn thần chết được gửi vào lòng đại dương thường được đặt ở mũi tàu và đuôi tàu. Các phòng ngư lôi ở đuôi tàu thường có lượng ngư lôi ít hơn do không gian chật chội vì chúng thường được nằm cùng khoang động cơ, còn phòng ngư lôi phía mũi tàu có khả năng chứa đến hàng chục quả. Các loại tàu ngầm hiện đại ngày nay có khả năng chứa tới vài chục quả ngư lôi. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Phòng ngư lôi cũng là nơi đặt bảng điều khiển chỉ đường bắn. Các phần tử cần nạp vào bảng điều khiển để lấy đường bắn bao gồm: Tốc độ mục tiêu và góc bắn, để xác định được tốc độ tàu người ta sẽ tính toán quãng đường tàu đi được trong vòng 1 phút rồi nhân lên, để xác định được quãng đường tàu đi được trong vòng 1 phút các sỹ quan chỉ huy sẽ phải xác định được loại tàu, xác định được loại tàu rồi tiến hành đo khoảng cách từ tàu ta tới tàu địch, sau một phút đo lại, lấy hai tham số để suy ra tốc độ tàu; xác định góc tiếp cận đơn giản hơn, chỉ cần vẽ ra sơ đồ kẻ hai đường thẳng là ra. Nguồn ảnh: Kbismack.
Phía sau bảng "máy tính" điều khiển ngư lôi. Các sỹ quan kinh nghiệm thậm chí còn có khả năng tính toàn bằng "mắt" rất chuẩn, giúp xác định các tham số phần tử bắn nhanh hơn rất nhiều. Các loại tàu ngầm hiện đại bây giờ đều được trang bị hệ thống ngắm bắn điện tử, tuy nhiên trong nhiều trường hợp tàu địch di chuyển với quỹ đạo không xác định thì kinh nghiệm của người thuyền trưởng vẫn là yếu tố quyết định việc bắn trúng mục tiêu hay không. Nguồn ảnh: Maritime.