Theo đó tàu đổ bộ hạng nặng kiêm tàu rải thuỷ lôi của Hải quân Ba Lan mang tên Gniezno đã mắc cạn ở ngoài khơi bờ biển Litva trong cuộc tập trận hải quân chung với NATO mang tên Baltops-2019. Nguồn ảnh: Wiki.Sự cố xảy ra khi thuỷ thủ đoàn của tàu đổ bộ Gniezno cố tiến sát bờ để thực hiện đổ bộ tấn công giả định. Tuy nhiên do không nắm rõ địa hình bờ biển của Litva, tàu đã mắc cạn và bị thủng một lỗ lớn. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù không có ai thương vong trong vụ việc nhưng sự cố này tỏ ra cực kỳ nghiêm trọng khi tàu đổ bộ Gniezno theo đánh giá sơ bộ đã bị hư hỏng nặng phần thân do va chạm xảy ra ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Wiki.Được biết, tàu Gniezno được đóng theo lớp Lublin do Ba Lan tự nghiên cứu và sản xuất. Đây là loại tàu đa chức năng, vừa có khả năng vận tải đổ bộ quân, vừa có khả năng rải thuỷ lôi. Nguồn ảnh: Wiki.Tàu có độ giãn nước tối đa 1745 tấn, dài 95,8 mét và lườn rộng 10,8 mét. Mớm nước tối đa của các tàu đổ bộ rải mìn lớp Lublin lên tới 2,38 mét - khá sâu so với các loại tàu đổ bộ tấn công cùng tải trọng. Nguồn ảnh: Navalmith.Tàu được trang bị hệ thống động cơ khá đặc biệt với ba động cơ thay vì hai hoặc bốn như thông thường. Các động cơ này cũng do Ba Lan tự sản xuất, giúp tàu di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 16,5 hải lý giờ - tương đương 30 km/h. Nguồn ảnh: Navyrecog.Tầm hoạt động của tàu vào khoảng 1600 km và tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ tối thiểu là 150 người. Nguồn ảnh: Navalmith.Ba Lan trước đây từng dự định đóng mới tổng cộng 12 tàu đổ bộ loại này, tuy nhiên do giá thành quá lớn, số lượng rút xuống còn 5 chiếc và chiếc mới nhất thuộc lớp Lublin này cũng đã được Ba Lan nhập biên chế từ năm 1991. Nguồn ảnh: Navalmith.Cuộc tập trận chung mang tên Baltops được tổ chức từ ngày 9/6 tới 21/6/2019 trên vùng biển Baltic. Đây là cuộc tập trận lớn nhất trong số các cuộc tập trận được NATO tổ chức từ năm 1971 tới nay. Ước tính có khoảng 44 tàu chiến, 40 máy bay cùng 12.000 lính tham gia cuộc tập trận chung này. Nguồn ảnh: Navalmith. Mời độc giả xem Video: Xe thiết giáp lưỡng cư AAV-7 của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.
Theo đó tàu đổ bộ hạng nặng kiêm tàu rải thuỷ lôi của Hải quân Ba Lan mang tên Gniezno đã mắc cạn ở ngoài khơi bờ biển Litva trong cuộc tập trận hải quân chung với NATO mang tên Baltops-2019. Nguồn ảnh: Wiki.
Sự cố xảy ra khi thuỷ thủ đoàn của tàu đổ bộ Gniezno cố tiến sát bờ để thực hiện đổ bộ tấn công giả định. Tuy nhiên do không nắm rõ địa hình bờ biển của Litva, tàu đã mắc cạn và bị thủng một lỗ lớn. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù không có ai thương vong trong vụ việc nhưng sự cố này tỏ ra cực kỳ nghiêm trọng khi tàu đổ bộ Gniezno theo đánh giá sơ bộ đã bị hư hỏng nặng phần thân do va chạm xảy ra ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Wiki.
Được biết, tàu Gniezno được đóng theo lớp Lublin do Ba Lan tự nghiên cứu và sản xuất. Đây là loại tàu đa chức năng, vừa có khả năng vận tải đổ bộ quân, vừa có khả năng rải thuỷ lôi. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu có độ giãn nước tối đa 1745 tấn, dài 95,8 mét và lườn rộng 10,8 mét. Mớm nước tối đa của các tàu đổ bộ rải mìn lớp Lublin lên tới 2,38 mét - khá sâu so với các loại tàu đổ bộ tấn công cùng tải trọng. Nguồn ảnh: Navalmith.
Tàu được trang bị hệ thống động cơ khá đặc biệt với ba động cơ thay vì hai hoặc bốn như thông thường. Các động cơ này cũng do Ba Lan tự sản xuất, giúp tàu di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 16,5 hải lý giờ - tương đương 30 km/h. Nguồn ảnh: Navyrecog.
Tầm hoạt động của tàu vào khoảng 1600 km và tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ tối thiểu là 150 người. Nguồn ảnh: Navalmith.
Ba Lan trước đây từng dự định đóng mới tổng cộng 12 tàu đổ bộ loại này, tuy nhiên do giá thành quá lớn, số lượng rút xuống còn 5 chiếc và chiếc mới nhất thuộc lớp Lublin này cũng đã được Ba Lan nhập biên chế từ năm 1991. Nguồn ảnh: Navalmith.
Cuộc tập trận chung mang tên Baltops được tổ chức từ ngày 9/6 tới 21/6/2019 trên vùng biển Baltic. Đây là cuộc tập trận lớn nhất trong số các cuộc tập trận được NATO tổ chức từ năm 1971 tới nay. Ước tính có khoảng 44 tàu chiến, 40 máy bay cùng 12.000 lính tham gia cuộc tập trận chung này. Nguồn ảnh: Navalmith.
Mời độc giả xem Video: Xe thiết giáp lưỡng cư AAV-7 của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.