Phía Quân đội Philippines đã đặt mua tổng cộng 12 chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ/huấn luyện T-50 từ Hàn Quốc. Hai chiếc T-50 nước này nhận được vào cuối tháng 5 vừa qua là những chiếc cuối cùng trong đơn hàng. Nguồn ảnh: Sina.Hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ/huấn luyện T-50 được phía Philippines ký với Hàn Quốc từ tháng 3/2014. Nguồn ảnh: Sina.Các máy bay hạng nhẹ này của Philippines hoàn toàn có thể tham gia vào các cuộc tấn công phiến quân thân hồi giáo ở Marawi. Với khả năng cơ động cao, ổn định ở tầm bay thấp, T-50 có thể tấn công chính xác vào các vị trí của phiến quân ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.Lực lượng những phi công Philippines và các quan chức, sỹ quan chỉ huy cao cấp trong Không quân Philippines trong buổi lễ giao nhận hai máy bay phản lực hạng nhẹ T-50 cuối cùng. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, các loại bom, rocket được sử dụng trên T-50 thường có sức công phá nhỏ, giảm thiểu được nhiều thiệt hại trong trường hợp quân đội nước này sử dụng máy bay phản lực oanh kích vào các vị trí của phiến quân khủng bố trong thành phố. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, không lực Philippines rất yếu. Trong cuộc xung đột tại Marawi, phía Philippines sử dụng phần lớn là các trực thăng vũ trang và máy bay trinh sát tầm thấp OV-10. Nguồn ảnh: Sina.Phía phiến quân khủng bố thân IS ở Philippines dường như không có các tên lửa phòng không cá nhân nên không thể bắn hạ được lực lượng Không quân Philippines đang quần thảo trên bầu trời Marawi. Nguồn ảnh: Sina.T-50 được Không quân Hàn Quốc giới thiệu từ năm 2005. Đến nay nước này đã sản xuất được khoảng 110 chiếc T-50. Phản lực hạng nhẹ T-50 hiện đang được sử dụng bởi lực lượng Không quân đến từ 5 nước trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Indonesia, Iraq, Philippines và Thái Lan. Nguồn ảnh: Sina.Có giá 30 triệu USD cho mỗi chiếc (theo đơn giá năm 2012). Những máy bay T-50 Hàn Quốc thường được sử dụng vào mục đích làm một máy bay phản lực huấn luyện. Tuy nhiên, T-50 cũng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của một máy bay tấn công hạng nhẹ nếu được trang bị vũ khí phù hợp. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Quân đội Philippines đã đặt mua tổng cộng 12 chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ/huấn luyện T-50 từ Hàn Quốc. Hai chiếc T-50 nước này nhận được vào cuối tháng 5 vừa qua là những chiếc cuối cùng trong đơn hàng. Nguồn ảnh: Sina.
Hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ/huấn luyện T-50 được phía Philippines ký với Hàn Quốc từ tháng 3/2014. Nguồn ảnh: Sina.
Các máy bay hạng nhẹ này của Philippines hoàn toàn có thể tham gia vào các cuộc tấn công phiến quân thân hồi giáo ở Marawi. Với khả năng cơ động cao, ổn định ở tầm bay thấp, T-50 có thể tấn công chính xác vào các vị trí của phiến quân ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Lực lượng những phi công Philippines và các quan chức, sỹ quan chỉ huy cao cấp trong Không quân Philippines trong buổi lễ giao nhận hai máy bay phản lực hạng nhẹ T-50 cuối cùng. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, các loại bom, rocket được sử dụng trên T-50 thường có sức công phá nhỏ, giảm thiểu được nhiều thiệt hại trong trường hợp quân đội nước này sử dụng máy bay phản lực oanh kích vào các vị trí của phiến quân khủng bố trong thành phố. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, không lực Philippines rất yếu. Trong cuộc xung đột tại Marawi, phía Philippines sử dụng phần lớn là các trực thăng vũ trang và máy bay trinh sát tầm thấp OV-10. Nguồn ảnh: Sina.
Phía phiến quân khủng bố thân IS ở Philippines dường như không có các tên lửa phòng không cá nhân nên không thể bắn hạ được lực lượng Không quân Philippines đang quần thảo trên bầu trời Marawi. Nguồn ảnh: Sina.
T-50 được Không quân Hàn Quốc giới thiệu từ năm 2005. Đến nay nước này đã sản xuất được khoảng 110 chiếc T-50. Phản lực hạng nhẹ T-50 hiện đang được sử dụng bởi lực lượng Không quân đến từ 5 nước trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Indonesia, Iraq, Philippines và Thái Lan. Nguồn ảnh: Sina.
Có giá 30 triệu USD cho mỗi chiếc (theo đơn giá năm 2012). Những máy bay T-50 Hàn Quốc thường được sử dụng vào mục đích làm một máy bay phản lực huấn luyện. Tuy nhiên, T-50 cũng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của một máy bay tấn công hạng nhẹ nếu được trang bị vũ khí phù hợp. Nguồn ảnh: Sina.