Tên lửa chống tăng dẫn đường B-72, là một trong những trang bị chính của Tiểu đoàn tên lửa chống tăng 371 thuộc binh chủng pháo binh. Các nội dung huấn luyện của đội cơ động thực hành khai thác tên lửa B-72 là một trong những công tác huấn luyện trọng tâm của đơn vị. Nguồn ảnh: QPVN.Với thiết kế và tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa B-72, trong huấn luyện đội cơ động của tiển đoàn 371 phải lợi dụng địa hình địa vật nhanh chóng triển khai các tổ chiến theo sơ đồ chiến thuật và từng bước chiếm lĩnh trận địa tiến công, nhằm triển khai các tên lửa B-72 đến đúng trận địa phù hợp. Một vị trí hỏa lực trong đội cơ động tên lửa chống tăng B-72 với trang bị là súng chống tăng vác vai B-41. Nguồn ảnh: QPVN.Trước đó trắc thủ và pháo thủ đã kiểm tra kỹ công tác an toàn trận địa, hướng và độ cơ động cho toàn bộ tổ đội tên lửa chống tăng B-72 triển khai trận địa sẵn sàng chiến đấu. Việc di chuyển với các tổ hợp tên lửa chống tăng B-72 cũng không hề dễ dàng khi mỗi quả tên lửa có trọng lượng lên đến hơn 10kg. Nguồn ảnh: QPVN.Ngay sau khi chỉ huy tổ đội B-72 xác định rõ mục tiêu vị trí vật chuẩn, thì từng tiểu đội tiếp tục bám, nắm sát theo vật chuẩn từ đó xác định cự ly, góc độ và hướng bắn hiệu quả để triển khai tên lửa. Nguồn ảnh: QPVN.Quan trọng nhất là quá trình pháo thủ triển khai lắp đặt tên lửa đúng theo hướng vật chuẩn và ngụy trang toàn bộ tổ đội tên lửa kín đáo, ngay cả khi thu hồi tên lửa thao tác của người pháo thủ cũng phải thật nhanh những vẫn phải đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: QPVN.Tên lửa chống tăng dẫn đường B-72 hay còn được biết với cái tên 9M14 Malyutka, là dòng tên lửa chống tăng, dẫn hướng bằng dây MCLOS của Liên Xô. Đây là một trong những dòng tên lửa chống tăng dẫn đường đầu tiên của Liên Xô trong giai đoạn từ đầu những năm 1960-1970, định danh của nó trong các nước NATO là AT-3 Sagger. Nguồn ảnh: QPVN.B-72 có thông số kỹ thuật cơ bản với phần thân tên lửa dài 0.86m, đường kính thân 125mm và có sải cánh điều hướng 0,393m. Trọng lượng của tên lửa tùy thuộc vào từng biến thể từ 10.9kg cho đến 11.4kg với tầm bắn hiệu quả trong mức 500m-3.000m có khả năng xuyên giáp đồng nhất 400mm. Nguồn ảnh: QPVN.Mỗi tổ đội chiến đấu của B-72 thường từ 2-3 người với một trắc thủ và hai pháo thủ, trong đó pháo thủ có nhiệm vụ triển khai đạn tên lửa ra trận địa còn trắc thủ thực hiện xác định cự ly và hướng bắn từ trận địa tới mục tiêu. Nguồn ảnh: QPVN.Trong mỗi tổ hợp B-72 cũng được trang bị một hộp điều khiển dẫn bắn 9S415 có dây dẫn nối trực tiếp với tên lửa và việc điều khiển tên lửa sau khi bắn được thực hiện trực tiếp thông qua dây dẫn này. Trong ảnh là một phần của hộp điều khiển 9S415. Nguồn ảnh: QPVN.Cận cảnh tên lửa chống tăng dẫn đường B-72 của tiểu đoàn 371 sau khi dàn trận, mỗi tổ đội có thể mang theo tối đa hai đạn tên lửa, và với 3 tổ đội thì đơn vị chiến đấu cơ động có ít nhất 6 lần bắn. Nguồn ảnh: QPVN.Đội hình trắc thủ B-72 sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu sau khi tên lửa đã được triển khai trên trận địa. Nguồn ảnh: QPVN.
Tên lửa chống tăng dẫn đường B-72, là một trong những trang bị chính của Tiểu đoàn tên lửa chống tăng 371 thuộc binh chủng pháo binh. Các nội dung huấn luyện của đội cơ động thực hành khai thác tên lửa B-72 là một trong những công tác huấn luyện trọng tâm của đơn vị. Nguồn ảnh: QPVN.
Với thiết kế và tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa B-72, trong huấn luyện đội cơ động của tiển đoàn 371 phải lợi dụng địa hình địa vật nhanh chóng triển khai các tổ chiến theo sơ đồ chiến thuật và từng bước chiếm lĩnh trận địa tiến công, nhằm triển khai các tên lửa B-72 đến đúng trận địa phù hợp. Một vị trí hỏa lực trong đội cơ động tên lửa chống tăng B-72 với trang bị là súng chống tăng vác vai B-41. Nguồn ảnh: QPVN.
Trước đó trắc thủ và pháo thủ đã kiểm tra kỹ công tác an toàn trận địa, hướng và độ cơ động cho toàn bộ tổ đội tên lửa chống tăng B-72 triển khai trận địa sẵn sàng chiến đấu. Việc di chuyển với các tổ hợp tên lửa chống tăng B-72 cũng không hề dễ dàng khi mỗi quả tên lửa có trọng lượng lên đến hơn 10kg. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngay sau khi chỉ huy tổ đội B-72 xác định rõ mục tiêu vị trí vật chuẩn, thì từng tiểu đội tiếp tục bám, nắm sát theo vật chuẩn từ đó xác định cự ly, góc độ và hướng bắn hiệu quả để triển khai tên lửa. Nguồn ảnh: QPVN.
Quan trọng nhất là quá trình pháo thủ triển khai lắp đặt tên lửa đúng theo hướng vật chuẩn và ngụy trang toàn bộ tổ đội tên lửa kín đáo, ngay cả khi thu hồi tên lửa thao tác của người pháo thủ cũng phải thật nhanh những vẫn phải đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: QPVN.
Tên lửa chống tăng dẫn đường B-72 hay còn được biết với cái tên 9M14 Malyutka, là dòng tên lửa chống tăng, dẫn hướng bằng dây MCLOS của Liên Xô. Đây là một trong những dòng tên lửa chống tăng dẫn đường đầu tiên của Liên Xô trong giai đoạn từ đầu những năm 1960-1970, định danh của nó trong các nước NATO là AT-3 Sagger. Nguồn ảnh: QPVN.
B-72 có thông số kỹ thuật cơ bản với phần thân tên lửa dài 0.86m, đường kính thân 125mm và có sải cánh điều hướng 0,393m. Trọng lượng của tên lửa tùy thuộc vào từng biến thể từ 10.9kg cho đến 11.4kg với tầm bắn hiệu quả trong mức 500m-3.000m có khả năng xuyên giáp đồng nhất 400mm. Nguồn ảnh: QPVN.
Mỗi tổ đội chiến đấu của B-72 thường từ 2-3 người với một trắc thủ và hai pháo thủ, trong đó pháo thủ có nhiệm vụ triển khai đạn tên lửa ra trận địa còn trắc thủ thực hiện xác định cự ly và hướng bắn từ trận địa tới mục tiêu. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong mỗi tổ hợp B-72 cũng được trang bị một hộp điều khiển dẫn bắn 9S415 có dây dẫn nối trực tiếp với tên lửa và việc điều khiển tên lửa sau khi bắn được thực hiện trực tiếp thông qua dây dẫn này. Trong ảnh là một phần của hộp điều khiển 9S415. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh tên lửa chống tăng dẫn đường B-72 của tiểu đoàn 371 sau khi dàn trận, mỗi tổ đội có thể mang theo tối đa hai đạn tên lửa, và với 3 tổ đội thì đơn vị chiến đấu cơ động có ít nhất 6 lần bắn. Nguồn ảnh: QPVN.
Đội hình trắc thủ B-72 sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu sau khi tên lửa đã được triển khai trên trận địa. Nguồn ảnh: QPVN.