Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cùng với NATO đang ngày càng tăng cao, có thể buộc Moscow phải hành động cực kỳ triệt để; có nhiều phương án và sẵn sàng cho phương án cuối cùng, là có thể đưa quân vào Ukraine.Tính đến lập luận của các chuyên gia và nhà phân tích phương Tây, hiện tại trên biên giới với Ukraine có quân số Nga khoảng 122 nghìn quân; tương đương với quân số của toàn bộ Quân đội Ukraine.Nhưng chỉ tính riêng một phần doanh trại quân sự đang được lập ra sát biên giới Ukraine, Quân đội Nga có thể có thể đưa thêm khoảng 50 nhóm tác chiến chiến đấu triển khai ở đây (một nhóm tác chiến tương đương 1 tiểu đoàn chiến đấu tăng cường).Lúc này tổng quân số của Nga ở biên giới với Ukraine có thể tăng gần gấp ba lần trong vòng một tuần, lên tới 350 nghìn quân. Với quân số như vậy, Quân đội Nga thừa sức đối đầu cả với lực lượng của Ukraine và NATO (nếu có).Vào ngày 25/12, truyền thông Nga dẫn lời từ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, quân đội Nga bắt đầu rời biên giới với Ukraine, do kết thúc cuộc tập trận.Thông tin do Bloomberg cung cấp cho thấy, nếu rút quân 10 hàng nghìn quân nhân và được giám sát, cùng với đó, một lực lượng lớn hơn nữa của quân đội Nga cũng đã đến đây.Bloomberg cho viết: “Theo Tạp chí quốc phòng Janes của Anh, các hình ảnh vệ tinh cho thấy, xe tăng, pháo binh và nhiều hệ thống phòng không hiện đại đã được chuyển đến các khu vực biên giới gần Ukraine kể từ tháng 11. Trong khi các hình ảnh cho thấy, chỉ một số lượng quân có hạn trên mặt đất với trang thiết bị; nhưng Quân đội Nga sẽ có thể nhanh chóng và bí mật tăng viện cho lực lượng ở đây, bằng các đợt triển khai quy mô lớn bằng tàu hỏa hoặc máy bay”.Trong tuần trước, các hệ thống phòng không mới nhất của Nga là Buk-M3 và S-350 Vityaz đã được đưa tới biên giới Ukraine; mục đích chính là đẩy lùi các cuộc tập kích đường không lớn của đối phương và chống lại máy bay không người lái.Còn vào ngày 27/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Moscow xác nhận mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng tên lửa mới, đồng thời khẳng định điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh.Trả lời câu hỏi về việc liệu tuyên bố của ông, về khả năng tái diễn cuộc khủng hoảng tên lửa như ở Caribe trong điều kiện hiện nay, có phải là “mạnh mẽ quá” hay không, ông Ryabkov đáp “không, không quá mạnh mẽ”.Ông Ryabkov cũng nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba “không thể được tái tạo theo hình thức mà nó đã xảy ra”, bởi vì nhân loại, bao gồm cả Moscow và Washington, cũng đang học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí.Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết: “Tôi không muốn chúng ta phân tích kịch bản leo thang, tôi tin rằng chúng ta đang ở gần ranh giới mà ngoại giao, với tất cả sự phù hợp và kỹ năng của nó, sẽ đóng vai trò chủ chốt”.Trước đó vào ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố các dự thảo hiệp ước giữa Nga với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh. Các văn bản đã được chuyển cho Washington và các nước đồng minh khối này.Một trong những điểm đề xuất của Nga là NATO đưa ra đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng sang lãnh thổ Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố, nếu NATO và Mỹ không đáp ứng yêu cầu của Nga về đảm bảo an ninh, thì việc đó có thể dẫn đến một vòng xoáy đối đầu mới.Còn Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CBS hôm 26/12, đã lên tiếng cảnh báo Nga về các biện pháp trừng phạt “chưa từng có”, nếu Nga tấn công Ukraine.Bà Harris cho biết, Mỹ đang làm việc với các đồng minh để “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Harris từ chối nói về các biện pháp trừng phạt cụ thể, nhưng vẫn khẳng định Mỹ đang có các cuộc đối thoại trực tiếp với Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cùng với NATO đang ngày càng tăng cao, có thể buộc Moscow phải hành động cực kỳ triệt để; có nhiều phương án và sẵn sàng cho phương án cuối cùng, là có thể đưa quân vào Ukraine.
Tính đến lập luận của các chuyên gia và nhà phân tích phương Tây, hiện tại trên biên giới với Ukraine có quân số Nga khoảng 122 nghìn quân; tương đương với quân số của toàn bộ Quân đội Ukraine.
Nhưng chỉ tính riêng một phần doanh trại quân sự đang được lập ra sát biên giới Ukraine, Quân đội Nga có thể có thể đưa thêm khoảng 50 nhóm tác chiến chiến đấu triển khai ở đây (một nhóm tác chiến tương đương 1 tiểu đoàn chiến đấu tăng cường).
Lúc này tổng quân số của Nga ở biên giới với Ukraine có thể tăng gần gấp ba lần trong vòng một tuần, lên tới 350 nghìn quân. Với quân số như vậy, Quân đội Nga thừa sức đối đầu cả với lực lượng của Ukraine và NATO (nếu có).
Vào ngày 25/12, truyền thông Nga dẫn lời từ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, quân đội Nga bắt đầu rời biên giới với Ukraine, do kết thúc cuộc tập trận.
Thông tin do Bloomberg cung cấp cho thấy, nếu rút quân 10 hàng nghìn quân nhân và được giám sát, cùng với đó, một lực lượng lớn hơn nữa của quân đội Nga cũng đã đến đây.
Bloomberg cho viết: “Theo Tạp chí quốc phòng Janes của Anh, các hình ảnh vệ tinh cho thấy, xe tăng, pháo binh và nhiều hệ thống phòng không hiện đại đã được chuyển đến các khu vực biên giới gần Ukraine kể từ tháng 11.
Trong khi các hình ảnh cho thấy, chỉ một số lượng quân có hạn trên mặt đất với trang thiết bị; nhưng Quân đội Nga sẽ có thể nhanh chóng và bí mật tăng viện cho lực lượng ở đây, bằng các đợt triển khai quy mô lớn bằng tàu hỏa hoặc máy bay”.
Trong tuần trước, các hệ thống phòng không mới nhất của Nga là Buk-M3 và S-350 Vityaz đã được đưa tới biên giới Ukraine; mục đích chính là đẩy lùi các cuộc tập kích đường không lớn của đối phương và chống lại máy bay không người lái.
Còn vào ngày 27/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Moscow xác nhận mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng tên lửa mới, đồng thời khẳng định điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh.
Trả lời câu hỏi về việc liệu tuyên bố của ông, về khả năng tái diễn cuộc khủng hoảng tên lửa như ở Caribe trong điều kiện hiện nay, có phải là “mạnh mẽ quá” hay không, ông Ryabkov đáp “không, không quá mạnh mẽ”.
Ông Ryabkov cũng nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba “không thể được tái tạo theo hình thức mà nó đã xảy ra”, bởi vì nhân loại, bao gồm cả Moscow và Washington, cũng đang học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết: “Tôi không muốn chúng ta phân tích kịch bản leo thang, tôi tin rằng chúng ta đang ở gần ranh giới mà ngoại giao, với tất cả sự phù hợp và kỹ năng của nó, sẽ đóng vai trò chủ chốt”.
Trước đó vào ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố các dự thảo hiệp ước giữa Nga với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh. Các văn bản đã được chuyển cho Washington và các nước đồng minh khối này.
Một trong những điểm đề xuất của Nga là NATO đưa ra đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng sang lãnh thổ Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố, nếu NATO và Mỹ không đáp ứng yêu cầu của Nga về đảm bảo an ninh, thì việc đó có thể dẫn đến một vòng xoáy đối đầu mới.
Còn Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CBS hôm 26/12, đã lên tiếng cảnh báo Nga về các biện pháp trừng phạt “chưa từng có”, nếu Nga tấn công Ukraine.
Bà Harris cho biết, Mỹ đang làm việc với các đồng minh để “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Harris từ chối nói về các biện pháp trừng phạt cụ thể, nhưng vẫn khẳng định Mỹ đang có các cuộc đối thoại trực tiếp với Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.