Theo thông tin của hãng tin Nga RIA Novosti, đơn vị tác chiến đặc biệt "Storm Z" trên chiến trường phía Nam Ukraine của Quân đội Nga, đã thu giữ được một chiếc máy tính bảng của quân đội Ukraine, được trang bị hệ thống chỉ huy và điều khiển "Krapiva (Cây tầm ma)" còn nguyên vẹn trên chiến trường.Quân đội Nga đã phải “giật mình”, khi phát hiện ra rằng, chiếc máy tính bảng này thậm chí có thể kết nối trực tiếp với máy bay cảnh báo sớm (AWACS) E-3A của quân đội Mỹ đóng tại Đức và hệ thống tình báo của NATO.Ngoài việc cung cấp cho quân đội Ukraine thông tin cụ thể về tình hình quân đội Nga, máy bay cảnh báo sớm của quân đội Mỹ còn tham gia chỉ huy trận đánh và lập phương án tác chiến. Có thể nói, đây là vụ khám phá bí mật lớn của Nga về hệ thống chỉ huy tự động của Quân đội Ukraine. "Kropiva" là một phần mềm hệ thống quản lý chiến đấu đa năng, có thể được cài đặt trên bất kỳ máy tính bảng chạy hệ điều hành Android nào. Hệ thống cơ bản có bản đồ điện tử và phần mềm điều khiển hỏa lực pháo binh; có thể hoạt động mà không cần kết nối mạng. Máy tính bảng trông “rất bình thường này”, khi được cài đặt Kropiva, trong đó có tích hợp các phần mềm như bản đồ điện tử, liên kết liên lạc Starlink, phần mềm chỉ huy và điều khiển. Nó có thể thu được tình hình chiến trường theo thời gian thực và thông tin tình báo do vệ tinh, máy bay trinh sát và UAV cung cấp. Máy tính bảng Krapiva tiên tiến và dễ sử dụng hơn nhiều so với hệ thống chỉ huy và kiểm soát “cồng kềnh” của chính quân đội Nga; đóng vai trò quan trọng trong chỉ huy chiến đấu của Quân đội Ukraine trên chiến trường. Các đơn vị đến cấp tiểu đội và thậm chí từng lính trinh sát của Ukraine đã được trang bị máy tính bảng cài đặt phần mềm Krapiva này. Máy tính bảng cài Krapiva khi được kết nối mạng, giúp chỉ huy Ukraine không chỉ có thể nắm bắt mọi di chuyển của quân Nga trong khu vực theo thời gian thực, mà còn đánh dấu thời gian, tọa độ và thông tin về mục tiêu địch bất cứ lúc nào. Đồng thời gửi thông tin cho nhiều đơn vị hoặc kết nối nhiều máy Krapiva thành một mạng, để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cùng nhau.Sau khi UAV trinh sát của Ukraine, phát hiện ra những thay đổi về việc di chuyển lực lượng và vũ khí, trang bị của Quân đội Nga, thì dữ liệu của tất cả các thiết bị đầu cuối máy tính bảng cài đặt Kropiva của Ukraine, sẽ được cập nhật thông tin theo thời gian thực. Chỉ huy quân đội Ukraine nắm thông tin qua Krapiva, có thể thông báo cho bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào về những thông tin chiến đấu quan trọng; thậm chí có thể thực hiện các hoạt động "nhận mệnh lệnh" theo kiểu nền tảng giao hàng trực tuyến. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng, khiến quân đội Nga liên tục gặp phải khó khăn trong việc tập hợp, bố trí và triển khai quân trong giai đoạn đầu của các chiến dịch quân sự đặc biệt và sự phá hủy các tuyến tiếp tế hậu cần. Kropiva có thể được kết nối với hệ thống chiến đấu khác của Quân đội Ukraine bằng mạng Internet thông qua hệ thống Starlink, từ đó có thể xem nhanh tọa độ triển khai vị trí của quân đội Nga. Đồng thời chỉ cần nhập dữ liệu vào Kropiva, để cho ra các phương án tấn công; trình độ tiên tiến hơn rất nhiều so với hệ thống đầu cuối của quân đội Nga.Hệ thống chiến đấu Kropiva đã được trang bị chung cho 97% đơn vị cơ sở của lực lượng vũ trang Ukraine, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy, quân đội Ukraine vượt quân đội Nga trong lĩnh vực tự động hóa chỉ huy và tác chi thông tin. Hệ thống chỉ huy Kropiva thậm chí còn tiên tiến và dễ sử dụng hơn hệ thống quản lý chiến đấu của quân đội Mỹ. Khi một số binh sĩ Ukraine từng tham gia lớp tập huấn do lực lượng đặc nhiệm Mỹ huấn luyện ở Đức, họ phát hiện ra rằng, đặc nhiệm Mỹ hiếm khi sử dụng UAV trong chiến đấu. Ngoài ra, hệ thống mạng và hệ thống bản đồ điện tử của đặc nhiệm Mỹ tương đối cũ và hiệu suất hoạt động không tốt như trên máy tính bảng cài Kropiva của Quân đội Ukraine. Do đó, khả năng tính toán hỏa lực pháo binh chính xác và hỗ trợ hỏa lực theo thời gian thực của quân đội Mỹ, là chưa thực sự “ấn tượng”. Quân đội Nga chiến đấu trên chiến trường Ukraine luôn “ghen tị” với hệ thống tác chiến đa năng Kropiva mà quân đội Ukraine sử dụng, bởi nó hoạt động rất hiệu quả. Hệ thống chiến đấu nối mạng này có thể được cài đặt trên bất kỳ máy tính bảng Android nào và phần mềm bao gồm bản đồ điện tử, điều khiển hỏa lực và ứng dụng chỉ huy. Vladren Tatarsky, phóng viên chiến trường nổi tiếng của Nga tiết lộ, quân đội Nga hiện thiếu hệ thống chỉ huy chiến đấu nối mạng; hệ thống tác chiến tiêu chuẩn của chính quân đội Nga rất lạc hậu và không dễ sử dụng. Thậm chí bộ binh và pháo binh của Nga phải tìm cách sử dụng mạng truyền thông xã hội, để tạo ra hệ thống chỉ huy chiến đấu của riêng họ. Hệ thống chỉ huy chiến đấu “tự tạo” mạnh nhất, ở cấp cơ sở của quân đội Nga, chính là mạng xã hội Telegram. Pháo binh và trinh sát của các đơn vị khác nhau trong quân đội Nga, đã hình thành một “nhóm chat” trên mạng Telegram. Sau đó, thông tin về địch được tải lên và phân phối thông tin chỉ huy và điều khiển hỏa lực trong nhóm; nhờ đó có thể cải thiện hiệu quả chiến đấu và độ chính xác của pháo kích. Điều này gần tương đương với việc các đơn vị chiến đấu trực tiếp của quân đội Nga đang sử dụng các nhóm chat để chiến đấu. Tuy nhiên, có một số vấn đề về hiệu suất thông tin hóa, độ tin cậy và bảo mật của hệ thống chiến đấu “tự phát” này. Về vấn đề này, quân đội Nga phải học hỏi từ chính Quân đội Ukraine.
Theo thông tin của hãng tin Nga RIA Novosti, đơn vị tác chiến đặc biệt "Storm Z" trên chiến trường phía Nam Ukraine của Quân đội Nga, đã thu giữ được một chiếc máy tính bảng của quân đội Ukraine, được trang bị hệ thống chỉ huy và điều khiển "Krapiva (Cây tầm ma)" còn nguyên vẹn trên chiến trường.
Quân đội Nga đã phải “giật mình”, khi phát hiện ra rằng, chiếc máy tính bảng này thậm chí có thể kết nối trực tiếp với máy bay cảnh báo sớm (AWACS) E-3A của quân đội Mỹ đóng tại Đức và hệ thống tình báo của NATO.
Ngoài việc cung cấp cho quân đội Ukraine thông tin cụ thể về tình hình quân đội Nga, máy bay cảnh báo sớm của quân đội Mỹ còn tham gia chỉ huy trận đánh và lập phương án tác chiến. Có thể nói, đây là vụ khám phá bí mật lớn của Nga về hệ thống chỉ huy tự động của Quân đội Ukraine.
"Kropiva" là một phần mềm hệ thống quản lý chiến đấu đa năng, có thể được cài đặt trên bất kỳ máy tính bảng chạy hệ điều hành Android nào. Hệ thống cơ bản có bản đồ điện tử và phần mềm điều khiển hỏa lực pháo binh; có thể hoạt động mà không cần kết nối mạng.
Máy tính bảng trông “rất bình thường này”, khi được cài đặt Kropiva, trong đó có tích hợp các phần mềm như bản đồ điện tử, liên kết liên lạc Starlink, phần mềm chỉ huy và điều khiển. Nó có thể thu được tình hình chiến trường theo thời gian thực và thông tin tình báo do vệ tinh, máy bay trinh sát và UAV cung cấp.
Máy tính bảng Krapiva tiên tiến và dễ sử dụng hơn nhiều so với hệ thống chỉ huy và kiểm soát “cồng kềnh” của chính quân đội Nga; đóng vai trò quan trọng trong chỉ huy chiến đấu của Quân đội Ukraine trên chiến trường. Các đơn vị đến cấp tiểu đội và thậm chí từng lính trinh sát của Ukraine đã được trang bị máy tính bảng cài đặt phần mềm Krapiva này.
Máy tính bảng cài Krapiva khi được kết nối mạng, giúp chỉ huy Ukraine không chỉ có thể nắm bắt mọi di chuyển của quân Nga trong khu vực theo thời gian thực, mà còn đánh dấu thời gian, tọa độ và thông tin về mục tiêu địch bất cứ lúc nào. Đồng thời gửi thông tin cho nhiều đơn vị hoặc kết nối nhiều máy Krapiva thành một mạng, để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cùng nhau.
Sau khi UAV trinh sát của Ukraine, phát hiện ra những thay đổi về việc di chuyển lực lượng và vũ khí, trang bị của Quân đội Nga, thì dữ liệu của tất cả các thiết bị đầu cuối máy tính bảng cài đặt Kropiva của Ukraine, sẽ được cập nhật thông tin theo thời gian thực.
Chỉ huy quân đội Ukraine nắm thông tin qua Krapiva, có thể thông báo cho bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào về những thông tin chiến đấu quan trọng; thậm chí có thể thực hiện các hoạt động "nhận mệnh lệnh" theo kiểu nền tảng giao hàng trực tuyến.
Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng, khiến quân đội Nga liên tục gặp phải khó khăn trong việc tập hợp, bố trí và triển khai quân trong giai đoạn đầu của các chiến dịch quân sự đặc biệt và sự phá hủy các tuyến tiếp tế hậu cần.
Kropiva có thể được kết nối với hệ thống chiến đấu khác của Quân đội Ukraine bằng mạng Internet thông qua hệ thống Starlink, từ đó có thể xem nhanh tọa độ triển khai vị trí của quân đội Nga. Đồng thời chỉ cần nhập dữ liệu vào Kropiva, để cho ra các phương án tấn công; trình độ tiên tiến hơn rất nhiều so với hệ thống đầu cuối của quân đội Nga.
Hệ thống chiến đấu Kropiva đã được trang bị chung cho 97% đơn vị cơ sở của lực lượng vũ trang Ukraine, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy, quân đội Ukraine vượt quân đội Nga trong lĩnh vực tự động hóa chỉ huy và tác chi thông tin.
Hệ thống chỉ huy Kropiva thậm chí còn tiên tiến và dễ sử dụng hơn hệ thống quản lý chiến đấu của quân đội Mỹ. Khi một số binh sĩ Ukraine từng tham gia lớp tập huấn do lực lượng đặc nhiệm Mỹ huấn luyện ở Đức, họ phát hiện ra rằng, đặc nhiệm Mỹ hiếm khi sử dụng UAV trong chiến đấu.
Ngoài ra, hệ thống mạng và hệ thống bản đồ điện tử của đặc nhiệm Mỹ tương đối cũ và hiệu suất hoạt động không tốt như trên máy tính bảng cài Kropiva của Quân đội Ukraine. Do đó, khả năng tính toán hỏa lực pháo binh chính xác và hỗ trợ hỏa lực theo thời gian thực của quân đội Mỹ, là chưa thực sự “ấn tượng”.
Quân đội Nga chiến đấu trên chiến trường Ukraine luôn “ghen tị” với hệ thống tác chiến đa năng Kropiva mà quân đội Ukraine sử dụng, bởi nó hoạt động rất hiệu quả. Hệ thống chiến đấu nối mạng này có thể được cài đặt trên bất kỳ máy tính bảng Android nào và phần mềm bao gồm bản đồ điện tử, điều khiển hỏa lực và ứng dụng chỉ huy.
Vladren Tatarsky, phóng viên chiến trường nổi tiếng của Nga tiết lộ, quân đội Nga hiện thiếu hệ thống chỉ huy chiến đấu nối mạng; hệ thống tác chiến tiêu chuẩn của chính quân đội Nga rất lạc hậu và không dễ sử dụng.
Thậm chí bộ binh và pháo binh của Nga phải tìm cách sử dụng mạng truyền thông xã hội, để tạo ra hệ thống chỉ huy chiến đấu của riêng họ. Hệ thống chỉ huy chiến đấu “tự tạo” mạnh nhất, ở cấp cơ sở của quân đội Nga, chính là mạng xã hội Telegram.
Pháo binh và trinh sát của các đơn vị khác nhau trong quân đội Nga, đã hình thành một “nhóm chat” trên mạng Telegram. Sau đó, thông tin về địch được tải lên và phân phối thông tin chỉ huy và điều khiển hỏa lực trong nhóm; nhờ đó có thể cải thiện hiệu quả chiến đấu và độ chính xác của pháo kích.
Điều này gần tương đương với việc các đơn vị chiến đấu trực tiếp của quân đội Nga đang sử dụng các nhóm chat để chiến đấu. Tuy nhiên, có một số vấn đề về hiệu suất thông tin hóa, độ tin cậy và bảo mật của hệ thống chiến đấu “tự phát” này. Về vấn đề này, quân đội Nga phải học hỏi từ chính Quân đội Ukraine.