Cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 11 và trải dài qua hai năm; nhưng đến thời điểm hiện tại, quân đội Nga vẫn không thể cắt đứt con đường viện trợ quân sự của Mỹ và NATO cho Ukraine qua ngả phía tây giáp Ba Lan và Rumania.Nếu giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các đoàn tàu chở vũ khí của NATO tiến vào Ukraine vào ban đêm, được ngụy trang kỹ càng; nhưng giờ đây, đoàn tàu viện trợ quân sự của NATO đang hiên ngang tiến vào Ukraine giữa ban ngày. Về cơ bản không gặp trở ngại nào và vẫn chưa có đoàn tàu nào NATO, bị trúng tên lửa chính xác của Nga.Theo thông tin của các phương tiện truyền thông phương Tây, các chuyến tàu của NATO vào miền tây Ukraine mỗi ngày, vận chuyển một lượng lớn vũ khí, đạn dược, nhiên liệu và thiết bị điện. Toàn bộ Lviv đã trở thành một trung tâm hậu cần khổng lồ và một khu nhà kho lớn của Ukraine. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết, bất kỳ phương tiện nào chứa vũ khí xuất khẩu sang Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của Nga. Nói cách khác, một cuộc tấn công của quân đội Nga có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng tại sao Nga không thể cắt đứt các tuyến vận tải của NATO?Kể từ khi bắt đầu xung đột, các máy bay chiến đấu Su-30, Su-34 và Su-35 của Không quân Nga hầu như không thực hiện bất kỳ cuộc không kích nào ở miền tây Ukraine. Quân đội Nga đã phát động các cuộc tấn công hạn chế vào miền tây Ukraine chỉ bằng một số lượng nhỏ tên lửa.Ngoại trừ doanh trại lực lượng “quân tình nguyện quốc tế” ở Lviv bị tấn công khi bắt đầu xung đột; còn lại, Không quân Nga chỉ có thể tấn công những hệ thống cung cấp điện tại miền Tây Ukraine. Câu hỏi đặt ra là tại sao Không quân Nga không thể tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn kéo dài vào khu vực miền Tây Ukraine và cắt đứt hoàn toàn hệ thống giao thông từ các quốc gia NATO vào Ukraine?Câu trả lời là lực lượng không quân của Nga không thể hạ gục hoàn toàn lực lượng radar và tên lửa phòng không Ukraine. Các hệ thống radar của Ukraine đều đã được phân tán và giấu kín. Quân đội Nga rất khó phát hiện ra những hệ thống radar và do vậy không thể phá hủy chúng. Chính vì vậy, nên máy bay chiến đấu Nga chưa bao giờ dám mạo hiểm xâm nhập sâu vào không phận Ukraine để tổ chức các đợt tấn công, bởi sự uy hiếp từ tên lửa phòng không Ukraine là quá lớn, một chút bất cẩn có thể dẫn đến hậu quả không thể khắc phục được.Bên cạnh đó, có các máy bay trinh sát chiến thuật và cảnh báo sớm của Mỹ và NATO hoạt động 24/24 giờ gần sát biên giới phía Tây Ukraine, cung cấp các thông tin về hoạt động của Không quân Nga, cho lực lượng phòng không Ukraine theo thời gian thực.Chính nhờ những thông tin tình báo kỹ thuật của NATO cho Ukraine, do vậy các hệ thống radar quân sự của Ukraine, hoàn toàn không cần bật để thu thông tin cảnh báo sớm và thông tin tọa độ mục tiêu, mà vẫn có tọa độ chính xác để phóng tên lửa phòng không. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho máy bay chiến đấu của Nga.Do phòng không Ukraine không dựa vào radar của riêng mình để tìm kiếm mục tiêu và quân đội Nga không thể can thiệp hoặc phá hủy radar của quân đội Ukraine. Do đó, Nga và Ukraine đã chiến đấu hơn 10 tháng, các máy bay chiến đấu và ném bom của Nga, sẽ khó xuất hiện ở khu vực phía tây Ukraine; mà chỉ phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa.Tại khu vực phía Tây Ukraine, Mỹ và NATO cũng sử dụng máy bay vận tải cỡ lớn để chuyển vũ khí, khí tài cho Ukraine, đặc biệt là đạn dược với yêu cầu thời gian gấp. Tuy nhiên, tại sao tên lửa hành trình của Nga hầu như không đánh trúng các sân bay của Ukraine ở phía tây? Lý do là do tên lửa hành trình, ít có tác dụng phá hủy các mục tiêu lớn như sân bay. Để làm tê liệt hoàn toàn một sân bay, các mục tiêu như đài dẫn đường, trạm radar, trung tâm thông tin liên lạc, kho nhiên liệu, nhà chứa máy bay, trạm bảo dưỡng kỹ thuật và đường băng phải bị tấn công phá hủy. Độ chính xác khi tấn công bằng tên lửa xác suất vòng tròn trong phạm vi 15m. Mọi mục tiêu chủ yếu như đường băng, trung tâm chỉ huy, đơn vị phòng không bảo vệ sân bay, nhà chứa máy bay và boongke kiên cố đều bị ít nhất phải dùng từ hai tên lửa hành trình tấn công trở lên, mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.Ngoài ra, khi tấn công sân bay, phải sử dụng các loại vũ khí như bom, đạn chùm có tầm sát thương tới 150 mét. Sau làn sóng tấn công đầu tiên, phải cơ bản phá hủy đường băng và đường lăn máy bay. Tuy nhiên, để hoàn thành một cuộc tấn công như vậy, số lượng tên lửa cần thiết là quá lớn.Các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa của Nga rất khó cắt đứt đường vận chuyển của NATO, tấn công từ mặt đất lại càng khó hơn; vì từ khu vực sát biên giới Belarut đến tỉnh Lviv của Ukraine, phải đi qua các đầm lầy, rừng rậm và núi gần như lớn nhất của khu vực châu Âu. Ở khu vực này, cũng hoàn toàn không có hệ thống đường sắt, chỉ có ba tuyến đường bộ nhỏ, đã xuống cấp nghiêm trọng. Với điều kiện địa hình và đường xá như vậy, nên không thể đảm bảo cho quân đoàn cơ giới dã chiến của Nga, mở chiến dịch tấn công vào đây. Tuy nhiên, với địa hình như trên, lại rất phù hợp để quân đội Ukraine sử dụng các cuộc tấn công chính xác của pháo binh tầm xa và chiến thuật phục kích bằng tên lửa chống tăng của lực lượng đặc biệt; điều đó sẽ gây cho quân Nga thiệt hại lớn, nếu mạo hiểm tiến quân theo đường bộ. Để cắt đứt đường viện trợ quân sự của NATO, Nga đã áp dụng một chiến thuật mới, đó là tấn công vào hệ thống điện của Ukraine. Bởi vì đường sắt của Ukraine về cơ bản là đường sắt điện khí hóa, chỉ cần hệ thống điện của Ukraine bị phá hủy, hệ thống đường sắt của Ukraine có thể bị tê liệt. Một khi hệ thống đường sắt Ukraine bị tê liệt, viện trợ quân sự của NATO không thể chuyển đến tiền tuyến một cách hiệu quả.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 11 và trải dài qua hai năm; nhưng đến thời điểm hiện tại, quân đội Nga vẫn không thể cắt đứt con đường viện trợ quân sự của Mỹ và NATO cho Ukraine qua ngả phía tây giáp Ba Lan và Rumania.
Nếu giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các đoàn tàu chở vũ khí của NATO tiến vào Ukraine vào ban đêm, được ngụy trang kỹ càng; nhưng giờ đây, đoàn tàu viện trợ quân sự của NATO đang hiên ngang tiến vào Ukraine giữa ban ngày. Về cơ bản không gặp trở ngại nào và vẫn chưa có đoàn tàu nào NATO, bị trúng tên lửa chính xác của Nga.
Theo thông tin của các phương tiện truyền thông phương Tây, các chuyến tàu của NATO vào miền tây Ukraine mỗi ngày, vận chuyển một lượng lớn vũ khí, đạn dược, nhiên liệu và thiết bị điện. Toàn bộ Lviv đã trở thành một trung tâm hậu cần khổng lồ và một khu nhà kho lớn của Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết, bất kỳ phương tiện nào chứa vũ khí xuất khẩu sang Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của Nga. Nói cách khác, một cuộc tấn công của quân đội Nga có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng tại sao Nga không thể cắt đứt các tuyến vận tải của NATO?
Kể từ khi bắt đầu xung đột, các máy bay chiến đấu Su-30, Su-34 và Su-35 của Không quân Nga hầu như không thực hiện bất kỳ cuộc không kích nào ở miền tây Ukraine. Quân đội Nga đã phát động các cuộc tấn công hạn chế vào miền tây Ukraine chỉ bằng một số lượng nhỏ tên lửa.
Ngoại trừ doanh trại lực lượng “quân tình nguyện quốc tế” ở Lviv bị tấn công khi bắt đầu xung đột; còn lại, Không quân Nga chỉ có thể tấn công những hệ thống cung cấp điện tại miền Tây Ukraine.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Không quân Nga không thể tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn kéo dài vào khu vực miền Tây Ukraine và cắt đứt hoàn toàn hệ thống giao thông từ các quốc gia NATO vào Ukraine?
Câu trả lời là lực lượng không quân của Nga không thể hạ gục hoàn toàn lực lượng radar và tên lửa phòng không Ukraine. Các hệ thống radar của Ukraine đều đã được phân tán và giấu kín. Quân đội Nga rất khó phát hiện ra những hệ thống radar và do vậy không thể phá hủy chúng.
Chính vì vậy, nên máy bay chiến đấu Nga chưa bao giờ dám mạo hiểm xâm nhập sâu vào không phận Ukraine để tổ chức các đợt tấn công, bởi sự uy hiếp từ tên lửa phòng không Ukraine là quá lớn, một chút bất cẩn có thể dẫn đến hậu quả không thể khắc phục được.
Bên cạnh đó, có các máy bay trinh sát chiến thuật và cảnh báo sớm của Mỹ và NATO hoạt động 24/24 giờ gần sát biên giới phía Tây Ukraine, cung cấp các thông tin về hoạt động của Không quân Nga, cho lực lượng phòng không Ukraine theo thời gian thực.
Chính nhờ những thông tin tình báo kỹ thuật của NATO cho Ukraine, do vậy các hệ thống radar quân sự của Ukraine, hoàn toàn không cần bật để thu thông tin cảnh báo sớm và thông tin tọa độ mục tiêu, mà vẫn có tọa độ chính xác để phóng tên lửa phòng không. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho máy bay chiến đấu của Nga.
Do phòng không Ukraine không dựa vào radar của riêng mình để tìm kiếm mục tiêu và quân đội Nga không thể can thiệp hoặc phá hủy radar của quân đội Ukraine. Do đó, Nga và Ukraine đã chiến đấu hơn 10 tháng, các máy bay chiến đấu và ném bom của Nga, sẽ khó xuất hiện ở khu vực phía tây Ukraine; mà chỉ phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa.
Tại khu vực phía Tây Ukraine, Mỹ và NATO cũng sử dụng máy bay vận tải cỡ lớn để chuyển vũ khí, khí tài cho Ukraine, đặc biệt là đạn dược với yêu cầu thời gian gấp. Tuy nhiên, tại sao tên lửa hành trình của Nga hầu như không đánh trúng các sân bay của Ukraine ở phía tây?
Lý do là do tên lửa hành trình, ít có tác dụng phá hủy các mục tiêu lớn như sân bay. Để làm tê liệt hoàn toàn một sân bay, các mục tiêu như đài dẫn đường, trạm radar, trung tâm thông tin liên lạc, kho nhiên liệu, nhà chứa máy bay, trạm bảo dưỡng kỹ thuật và đường băng phải bị tấn công phá hủy.
Độ chính xác khi tấn công bằng tên lửa xác suất vòng tròn trong phạm vi 15m. Mọi mục tiêu chủ yếu như đường băng, trung tâm chỉ huy, đơn vị phòng không bảo vệ sân bay, nhà chứa máy bay và boongke kiên cố đều bị ít nhất phải dùng từ hai tên lửa hành trình tấn công trở lên, mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, khi tấn công sân bay, phải sử dụng các loại vũ khí như bom, đạn chùm có tầm sát thương tới 150 mét. Sau làn sóng tấn công đầu tiên, phải cơ bản phá hủy đường băng và đường lăn máy bay. Tuy nhiên, để hoàn thành một cuộc tấn công như vậy, số lượng tên lửa cần thiết là quá lớn.
Các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa của Nga rất khó cắt đứt đường vận chuyển của NATO, tấn công từ mặt đất lại càng khó hơn; vì từ khu vực sát biên giới Belarut đến tỉnh Lviv của Ukraine, phải đi qua các đầm lầy, rừng rậm và núi gần như lớn nhất của khu vực châu Âu.
Ở khu vực này, cũng hoàn toàn không có hệ thống đường sắt, chỉ có ba tuyến đường bộ nhỏ, đã xuống cấp nghiêm trọng. Với điều kiện địa hình và đường xá như vậy, nên không thể đảm bảo cho quân đoàn cơ giới dã chiến của Nga, mở chiến dịch tấn công vào đây.
Tuy nhiên, với địa hình như trên, lại rất phù hợp để quân đội Ukraine sử dụng các cuộc tấn công chính xác của pháo binh tầm xa và chiến thuật phục kích bằng tên lửa chống tăng của lực lượng đặc biệt; điều đó sẽ gây cho quân Nga thiệt hại lớn, nếu mạo hiểm tiến quân theo đường bộ.
Để cắt đứt đường viện trợ quân sự của NATO, Nga đã áp dụng một chiến thuật mới, đó là tấn công vào hệ thống điện của Ukraine. Bởi vì đường sắt của Ukraine về cơ bản là đường sắt điện khí hóa, chỉ cần hệ thống điện của Ukraine bị phá hủy, hệ thống đường sắt của Ukraine có thể bị tê liệt. Một khi hệ thống đường sắt Ukraine bị tê liệt, viện trợ quân sự của NATO không thể chuyển đến tiền tuyến một cách hiệu quả.