Thứ nhất có thể khẳng định, trong điều kiện tác chiến hiện đại, pháo phòng không vẫn là hỏa lực phòng không quan trọng; nhất là của lực lượng phòng không lục quân.Thứ hai, pháo phòng không hiện đại đã thay đổi từ nhiệm vụ phòng không toàn diện trong Thế chiến II, sang nhiệm vụ phòng không tầm thấp và phòng thủ tầm gần chống tên lửa. Thứ ba, sự thay đổi nhiệm vụ tác chiến và công nghệ, đã khiến pháo phòng không cỡ nòng lớn biến mất khỏi vũ khí hiện đại, và những loại pháo phòng không hiện đại đều là pháo cỡ nòng nhỏ, có tốc độ bắn nhanh. Thứ tư, các loại hải pháo chủ lực của tàu chiến hiện đại, đều có khả năng cao xạ đối không. Ngoài nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước, ngoài ra có nhiệm vụ phòng không thực sự. Thứ năm, lực lượng phòng không lục quân được trang bị pháo phòng không tự hành, khi cần có thể chi viện hỏa lực trực tiếp cho lực lượng bộ binh chiến đấu rất hiệu quả. Năm nhiệm vụ trên rất quan trọng với lực lượng pháo phòng không hiện nay; nói tóm lại, pháo phòng không đã không bị loại khỏi biên chế của quân đội hiện đại; nhưng nó được cơ giới hóa, tự động hóa và đa nhiệm hơn. Có thể tham khảo pháo phòng không bắn nhanh Phalanx của hải quân Mỹ hay các loại pháo phòng không tầm gần như 1130 và Kashtan của Hải quân Nga, chúng đều là những ví dụ cho việc sử dụng pháo phòng không trong tác chiến hiện đại.Những khẩu pháo phòng không bắn nhanh cỡ nòng nhỏ trên, tạo thành lưới lửa phòng không cuối cùng của tàu chiến; nếu tên lửa đánh chặn do hệ thống phòng không chống tên lửa, không bắn hạ được tên lửa chống hạm do đối phương phóng đi, thì pháo phòng không cỡ nhỏ là sát thủ cuối cùng, bảo vệ an toàn của con tàu, khi tên lửa đánh chặn đã bất lực. Vấn đề nữa được đề cập đến là "hệ thống pháo – tên lửa tích hợp", đây là một xu hướng quân sự xuất hiện sau năm 2010. Những cái nổi tiếng hơn là pháo Tunguska, Pantsir-S1 của Nga, MACHBET của Israel, v.v. Đặc điểm của những hệ thống này là nó có thể phóng tên lửa để đánh chặn và nó cũng có thể sử dụng pháo phòng không bắn nhanh. Trên thực tế, hệ thống pháo – tên lửa tích hợp “2 trong 1” vẫn là một hệ thống đánh chặn phòng thủ tầm gần, và nhiệm vụ chính của chúng là chống lại các mục tiêu tầm trung, tầm thấp và tầm cực thấp. Trong các hệ thống pháo – tên lửa tích hợp, thì tên lửa phụ trách tiêu diệt mục tiêu tầm trung, pháo phòng không phụ trách tầm thấp và cực thấp; hai loại vũ khí được tích hợp trong một bộ điều khiển hỏa lực, tạo thành mạng lưới phòng không hoàn hảo hơn. Và đôi khi khi đối phó với các mục tiêu như máy bay không người lái giá rẻ hoặc máy bay trực thăng có tiết diện lớn, dễ trúng hơn; thì pháo phòng không có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời tiết kiệm được những tên lửa đắt tiền.Nếu gặp phải chế áp điện tử không có lợi cho hoạt động của tên lửa đánh chặn, thì pháo phòng không vẫn có thể “giằng co” vài lần. Khi tên lửa không kịp phản ứng, hệ thống pháo phòng không cũng có thể thực hiện ứng cứu. Ngoài hệ thống pháo – tên lửa tích hợp, thực tế trên chiến trường còn có nhiều hệ thống pháo phòng không tự hành chuyên dụng, chúng đi cùng với sự di chuyển của bộ đội cơ giới và sử dụng pháo phòng không bắn nhanh để chế áp các mục tiêu tầm thấp. Ngoài ra còn nhiều loại pháo phòng không thông thường, chức năng chỉ là phòng thủ vị trí cố định; nhưng nếu vận dụng linh hoạt, có thể gây sát thương tốt cho các mục tiêu tầm thấp như máy bay trực thăng hay UAV.Ví dụ, trong chiến tranh Iraq, quân đội Iraq đã sử dụng chiến thuật tập kích, phục kích bằng nhiều tổ hợp pháo phòng không và súng máy trên đường tuần tra của cụm trực thăng Apache của Mỹ; bắn bị thương và bắn rơi thành công nhiều trực thăng vũ trang. Trong các cuộc chiến tranh những năm gần đây, máy bay không người lái (UAV) ngày càng trở thành mục tiêu được chú ý nhiều hơn, vì vậy pháo phòng không đã thực sự được giao trách nhiệm mới. Do vậy không thể từ bỏ vũ khí phòng không rẻ tiền và đã được khẳng định trên chiến trường như pháo phòng không.
Thứ nhất có thể khẳng định, trong điều kiện tác chiến hiện đại, pháo phòng không vẫn là hỏa lực phòng không quan trọng; nhất là của lực lượng phòng không lục quân.
Thứ hai, pháo phòng không hiện đại đã thay đổi từ nhiệm vụ phòng không toàn diện trong Thế chiến II, sang nhiệm vụ phòng không tầm thấp và phòng thủ tầm gần chống tên lửa.
Thứ ba, sự thay đổi nhiệm vụ tác chiến và công nghệ, đã khiến pháo phòng không cỡ nòng lớn biến mất khỏi vũ khí hiện đại, và những loại pháo phòng không hiện đại đều là pháo cỡ nòng nhỏ, có tốc độ bắn nhanh.
Thứ tư, các loại hải pháo chủ lực của tàu chiến hiện đại, đều có khả năng cao xạ đối không. Ngoài nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước, ngoài ra có nhiệm vụ phòng không thực sự.
Thứ năm, lực lượng phòng không lục quân được trang bị pháo phòng không tự hành, khi cần có thể chi viện hỏa lực trực tiếp cho lực lượng bộ binh chiến đấu rất hiệu quả.
Năm nhiệm vụ trên rất quan trọng với lực lượng pháo phòng không hiện nay; nói tóm lại, pháo phòng không đã không bị loại khỏi biên chế của quân đội hiện đại; nhưng nó được cơ giới hóa, tự động hóa và đa nhiệm hơn.
Có thể tham khảo pháo phòng không bắn nhanh Phalanx của hải quân Mỹ hay các loại pháo phòng không tầm gần như 1130 và Kashtan của Hải quân Nga, chúng đều là những ví dụ cho việc sử dụng pháo phòng không trong tác chiến hiện đại.
Những khẩu pháo phòng không bắn nhanh cỡ nòng nhỏ trên, tạo thành lưới lửa phòng không cuối cùng của tàu chiến; nếu tên lửa đánh chặn do hệ thống phòng không chống tên lửa, không bắn hạ được tên lửa chống hạm do đối phương phóng đi, thì pháo phòng không cỡ nhỏ là sát thủ cuối cùng, bảo vệ an toàn của con tàu, khi tên lửa đánh chặn đã bất lực.
Vấn đề nữa được đề cập đến là "hệ thống pháo – tên lửa tích hợp", đây là một xu hướng quân sự xuất hiện sau năm 2010. Những cái nổi tiếng hơn là pháo Tunguska, Pantsir-S1 của Nga, MACHBET của Israel, v.v. Đặc điểm của những hệ thống này là nó có thể phóng tên lửa để đánh chặn và nó cũng có thể sử dụng pháo phòng không bắn nhanh.
Trên thực tế, hệ thống pháo – tên lửa tích hợp “2 trong 1” vẫn là một hệ thống đánh chặn phòng thủ tầm gần, và nhiệm vụ chính của chúng là chống lại các mục tiêu tầm trung, tầm thấp và tầm cực thấp.
Trong các hệ thống pháo – tên lửa tích hợp, thì tên lửa phụ trách tiêu diệt mục tiêu tầm trung, pháo phòng không phụ trách tầm thấp và cực thấp; hai loại vũ khí được tích hợp trong một bộ điều khiển hỏa lực, tạo thành mạng lưới phòng không hoàn hảo hơn.
Và đôi khi khi đối phó với các mục tiêu như máy bay không người lái giá rẻ hoặc máy bay trực thăng có tiết diện lớn, dễ trúng hơn; thì pháo phòng không có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời tiết kiệm được những tên lửa đắt tiền.
Nếu gặp phải chế áp điện tử không có lợi cho hoạt động của tên lửa đánh chặn, thì pháo phòng không vẫn có thể “giằng co” vài lần. Khi tên lửa không kịp phản ứng, hệ thống pháo phòng không cũng có thể thực hiện ứng cứu.
Ngoài hệ thống pháo – tên lửa tích hợp, thực tế trên chiến trường còn có nhiều hệ thống pháo phòng không tự hành chuyên dụng, chúng đi cùng với sự di chuyển của bộ đội cơ giới và sử dụng pháo phòng không bắn nhanh để chế áp các mục tiêu tầm thấp.
Ngoài ra còn nhiều loại pháo phòng không thông thường, chức năng chỉ là phòng thủ vị trí cố định; nhưng nếu vận dụng linh hoạt, có thể gây sát thương tốt cho các mục tiêu tầm thấp như máy bay trực thăng hay UAV.
Ví dụ, trong chiến tranh Iraq, quân đội Iraq đã sử dụng chiến thuật tập kích, phục kích bằng nhiều tổ hợp pháo phòng không và súng máy trên đường tuần tra của cụm trực thăng Apache của Mỹ; bắn bị thương và bắn rơi thành công nhiều trực thăng vũ trang.
Trong các cuộc chiến tranh những năm gần đây, máy bay không người lái (UAV) ngày càng trở thành mục tiêu được chú ý nhiều hơn, vì vậy pháo phòng không đã thực sự được giao trách nhiệm mới. Do vậy không thể từ bỏ vũ khí phòng không rẻ tiền và đã được khẳng định trên chiến trường như pháo phòng không.