Trong tháng 8 và tháng 9, Triều Tiên liên tiếp có những vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa khiến không những các nước trong khu vực mà cả thế giới phải kinh ngạc trước những vụ thử tên lửa tần suất cực cao này. Nguồn ảnh: Times.Chưa kể tới việc, các tên lửa của Triều Tiên càng ngày càng bay xa hơn, cao hơn và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia hơn thì tần suất "mỗi tháng ít nhất một trái" cũng khiến nhiều quốc gia trong khu vực phải "đau đầu" tìm cách đối phó. Nguồn ảnh: CNN.Điểm kỳ lạ đó là, trong suốt 70 ngày qua kể từ lần thử nghiệm cuối cùng vào hôm 15/9, tới tận hôm nay, ngày 29/11 phía Triều Tiên mới lại thực hiện một vụ phóng tên lửa tiếp theo. Vậy nguyên nhân là do đâu? Nguồn ảnh: Sputnik.Có rất nhiều giả thiết khác nhau về sự "giãn" thời gian lần thử tên lửa này của Bình Nhưỡng, tuy nhiên giả thiết được cho là hợp lý và được nhiều nhà phân tích đồng thuận nhất cho tới thời điểm hiện tại chính là do Triều Tiên vẫn chưa tìm được cách chế tạo vật liệu cách nhiệt giúp tên lửa của họ quay trở lại quỹ đạo Trái Đất. Nguồn ảnh: DS.Cụ thể, sau khi tên lửa đạt đến độ cao vài trăm hay thậm chí cả nghìn kilomets, quá trình quay lại quỹ đạo Trái Đất của sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn trên thân vỏ tên lửa do ma sát với không khí khi tên lửa quay lại quỹ đạo sẽ lớn hơn rất nhiều khi chúng bay lên. Nguồn ảnh: CNN.Điểm khó khăn nhất ở đây chính là cần phải có được vật liệu cách nhiệt đủ tốt để bảo vệ đầu đạn mà tên lửa mang theo, có thể chịu được nhiệt độ lên tới 3000 độ C khi nó quay trở lại quỹ đạo Trái Đất từ độ cao hàng trăm kilomets và dường như tên lửa Bình Nhưỡng đang bị "vướng" ở khâu này. Nguồn ảnh: Mobile.Bằng chứng là trong các vụ phóng thử tên lửa gần đây, các tên lửa của Triều Tiên đều chỉ đạt độ cao hơn trên dưới 3.000km, trong khi đó đợt phóng thử ngày 29/11 tên lửa của họ đã có thể đạt tới độ cao hơn 4.000km, cao nhất trong lịch sử thử tên lửa của Bình Nhưỡng, và độ cao này gấp 10 lần so với vị trí Trạm Vũ trụ Quốc tế. Nguồn ảnh: Times.Vậy trong suốt thời gian "hoãn" phóng khoảng 70 ngày qua, Triều Tiên đã tìm được cách bảo vệ các tên lửa của mình bằng một loại vật liệu cách nhiệt mới do nước này tự chế tạo và họ thực sự đã thành công trong lần phóng thử nghiệm ngày 29/11. Nguồn ảnh: CNN.Theo thông tin ban đầu có được, tên lửa Triều Tiên được phóng đi vào lúc lúc 3h17 sáng ngày 29/11 từ khu vực quanh thị trấn Pyongsong, đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Quả tên lửa trên đã bay xa khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản sau hành trình bay kéo dài 50 phút, đỉnh độ cao nó đạt được trong cả hành trình bay ước tính lên đến 4.500km. Nguồn ảnh: Aljazeera.Hiện vẫn chưa rõ đây đã phải là vụ thử tên lửa cuối cùng trong năm nay của Bình Nhưỡng hay chưa khi mà phải chờ tới hơn 30 ngày nữa, năm 2017 mới kết thúc và Triều Tiên dường như vẫn có đủ thời gian để thực hiện thêm một lần phóng thử nữa. Nguồn ảnh: BBC.Mời độc giả xem video: Triều Tiên phóng thử tên lửa sáng ngày hôm nay, 29/11/2017. Nguồn: Foxnews.
Trong tháng 8 và tháng 9, Triều Tiên liên tiếp có những vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa khiến không những các nước trong khu vực mà cả thế giới phải kinh ngạc trước những vụ thử tên lửa tần suất cực cao này. Nguồn ảnh: Times.
Chưa kể tới việc, các tên lửa của Triều Tiên càng ngày càng bay xa hơn, cao hơn và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia hơn thì tần suất "mỗi tháng ít nhất một trái" cũng khiến nhiều quốc gia trong khu vực phải "đau đầu" tìm cách đối phó. Nguồn ảnh: CNN.
Điểm kỳ lạ đó là, trong suốt 70 ngày qua kể từ lần thử nghiệm cuối cùng vào hôm 15/9, tới tận hôm nay, ngày 29/11 phía Triều Tiên mới lại thực hiện một vụ phóng tên lửa tiếp theo. Vậy nguyên nhân là do đâu? Nguồn ảnh: Sputnik.
Có rất nhiều giả thiết khác nhau về sự "giãn" thời gian lần thử tên lửa này của Bình Nhưỡng, tuy nhiên giả thiết được cho là hợp lý và được nhiều nhà phân tích đồng thuận nhất cho tới thời điểm hiện tại chính là do Triều Tiên vẫn chưa tìm được cách chế tạo vật liệu cách nhiệt giúp tên lửa của họ quay trở lại quỹ đạo Trái Đất. Nguồn ảnh: DS.
Cụ thể, sau khi tên lửa đạt đến độ cao vài trăm hay thậm chí cả nghìn kilomets, quá trình quay lại quỹ đạo Trái Đất của sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn trên thân vỏ tên lửa do ma sát với không khí khi tên lửa quay lại quỹ đạo sẽ lớn hơn rất nhiều khi chúng bay lên. Nguồn ảnh: CNN.
Điểm khó khăn nhất ở đây chính là cần phải có được vật liệu cách nhiệt đủ tốt để bảo vệ đầu đạn mà tên lửa mang theo, có thể chịu được nhiệt độ lên tới 3000 độ C khi nó quay trở lại quỹ đạo Trái Đất từ độ cao hàng trăm kilomets và dường như tên lửa Bình Nhưỡng đang bị "vướng" ở khâu này. Nguồn ảnh: Mobile.
Bằng chứng là trong các vụ phóng thử tên lửa gần đây, các tên lửa của Triều Tiên đều chỉ đạt độ cao hơn trên dưới 3.000km, trong khi đó đợt phóng thử ngày 29/11 tên lửa của họ đã có thể đạt tới độ cao hơn 4.000km, cao nhất trong lịch sử thử tên lửa của Bình Nhưỡng, và độ cao này gấp 10 lần so với vị trí Trạm Vũ trụ Quốc tế. Nguồn ảnh: Times.
Vậy trong suốt thời gian "hoãn" phóng khoảng 70 ngày qua, Triều Tiên đã tìm được cách bảo vệ các tên lửa của mình bằng một loại vật liệu cách nhiệt mới do nước này tự chế tạo và họ thực sự đã thành công trong lần phóng thử nghiệm ngày 29/11. Nguồn ảnh: CNN.
Theo thông tin ban đầu có được, tên lửa Triều Tiên được phóng đi vào lúc lúc 3h17 sáng ngày 29/11 từ khu vực quanh thị trấn Pyongsong, đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Quả tên lửa trên đã bay xa khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản sau hành trình bay kéo dài 50 phút, đỉnh độ cao nó đạt được trong cả hành trình bay ước tính lên đến 4.500km. Nguồn ảnh: Aljazeera.
Hiện vẫn chưa rõ đây đã phải là vụ thử tên lửa cuối cùng trong năm nay của Bình Nhưỡng hay chưa khi mà phải chờ tới hơn 30 ngày nữa, năm 2017 mới kết thúc và Triều Tiên dường như vẫn có đủ thời gian để thực hiện thêm một lần phóng thử nữa. Nguồn ảnh: BBC.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên phóng thử tên lửa sáng ngày hôm nay, 29/11/2017. Nguồn: Foxnews.