Đầu tiên, cần phải khẳng định quân đội Trung Hoa Dân Quốc thời kỳ này sử dụng mũ sắt Stahlhelm và súng trường Kar-98 tất cả đều là hàng "chính chủ" do Đức cung cấp chứ không phải "hàng nhái". Nguồn ảnh: Baidu.Đơn giản là do trước đó vào giai đoạn những năm 30 của thế kỷ trước, quân đội non trẻ Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã học hỏi từ quân đội Đức. Nguồn ảnh: Baidu.Vào thời điểm này, Trung Quốc là một quốc gia có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng lại không hề có vị thế trên trường quốc tế. Việc hợp tác về mặt quân sự với các cường quốc như Pháp, Anh, Mỹ hay Liên Xô để củng cố sức mạnh quân sự khiến Trung Quốc bị bất lợi và phải đánh đổi nhiều thứ. Nguồn ảnh: Baidu.Khi này, Đức là một sự lựa chọn rất khôn ngoan của Trung Quốc khi muốn cải cách quân đội. Không những là một quốc gia với trình độ khoa học tiên tiến, Đức khi này còn gần như bị cô lập ở châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Baidu.Hoàn cảnh của Đức khiến Trung Quốc lựa chọn đây sẽ là quốc gia hợp tác quan hệ quốc phòng đôi bên cùng có lợi và không chịu đánh đổi quá nhiều trên bàn đàm phán. Nguồn ảnh: Baidu.Đức khi này cũng đang tìm cách xây dựng lại quân đội và quốc gia sau Chiến tranh Thế giới nhưng lại thiếu nguyên liệu thô - thứ mà Trung Quốc lúc này có thừa. Nguồn ảnh: Baidu.Vậy nên, một thoả thuận hợp tác giữa hai quốc gia đã được đưa ra. Theo đó, Đức sẽ được nhập khẩu nguyên liệu thô với giá cực rẻ từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: Baidu.Đổi lại, Đức sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc trang bị vũ khí, các thiết bị quân dụng và cử chuyên gia, cố vấn sang Trung Quốc giúp nước này phát triển về mặt quốc phòng. Nguồn ảnh: Baidu.Cho tới khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, Trung Quốc quyết định theo phe Đồng minh chống Nhật, mối quan hệ giữa nước này với Đức khi đó mới kết thúc. Nguồn ảnh: Baidu.Tuy nhiên trong vòng gần 10 năm, số lượng quân trang, vũ khí quân sự và học thuyết chiến tranh Đức đã "ăn sâu" vào tư tưởng quân sự của quân đội Trung Hoa Dân Quốc, khiến cho đội quân này nhìn qua không khác gì quân đội Đức quốc xã ở châu Âu. Nguồn ảnh: Baidu.Về cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi được Mỹ, Liên Xô và Anh viện trợ hàng hoá, vũ khí, số lượng quân trang, quân dụng theo chuẩn Đức trong biên chế Trung Hoa Dân Quốc mới ít dần đi. Nguồn ảnh: Baidu.Tuy nhiên những loại vũ khí, quân trang này tiếp tục được sử dụng với số lượng nhỏ trong cả Nội chiến Trung Quốc cho tới tận Chiến tranh Triều Tiên sau này. Nguồn ảnh: Baidu.Quân đội Trung Quốc tham chiến chống Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Đầu tiên, cần phải khẳng định quân đội Trung Hoa Dân Quốc thời kỳ này sử dụng mũ sắt Stahlhelm và súng trường Kar-98 tất cả đều là hàng "chính chủ" do Đức cung cấp chứ không phải "hàng nhái". Nguồn ảnh: Baidu.
Đơn giản là do trước đó vào giai đoạn những năm 30 của thế kỷ trước, quân đội non trẻ Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã học hỏi từ quân đội Đức. Nguồn ảnh: Baidu.
Vào thời điểm này, Trung Quốc là một quốc gia có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng lại không hề có vị thế trên trường quốc tế. Việc hợp tác về mặt quân sự với các cường quốc như Pháp, Anh, Mỹ hay Liên Xô để củng cố sức mạnh quân sự khiến Trung Quốc bị bất lợi và phải đánh đổi nhiều thứ. Nguồn ảnh: Baidu.
Khi này, Đức là một sự lựa chọn rất khôn ngoan của Trung Quốc khi muốn cải cách quân đội. Không những là một quốc gia với trình độ khoa học tiên tiến, Đức khi này còn gần như bị cô lập ở châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Baidu.
Hoàn cảnh của Đức khiến Trung Quốc lựa chọn đây sẽ là quốc gia hợp tác quan hệ quốc phòng đôi bên cùng có lợi và không chịu đánh đổi quá nhiều trên bàn đàm phán. Nguồn ảnh: Baidu.
Đức khi này cũng đang tìm cách xây dựng lại quân đội và quốc gia sau Chiến tranh Thế giới nhưng lại thiếu nguyên liệu thô - thứ mà Trung Quốc lúc này có thừa. Nguồn ảnh: Baidu.
Vậy nên, một thoả thuận hợp tác giữa hai quốc gia đã được đưa ra. Theo đó, Đức sẽ được nhập khẩu nguyên liệu thô với giá cực rẻ từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: Baidu.
Đổi lại, Đức sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc trang bị vũ khí, các thiết bị quân dụng và cử chuyên gia, cố vấn sang Trung Quốc giúp nước này phát triển về mặt quốc phòng. Nguồn ảnh: Baidu.
Cho tới khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, Trung Quốc quyết định theo phe Đồng minh chống Nhật, mối quan hệ giữa nước này với Đức khi đó mới kết thúc. Nguồn ảnh: Baidu.
Tuy nhiên trong vòng gần 10 năm, số lượng quân trang, vũ khí quân sự và học thuyết chiến tranh Đức đã "ăn sâu" vào tư tưởng quân sự của quân đội Trung Hoa Dân Quốc, khiến cho đội quân này nhìn qua không khác gì quân đội Đức quốc xã ở châu Âu. Nguồn ảnh: Baidu.
Về cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi được Mỹ, Liên Xô và Anh viện trợ hàng hoá, vũ khí, số lượng quân trang, quân dụng theo chuẩn Đức trong biên chế Trung Hoa Dân Quốc mới ít dần đi. Nguồn ảnh: Baidu.
Tuy nhiên những loại vũ khí, quân trang này tiếp tục được sử dụng với số lượng nhỏ trong cả Nội chiến Trung Quốc cho tới tận Chiến tranh Triều Tiên sau này. Nguồn ảnh: Baidu.
Quân đội Trung Quốc tham chiến chống Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.