Xương sống của các đơn vị xe tăng Nga hiện nay là các biến thể hiện đại hóa của T-72 tiên tiến, được bổ sung với số lượng ít xe tăng T-80 (đã được hiện đại hóa) và T-90. Loại xe tăng tiên tiến nhất của Quân đội Nga là T-90M, đã được triển khai tới Ukraine với số lượng nhỏ từ cuối tháng 4.Việc triển khai xe tăng chủ lực T-62 cũ hơn nhiều, đã được truyền thông phương Tây đánh giá như một dấu hiệu cho thấy, lực lượng xe tăng của Nga đã bị suy giảm nghiêm trọng trong cuộc xung đột và nước này đang nhanh chóng thua cuộc trong cuộc chiến ở Ukraine? Mặc dù quân Nga đang có những đột phá lớn, trên chiến tuyến phía Đông Ukraine. Đánh giá về khả năng kỹ chiến thuật của xe tăng T-62 và những ưu điểm của nó so với xe tăng chủ lực T-72, cũng như lý do tại sao trước đó Nga đã đưa xe tăng ra khỏi lực lượng dự bị vào năm 2016, làm cơ sở khoa học để đánh giá khách quan, tại sao Nga lại đưa xe tăng T-62 tới chiến trường Ukraine, thay vì những loại xe tăng mới hơn.Mặc dù dự trữ quốc gia về xe tăng T-72 và T-80 của Nga (còn mới 100%), được cho là lên tới hàng nghìn chiếc; nhưng có nhiều lý do khiến loại xe tăng cũ hơn như T-62, có thể phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại của Nga tại Ukraine.Trước đó, từ năm 2016, Nga đã đưa xe tăng T-62 ra khỏi kho dự trữ để trang bị cho Sư đoàn xe tăng 5 của Quân đội Syria mới thành lập, để chống nổi dậy.Do các đơn vị của Sư đoàn 5 Quân đội Syria, chủ yếu do các sĩ quan Nga chỉ đạo và phần lớn gồm binh lính mới được tuyển dụng, còn ít kinh nghiệm; nên T-62 được coi là loại xe tăng phù hợp hơn, do nhu cầu bảo dưỡng thấp và dễ sử dụng hơn.Tuy nhiên, một nhược điểm chính của T-62 là thiết kế là nó cần kíp xe 4 người, thay vì 3 người như các loại xe tăng T-72/80/90, do không được trang bị bộ nạp đạn tự động; đây là vấn đề mà tất cả các xe tăng phương Tây phát triển (trừ Pháp), đang phải đối mặt.Một lý do khác là vũ khí chính là khẩu pháo trên xe tăng T-62 có cỡ nòng 115mm, nhỏ hơn so với khẩu 125mm trên tất cả các thiết kế xe tăng tiếp theo của Nga, nên có sức công phá kém hơn đáng kể.Hiện Quân đội Nga rất khó sử dụng xe tăng T-62 ở Ukraine vì một số lý do như yêu cầu về tổ lái 4 người của loại xe tăng này, khiến làm thâm hụt thêm số lượng binh lính, vốn đã hạn chế của Nga.Hơn nữa, nguồn cung cấp xe tăng T-72, T-80 của Quân đội Nga còn nguồn trong kho dự trữ rất lớn. Bên cạnh đó, số thợ kỹ thuật và lính tăng Nga hiện nay, không được đào tạo về khai thác loại xe tăng như T-62.Như vậy, nhiều khả năng những chiếc xe tăng T-62 sẽ được sử dụng để trang bị cho các lực lượng dân quân Ukraine thân Nga, để cho phép họ nhanh chóng thành lập các đơn vị xe tăng mới, dưới sự giám sát của Nga, giống như đã từng làm với Sư đoàn 5 của Quân đội Syria.Do các đơn vị dân quân thân Nga, dự kiến được tuyển chọn từ những người chưa có kinh nghiệm sử dụng xe tăng, nên T-62 sẽ không yêu cầu huấn luyện quá phức tạp, như trường hợp của các đơn vị xe tăng của Quân đội Nga.Không chỉ các đơn vị xe tăng của Ukraine còn kém xa so với trình độ hiện đại, mà còn chủ yếu dựa vào những biến thể của xe tăng T-64, được sản xuất vào những năm 1970. Trên thực tế, lực lượng xe tăng của Ukraine, đóng một vai trò rất hạn chế trong cuộc xung đột.Như vậy những chiếc xe tăng T-62 mà Nga trang bị cho lực lượng dân quân thân Nga, chủ yếu sẽ được triển khai chống lại bộ binh và xe thiết giáp hạng nhẹ; nên sự khác biệt về hỏa lực so với xe tăng T-72 không có nhiều ý nghĩa.Xe tăng T-62M được cải tiến, nâng cấp từ đầu thập niên 1980, khi các biến thể tiên tiến hơn của T-72 và T-80 bắt đầu được đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô, song song với các loại xe tăng mới của phương Tây như M1 Abrams của Mỹ và Leopard II của Đức.Một gói nâng cấp đã được được phát triển cho T-62, giúp cho nó có thể chiến đấu tốt hơn trên chiến trường, khi đối mặt với những xe tăng hiện đại hơn. Giáp tăng cường, động cơ mạnh hơn và hệ thống điều khiển hỏa lực mới là những cải tiến chính được thực hiện.Mặc dù xe tăng T-62 vẫn thiếu các tính năng hiện đại như kính ngắm ảnh nhiệt, được thấy trên tất cả các xe tăng hiện tại của Nga. Ưu điểm chính của T-62M là nó có thể được sử dụng bởi những binh lính mới được tuyển dụng, mà không cần đào tạo hoặc kinh nghiệm đáng kể.Chính vì lý do này, khiến T-62 được ưu tiên hơn, để trang bị cho các lực lượng dân quân thân Nga ở miền Đông Ukraine. Việc tăng cường các lực lượng đồng minh trong khu vực, sẽ giúp giảm áp lực lên Quân đội Nga, nhất là việc phòng ngự tuyến sau; đồng thời rút những xe tăng hiện đại hơn ra tuyến trước.Việc Nga tăng cường sức mạnh cho lực lượng dân quân ở phía đông, có thể được coi là bước đi hợp lý tiếp theo đối với Moscow, khi các lực lượng dân quân thân Nga tiếp tục củng cố vị trí của họ trong Donbass và sẽ quản lý vùng lãnh thổ này, khi Nga hoàn thành chiến dịch quân sự đặc biệt và rút dần quân về nước.
Xương sống của các đơn vị xe tăng Nga hiện nay là các biến thể hiện đại hóa của T-72 tiên tiến, được bổ sung với số lượng ít xe tăng T-80 (đã được hiện đại hóa) và T-90. Loại xe tăng tiên tiến nhất của Quân đội Nga là T-90M, đã được triển khai tới Ukraine với số lượng nhỏ từ cuối tháng 4.
Việc triển khai xe tăng chủ lực T-62 cũ hơn nhiều, đã được truyền thông phương Tây đánh giá như một dấu hiệu cho thấy, lực lượng xe tăng của Nga đã bị suy giảm nghiêm trọng trong cuộc xung đột và nước này đang nhanh chóng thua cuộc trong cuộc chiến ở Ukraine? Mặc dù quân Nga đang có những đột phá lớn, trên chiến tuyến phía Đông Ukraine.
Đánh giá về khả năng kỹ chiến thuật của xe tăng T-62 và những ưu điểm của nó so với xe tăng chủ lực T-72, cũng như lý do tại sao trước đó Nga đã đưa xe tăng ra khỏi lực lượng dự bị vào năm 2016, làm cơ sở khoa học để đánh giá khách quan, tại sao Nga lại đưa xe tăng T-62 tới chiến trường Ukraine, thay vì những loại xe tăng mới hơn.
Mặc dù dự trữ quốc gia về xe tăng T-72 và T-80 của Nga (còn mới 100%), được cho là lên tới hàng nghìn chiếc; nhưng có nhiều lý do khiến loại xe tăng cũ hơn như T-62, có thể phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại của Nga tại Ukraine.
Trước đó, từ năm 2016, Nga đã đưa xe tăng T-62 ra khỏi kho dự trữ để trang bị cho Sư đoàn xe tăng 5 của Quân đội Syria mới thành lập, để chống nổi dậy.
Do các đơn vị của Sư đoàn 5 Quân đội Syria, chủ yếu do các sĩ quan Nga chỉ đạo và phần lớn gồm binh lính mới được tuyển dụng, còn ít kinh nghiệm; nên T-62 được coi là loại xe tăng phù hợp hơn, do nhu cầu bảo dưỡng thấp và dễ sử dụng hơn.
Tuy nhiên, một nhược điểm chính của T-62 là thiết kế là nó cần kíp xe 4 người, thay vì 3 người như các loại xe tăng T-72/80/90, do không được trang bị bộ nạp đạn tự động; đây là vấn đề mà tất cả các xe tăng phương Tây phát triển (trừ Pháp), đang phải đối mặt.
Một lý do khác là vũ khí chính là khẩu pháo trên xe tăng T-62 có cỡ nòng 115mm, nhỏ hơn so với khẩu 125mm trên tất cả các thiết kế xe tăng tiếp theo của Nga, nên có sức công phá kém hơn đáng kể.
Hiện Quân đội Nga rất khó sử dụng xe tăng T-62 ở Ukraine vì một số lý do như yêu cầu về tổ lái 4 người của loại xe tăng này, khiến làm thâm hụt thêm số lượng binh lính, vốn đã hạn chế của Nga.
Hơn nữa, nguồn cung cấp xe tăng T-72, T-80 của Quân đội Nga còn nguồn trong kho dự trữ rất lớn. Bên cạnh đó, số thợ kỹ thuật và lính tăng Nga hiện nay, không được đào tạo về khai thác loại xe tăng như T-62.
Như vậy, nhiều khả năng những chiếc xe tăng T-62 sẽ được sử dụng để trang bị cho các lực lượng dân quân Ukraine thân Nga, để cho phép họ nhanh chóng thành lập các đơn vị xe tăng mới, dưới sự giám sát của Nga, giống như đã từng làm với Sư đoàn 5 của Quân đội Syria.
Do các đơn vị dân quân thân Nga, dự kiến được tuyển chọn từ những người chưa có kinh nghiệm sử dụng xe tăng, nên T-62 sẽ không yêu cầu huấn luyện quá phức tạp, như trường hợp của các đơn vị xe tăng của Quân đội Nga.
Không chỉ các đơn vị xe tăng của Ukraine còn kém xa so với trình độ hiện đại, mà còn chủ yếu dựa vào những biến thể của xe tăng T-64, được sản xuất vào những năm 1970. Trên thực tế, lực lượng xe tăng của Ukraine, đóng một vai trò rất hạn chế trong cuộc xung đột.
Như vậy những chiếc xe tăng T-62 mà Nga trang bị cho lực lượng dân quân thân Nga, chủ yếu sẽ được triển khai chống lại bộ binh và xe thiết giáp hạng nhẹ; nên sự khác biệt về hỏa lực so với xe tăng T-72 không có nhiều ý nghĩa.
Xe tăng T-62M được cải tiến, nâng cấp từ đầu thập niên 1980, khi các biến thể tiên tiến hơn của T-72 và T-80 bắt đầu được đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô, song song với các loại xe tăng mới của phương Tây như M1 Abrams của Mỹ và Leopard II của Đức.
Một gói nâng cấp đã được được phát triển cho T-62, giúp cho nó có thể chiến đấu tốt hơn trên chiến trường, khi đối mặt với những xe tăng hiện đại hơn. Giáp tăng cường, động cơ mạnh hơn và hệ thống điều khiển hỏa lực mới là những cải tiến chính được thực hiện.
Mặc dù xe tăng T-62 vẫn thiếu các tính năng hiện đại như kính ngắm ảnh nhiệt, được thấy trên tất cả các xe tăng hiện tại của Nga. Ưu điểm chính của T-62M là nó có thể được sử dụng bởi những binh lính mới được tuyển dụng, mà không cần đào tạo hoặc kinh nghiệm đáng kể.
Chính vì lý do này, khiến T-62 được ưu tiên hơn, để trang bị cho các lực lượng dân quân thân Nga ở miền Đông Ukraine. Việc tăng cường các lực lượng đồng minh trong khu vực, sẽ giúp giảm áp lực lên Quân đội Nga, nhất là việc phòng ngự tuyến sau; đồng thời rút những xe tăng hiện đại hơn ra tuyến trước.
Việc Nga tăng cường sức mạnh cho lực lượng dân quân ở phía đông, có thể được coi là bước đi hợp lý tiếp theo đối với Moscow, khi các lực lượng dân quân thân Nga tiếp tục củng cố vị trí của họ trong Donbass và sẽ quản lý vùng lãnh thổ này, khi Nga hoàn thành chiến dịch quân sự đặc biệt và rút dần quân về nước.