Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn nửa năm, Quân đội Nga thực hiện bảy tám trăm đợt pháo kích vào các vị trí của Quân đội Ukraine mỗi ngày và pháo binh vẫn là hỏa lực lục quân chủ yếu của Quân đội Nga trên chiến trường hiện nay.So với các loại pháo tầm xa tiên tiến của phương Tây, độ chính xác của đạn pháo Nga kém hơn, nhưng Quân đội Nga có kho dự trữ đạn pháo khổng lồ; điều này bù lại khuyết điểm là độ chính xác kém, cho phép Quân đội Nga duy trì một cuộc tấn công mãnh liệt trong thời gian dài.Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, Pháo binh của quân Nga hàng ngày nã hàng nghìn quả đạn về phía các trận địa của Quân đội Ukraine, nhưng họ chưa có dấu hiệu ngưng nghỉ. Chiến thuật bắn phá “trải thảm” này của Quân đội Nga, đã khiến Quân đội Ukraine cảm thấy tuyệt vọng vô cùng.Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine Zaluzhny cho biết, tình hình chiến tuyến đang rất căng thẳng. Quân đội Nga đang tiến dọc chiến tuyến, tuy tiến công rất chậm, nhưng nhìn chung là đạt được thành quả hàng ngày. Quân đội Nga đã thực hiện bảy hoặc tám trăm đợt nã pháo vào các vị trí của Quân đội Ukraine mỗi ngày, và một số lượng lớn đạn pháo đã được trút xuống các vị trí của Quân đội Ukraine. Quân Nga đã cố gắng đẩy quân Ukraine ra khỏi vị trí phòng ngự của họ, bằng những đợt hỏa lực pháo binh kinh hoàng.Tư lệnh Quân đội Ukraine Zaluzhne thẳng thừng nói rằng, nhiều trận địa phòng ngự của Ukraine không thể chịu đựng được những đợt pháo kích như vậy, nhất là trên tuyến phòng ngự Avdeevka-Pesky-Marinka tại chiến trường Donbass. Sự khác biệt lớn nhất giữa quân Nga và các quân đội các nước khác là hành động kiên cường. Dù tình hình có khắc nghiệt đến đâu, quân Nga vẫn tiếp tục nã pháo về phía đối phương. Nếu chưa tiêu diệt được mục tiêu, họ tiếp tục thực hiện bắn phá, đến khi mục tiêu bị tiêu diệt hoàn toàn. Phải nói rằng kho vũ khí mà Liên Xô để lại mà Nga được thừa hưởng quả thực là rất lớn. Xung đột kéo dài đã hơn nửa năm, nhưng pháo binh Nga ngày nào cũng duy trì tấn công cường độ cao, tiêu hao rất nhiều đạn pháo; nhưng hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy kho đạn pháo của Quân đội Nga đã vơi dần. Vậy nguồn đạn pháo mà Liên Xô để lại cho Nga lớn như thế nào? Có thể thấy điều đó từ vụ nổ kho đạn của Nga. Trong những năm gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ nổ kho đạn ở Nga, từ kho đạn nhỏ đến kho đạn lớn.Vào năm 2020, một kho đạn chứa gần 75.000 tấn vũ khí và đạn dược đã phát nổ, và các mảnh vỡ bay xa đến 20 km. Năm 2019, một kho vũ khí thuộc Quân khu Trung tâm của Quân đội Nga đã phát nổ, với lượng thuốc nổ tương đương 58.000 tấn thuốc nổ TNT, và hơn 28.000 người trong bán kính hàng chục km đã phải đi sơ tán để bảo đảm an toàn. Những vụ nổ kho vũ khí của Nga đã làm thất thoát một lượng lớn đạn dược của Quân đội Nga; cộng với số đạn dược tiêu hao trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diện ra, thì lượng đạn tiêu hao của Quân đội Nga nhiều không đếm xuể.Tuy nhiên, ngay cả những điều trên cũng không ảnh hưởng nhiều đến Nga. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã tích trữ một lượng lớn vũ khí và đạn dược để chuẩn bị cho một cuộc xung đột quy mô lớn với các nước phương Tây. Có thể hình dung được di sản quân sự của Nga hiện nay lớn như thế nào. Mặc dù lực lượng chiến đấu mặt đất của Quân đội Nga cũng không có gì nổi bật, nhưng lại được bù đắp bằng việc tận dụng hỏa lực dữ dội của lực lượng pháo binh; nhằm tạo điều kiện cho chiến thuật “chậm và chắc”, hạn chế tối đa thương vong về nhân lực và các phương tiện cơ giới. Các cuộc pháo kích dữ dội của quân Nga đã đánh bật quân phòng thủ của Ukraine ra khỏi các thành phố quan trọng, được đầu tư kiên cố như Severodonetsk và Lyschansk hồi cuối tháng 6 vừa qua; đồng thời khiến lực lượng Ukraine không thể tập trung lực lượng để phản công hiệu quả.Mặc dù Quân đội Nga không thực sự có lợi thế lớn về quân số chiến đấu so với Quân đội Ukraine (vì không được huy động đầy đủ), nhưng Nga có nhiều pháo và đạn hơn và đang thực hiện nhiều vụ bắn phá hơn.Theo báo cáo của RUSI, trung bình các trận địa pháo lựu của Nga tiêu thụ 20.000 viên đạn pháo mỗi ngày, trong khi con số này ở phía Ukraine chỉ là 6.000 viên đạn pháo. Và Ukraine có nguy cơ hết nguồn cung đạn pháo 152 mm và 122mm từ các nguồn dự trữ của Liên Xô trước kia và phải dựa vào các nguồn đạn pháo của phương Tây viện trợ.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn nửa năm, Quân đội Nga thực hiện bảy tám trăm đợt pháo kích vào các vị trí của Quân đội Ukraine mỗi ngày và pháo binh vẫn là hỏa lực lục quân chủ yếu của Quân đội Nga trên chiến trường hiện nay.
So với các loại pháo tầm xa tiên tiến của phương Tây, độ chính xác của đạn pháo Nga kém hơn, nhưng Quân đội Nga có kho dự trữ đạn pháo khổng lồ; điều này bù lại khuyết điểm là độ chính xác kém, cho phép Quân đội Nga duy trì một cuộc tấn công mãnh liệt trong thời gian dài.
Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, Pháo binh của quân Nga hàng ngày nã hàng nghìn quả đạn về phía các trận địa của Quân đội Ukraine, nhưng họ chưa có dấu hiệu ngưng nghỉ. Chiến thuật bắn phá “trải thảm” này của Quân đội Nga, đã khiến Quân đội Ukraine cảm thấy tuyệt vọng vô cùng.
Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine Zaluzhny cho biết, tình hình chiến tuyến đang rất căng thẳng. Quân đội Nga đang tiến dọc chiến tuyến, tuy tiến công rất chậm, nhưng nhìn chung là đạt được thành quả hàng ngày.
Quân đội Nga đã thực hiện bảy hoặc tám trăm đợt nã pháo vào các vị trí của Quân đội Ukraine mỗi ngày, và một số lượng lớn đạn pháo đã được trút xuống các vị trí của Quân đội Ukraine. Quân Nga đã cố gắng đẩy quân Ukraine ra khỏi vị trí phòng ngự của họ, bằng những đợt hỏa lực pháo binh kinh hoàng.
Tư lệnh Quân đội Ukraine Zaluzhne thẳng thừng nói rằng, nhiều trận địa phòng ngự của Ukraine không thể chịu đựng được những đợt pháo kích như vậy, nhất là trên tuyến phòng ngự Avdeevka-Pesky-Marinka tại chiến trường Donbass.
Sự khác biệt lớn nhất giữa quân Nga và các quân đội các nước khác là hành động kiên cường. Dù tình hình có khắc nghiệt đến đâu, quân Nga vẫn tiếp tục nã pháo về phía đối phương. Nếu chưa tiêu diệt được mục tiêu, họ tiếp tục thực hiện bắn phá, đến khi mục tiêu bị tiêu diệt hoàn toàn.
Phải nói rằng kho vũ khí mà Liên Xô để lại mà Nga được thừa hưởng quả thực là rất lớn. Xung đột kéo dài đã hơn nửa năm, nhưng pháo binh Nga ngày nào cũng duy trì tấn công cường độ cao, tiêu hao rất nhiều đạn pháo; nhưng hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy kho đạn pháo của Quân đội Nga đã vơi dần.
Vậy nguồn đạn pháo mà Liên Xô để lại cho Nga lớn như thế nào? Có thể thấy điều đó từ vụ nổ kho đạn của Nga. Trong những năm gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ nổ kho đạn ở Nga, từ kho đạn nhỏ đến kho đạn lớn.
Vào năm 2020, một kho đạn chứa gần 75.000 tấn vũ khí và đạn dược đã phát nổ, và các mảnh vỡ bay xa đến 20 km. Năm 2019, một kho vũ khí thuộc Quân khu Trung tâm của Quân đội Nga đã phát nổ, với lượng thuốc nổ tương đương 58.000 tấn thuốc nổ TNT, và hơn 28.000 người trong bán kính hàng chục km đã phải đi sơ tán để bảo đảm an toàn.
Những vụ nổ kho vũ khí của Nga đã làm thất thoát một lượng lớn đạn dược của Quân đội Nga; cộng với số đạn dược tiêu hao trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diện ra, thì lượng đạn tiêu hao của Quân đội Nga nhiều không đếm xuể.
Tuy nhiên, ngay cả những điều trên cũng không ảnh hưởng nhiều đến Nga. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã tích trữ một lượng lớn vũ khí và đạn dược để chuẩn bị cho một cuộc xung đột quy mô lớn với các nước phương Tây. Có thể hình dung được di sản quân sự của Nga hiện nay lớn như thế nào.
Mặc dù lực lượng chiến đấu mặt đất của Quân đội Nga cũng không có gì nổi bật, nhưng lại được bù đắp bằng việc tận dụng hỏa lực dữ dội của lực lượng pháo binh; nhằm tạo điều kiện cho chiến thuật “chậm và chắc”, hạn chế tối đa thương vong về nhân lực và các phương tiện cơ giới.
Các cuộc pháo kích dữ dội của quân Nga đã đánh bật quân phòng thủ của Ukraine ra khỏi các thành phố quan trọng, được đầu tư kiên cố như Severodonetsk và Lyschansk hồi cuối tháng 6 vừa qua; đồng thời khiến lực lượng Ukraine không thể tập trung lực lượng để phản công hiệu quả.
Mặc dù Quân đội Nga không thực sự có lợi thế lớn về quân số chiến đấu so với Quân đội Ukraine (vì không được huy động đầy đủ), nhưng Nga có nhiều pháo và đạn hơn và đang thực hiện nhiều vụ bắn phá hơn.
Theo báo cáo của RUSI, trung bình các trận địa pháo lựu của Nga tiêu thụ 20.000 viên đạn pháo mỗi ngày, trong khi con số này ở phía Ukraine chỉ là 6.000 viên đạn pháo. Và Ukraine có nguy cơ hết nguồn cung đạn pháo 152 mm và 122mm từ các nguồn dự trữ của Liên Xô trước kia và phải dựa vào các nguồn đạn pháo của phương Tây viện trợ.