Nga đã cho thấy thế nào là chiến thuật sử dụng pháo binh thực sự và thế nào là bão lửa trên chiến trường Ukraine. Có thể thấy qua các bức ảnh được Bộ Quốc phòng Nga công bố, một tiểu đội bộ binh của quân đội Ukraine, phòng ngự trong một đoạn hào ngắn, nhưng đã có hàng trăm miệng hố đạn, do pháo hạng nặng gây ra.Nếu tính cả pháo hạng nhẹ và súng cối, v.v., những loại pháo không thể tạo ra hố đạn lớn, thì chỉ một phần nhỏ công sự phòng ngự cấp tiểu đội bộ binh của Quân đội Ukraine, đã bị hàng trăm quả đạn pháo cỡ lớn bao trùm.Đây là những trận địa pháo tập trung với ưu thế tuyệt đối, mang tính điển hình của Quân đội Nga, để mở đường đột phá và phá hủy các cấu trúc công sự, trận địa kiên cố của Quân đội Ukraine, mà họ đã dày công xây dựng 8 năm qua.Đánh giá các trận pháo kích theo lời kể của binh lính Nga trên tiền tuyến, trong quá trình tác chiến, liên quân Nga thường điều các đơn vị pháo binh đi trước, xây dựng vị trí trận địa vững chắc, sau đó mới bắt đầu bắn phá. Đánh được 3-4 cứ điểm thì tiến hành di chuyển trận địa bắn. Kết quả sau trận pháo kích, là toàn bộ phần trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine đều bị cày xới dữ dội, lực lượng phòng ngự Ukraine không còn sức chống cự. Lúc này, xe tăng và bộ binh của liên quân Nga sẽ bắt đầu tấn công.Theo kinh nghiệm của quân đội Nga, trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine năm 2014, cần có 10 trận địa pháo để tấn công một vị trí phòng thủ cấp đại đội, và lượng đạn pháo tiêu thụ là khoảng 3.000 viên với đạn pháo cỡ nòng 122mm.Nhưng nếu sử dụng lựu pháo tự hành 152mm bắn đạn có hệ thống hỏa lực hiện đại và dùng đạn dẫn đường chính xác, thì 30 quả đạn cũng đủ san phẳng 10 công sự của một vị trí phòng thủ cấp đại đội.Tuy nhiên, số lượng đạn pháo dẫn đường chính xác cao như loại Krasnopol của Nga quá ít, và chỉ được sử dụng cho các hoạt động phản pháo, hoặc phá hủy sở chỉ huy, hỏa điểm và các cây cầu trọng yếu.Cựu Đại tá Khodalyonok, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga cho rằng, từ những năm 1960, lãnh đạo Quân đội Liên Xô lúc đó đã rất “cuồng tín” về sức mạnh của vũ khí hạt nhân và tên lửa; đồng thời bỏ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển pháo binh.Do vậy trong nhiều thập kỷ, việc coi thường sự phát triển pháo binh của lãnh đạo Quân đội Liên Xô, đã dẫn đến việc nhiều cơ quan nghiên cứu pháo binh và nhiều mô hình thử nghiệm pháo rất tiên tiến bị bỏ rơi. Điều này khiến quân đội Nga thiếu các loại pháo tự hành mới và các loại vũ khí dẫn đường chính xác.Trên chiến trường, mối đe dọa lớn nhất đối với quân đội Ukraine là cụm pháo hạng nặng của Nga, khi quân đội Nga có ưu thế tuyệt đối về số lượng pháo binh, với 760 pháo tự hành 152mm 2S19, 931 pháo tự hành 152mm 2S3, và khoảng 1.075 khẩu pháo xe kéo 152mm D-20.Trước sức tấn công của loại pháo hạng nặng này của quân đội Nga, các trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine, dù có được xây dựng kiên cố thế nào, cũng khó lòng chịu được sức phá hủy của những trận địa pháo lớn, bắn với chiến thuật “mưa đạn”.Đặc biệt, pháo binh Nga đã phong tỏa hoàn toàn con đường hậu phương của quân đội Ukraine trên tiền tuyến, đồng thời dùng các đòn tấn công bằng pháo, để cắt đứt đường tiếp tế hậu cần của quân đội Ukraine từ hậu phương đến tiền phương.Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, số lượng đạn pháo trong các kho của Quân đội Liên Xô là gần 75 triệu quả lựu pháo; trong đó Nga được thừa hưởng 45 triệu viên, bằng 60%. Khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu vào tháng 2/2022, quân đội Nga có ít nhất 30 triệu viên đạn pháo sẵn sàng.Trong cuộc xung đột hiện nay, quân đội Nga duy trì hàng chục nghìn đợt pháo kích mỗi ngày, tiêu tốn lượng đạn khổng lồ. Tuy nhiên, có ít nhất hơn 20 triệu quả đạn pháo đang được dự trữ và Quân đội Nga cũng có thể duy trì đợt pháo kích cường độ cao này trong ít nhất 2-3 năm.Các nguồn tin của Ukraine cho biết, các trận địa pháo binh của Nga thường được bố trí ở khoảng cách bằng 2/3 tầm bắn tối đa của từng loại pháo, đồng thời để giảm thiểu nguy cơ bị pháo Ukraine tấn công. Đồng thời mức chính xác cũng được nâng lên, khi pháo binh Nga sử dụng nhiều UAV làm nhiệm vụ trinh sát và các khí tài tính toán phần tử bắn tự động.Cũng theo các thông tin của Bộ quốc phòng Ukraine, các đơn vị pháo binh của Nga còn sử dụng chiến thuật trận địa giả, triển khai các khẩu pháo đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu hoặc bị hỏng hóc không thể sửa chữa. Khi các trận địa pháo chính nổ súng, các trận địa giả này sử dụng thuốc nổ đồng thời, nhằm đánh lừa các đòn phản pháo của Ukraine.
Nga đã cho thấy thế nào là chiến thuật sử dụng pháo binh thực sự và thế nào là bão lửa trên chiến trường Ukraine. Có thể thấy qua các bức ảnh được Bộ Quốc phòng Nga công bố, một tiểu đội bộ binh của quân đội Ukraine, phòng ngự trong một đoạn hào ngắn, nhưng đã có hàng trăm miệng hố đạn, do pháo hạng nặng gây ra.
Nếu tính cả pháo hạng nhẹ và súng cối, v.v., những loại pháo không thể tạo ra hố đạn lớn, thì chỉ một phần nhỏ công sự phòng ngự cấp tiểu đội bộ binh của Quân đội Ukraine, đã bị hàng trăm quả đạn pháo cỡ lớn bao trùm.
Đây là những trận địa pháo tập trung với ưu thế tuyệt đối, mang tính điển hình của Quân đội Nga, để mở đường đột phá và phá hủy các cấu trúc công sự, trận địa kiên cố của Quân đội Ukraine, mà họ đã dày công xây dựng 8 năm qua.
Đánh giá các trận pháo kích theo lời kể của binh lính Nga trên tiền tuyến, trong quá trình tác chiến, liên quân Nga thường điều các đơn vị pháo binh đi trước, xây dựng vị trí trận địa vững chắc, sau đó mới bắt đầu bắn phá. Đánh được 3-4 cứ điểm thì tiến hành di chuyển trận địa bắn.
Kết quả sau trận pháo kích, là toàn bộ phần trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine đều bị cày xới dữ dội, lực lượng phòng ngự Ukraine không còn sức chống cự. Lúc này, xe tăng và bộ binh của liên quân Nga sẽ bắt đầu tấn công.
Theo kinh nghiệm của quân đội Nga, trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine năm 2014, cần có 10 trận địa pháo để tấn công một vị trí phòng thủ cấp đại đội, và lượng đạn pháo tiêu thụ là khoảng 3.000 viên với đạn pháo cỡ nòng 122mm.
Nhưng nếu sử dụng lựu pháo tự hành 152mm bắn đạn có hệ thống hỏa lực hiện đại và dùng đạn dẫn đường chính xác, thì 30 quả đạn cũng đủ san phẳng 10 công sự của một vị trí phòng thủ cấp đại đội.
Tuy nhiên, số lượng đạn pháo dẫn đường chính xác cao như loại Krasnopol của Nga quá ít, và chỉ được sử dụng cho các hoạt động phản pháo, hoặc phá hủy sở chỉ huy, hỏa điểm và các cây cầu trọng yếu.
Cựu Đại tá Khodalyonok, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga cho rằng, từ những năm 1960, lãnh đạo Quân đội Liên Xô lúc đó đã rất “cuồng tín” về sức mạnh của vũ khí hạt nhân và tên lửa; đồng thời bỏ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển pháo binh.
Do vậy trong nhiều thập kỷ, việc coi thường sự phát triển pháo binh của lãnh đạo Quân đội Liên Xô, đã dẫn đến việc nhiều cơ quan nghiên cứu pháo binh và nhiều mô hình thử nghiệm pháo rất tiên tiến bị bỏ rơi. Điều này khiến quân đội Nga thiếu các loại pháo tự hành mới và các loại vũ khí dẫn đường chính xác.
Trên chiến trường, mối đe dọa lớn nhất đối với quân đội Ukraine là cụm pháo hạng nặng của Nga, khi quân đội Nga có ưu thế tuyệt đối về số lượng pháo binh, với 760 pháo tự hành 152mm 2S19, 931 pháo tự hành 152mm 2S3, và khoảng 1.075 khẩu pháo xe kéo 152mm D-20.
Trước sức tấn công của loại pháo hạng nặng này của quân đội Nga, các trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine, dù có được xây dựng kiên cố thế nào, cũng khó lòng chịu được sức phá hủy của những trận địa pháo lớn, bắn với chiến thuật “mưa đạn”.
Đặc biệt, pháo binh Nga đã phong tỏa hoàn toàn con đường hậu phương của quân đội Ukraine trên tiền tuyến, đồng thời dùng các đòn tấn công bằng pháo, để cắt đứt đường tiếp tế hậu cần của quân đội Ukraine từ hậu phương đến tiền phương.
Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, số lượng đạn pháo trong các kho của Quân đội Liên Xô là gần 75 triệu quả lựu pháo; trong đó Nga được thừa hưởng 45 triệu viên, bằng 60%. Khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu vào tháng 2/2022, quân đội Nga có ít nhất 30 triệu viên đạn pháo sẵn sàng.
Trong cuộc xung đột hiện nay, quân đội Nga duy trì hàng chục nghìn đợt pháo kích mỗi ngày, tiêu tốn lượng đạn khổng lồ. Tuy nhiên, có ít nhất hơn 20 triệu quả đạn pháo đang được dự trữ và Quân đội Nga cũng có thể duy trì đợt pháo kích cường độ cao này trong ít nhất 2-3 năm.
Các nguồn tin của Ukraine cho biết, các trận địa pháo binh của Nga thường được bố trí ở khoảng cách bằng 2/3 tầm bắn tối đa của từng loại pháo, đồng thời để giảm thiểu nguy cơ bị pháo Ukraine tấn công. Đồng thời mức chính xác cũng được nâng lên, khi pháo binh Nga sử dụng nhiều UAV làm nhiệm vụ trinh sát và các khí tài tính toán phần tử bắn tự động.
Cũng theo các thông tin của Bộ quốc phòng Ukraine, các đơn vị pháo binh của Nga còn sử dụng chiến thuật trận địa giả, triển khai các khẩu pháo đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu hoặc bị hỏng hóc không thể sửa chữa. Khi các trận địa pháo chính nổ súng, các trận địa giả này sử dụng thuốc nổ đồng thời, nhằm đánh lừa các đòn phản pháo của Ukraine.