Khi xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài sang tháng thứ tư, Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật và sử dụng pháo binh mặt đất với quy mô lớn, để “làm mềm chiến trường”; nhằm đập tan sức kháng cự của Quân đội Ukraine.Kết quả trực tiếp là Quân đội Ukraine không còn chút sức kháng cự nào, trước sức tấn công ác liệt của pháo binh Nga, ngay cả xe tăng của Quân đội Ukraine cũng bị tìm kiếm phá hủy; chưa tính đến những người lính bình thường của Quân đội Ukraine.Tuy nhiên, trước đó có thông tin cho rằng, Quân đội Nga bắn 200 quả đạn pháo mỗi giờ, nếu sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-21 hoặc các bệ phóng tên lửa đa nòng như pháo nhiệt áp TOS-1A. Có thể tưởng tượng rằng, Quân đội Ukraine khó có thể có thể an toàn ở các vị trí trú ẩn của mình.Nhưng mới đây, phía Ukraine đã tung ra một bức ảnh cho thấy, mặc dù trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine bị tàn phá nặng nề, có thể sánh ngang với bề mặt của mặt trăng; nhưng không khó để nhận thấy rằng, những quả đạn pháo thông thường do pháo binh Nga bắn ra, có rất tỷ lệ trúng đích thấp.Thậm chí theo quan điểm của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng pháo binh để bắn bừa bãi và sai số có thể đạt khoảng 60 mét đến 80 mét; tức là pháo binh Quân đội Nga đã bắn 100 quả đạn, và có thể chỉ một số quả trúng được.Nếu đặt thành tích hiện tại của pháo binh Nga trong xung đột Ukraine hồi năm 2014, thì Quân đội Nga có thể cần tới 3.000 quả đạn pháo để phá hủy 10 công sự của một vị trí phòng thủ cấp đại đội.Tất nhiên, nếu sử dụng pháo bắn đạn có điều khiển, thì chỉ cần khoảng 300 quả đạn. Nếu sử dụng lựu pháo tự hành 155mm bắn đạn có điều khiển, ước tính trận chiến có thể kết thúc trong 10 phút, 30 quả đạn đủ phá hủy 10 công sự kiên cố.Cũng theo truyền thông Ukraine, không khó hiểu tại sao Quân đội Nga đã không thể làm chủ Donbass trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trước những lời nhận xét của Ukraine, thế giới bên ngoài đều ngờ vực.Cho dù kết quả của cuộc chiến thế nào, thì từ khi bùng nổ xung đột Nga-Ukraine, Ukraine đã nhiều lần tung tin thất thiệt; nay càng ngày càng tiến gần đến sự nguy ngập, họ càng cố tình tung ra những tin tức như vậy và sau đó để thế giới bên ngoài nhìn thấy "sự thật".Nhưng thực tế hiện nay, Quân đội Nga đã giành được 97% lãnh thổ của vùng Luhansk. Ngoại trừ một số vùng ngoại ô và nhà máy tại thành phố Severodonetsk đang bị Quân đội Nga bao vây, còn các khu vực khác ở Luhansk, về cơ bản nằm dưới quyền kiểm soát của Quân đội Nga.Quan trọng hơn, theo Ukraine, lý do khiến pháo binh Nga bắn hàng trăm quả đạn pháo mỗi giờ, để thực hiện các cuộc pháo kích liên tục vào các vị trí của Ukraine, là để bù đắp cho sự thiếu hụt về chất lượng thông qua số lượng.Theo các nhà phân tích quân sự, sức chiến đấu của Quân đội Nga vượt xa Quân đội Ukraine. Nếu khoảng cách giữa hai bên là 25 km, pháo binh Nga có thể chấp nhận sử dụng nhiều đạn để tiêu diệt một mục tiêu.Trên thực tế, lý do Quân đội Nga lựa chọn sử dụng phương pháp tấn công bằng pháo với kiểu bắn “màn đạn”, là nhằm đập tan sự kháng cự của binh lính Ukraine. Mặt khác, đó là chiến thuật để tránh thương vong nặng nề cho binh lính Nga một lần nữa.Tuy nhiên pháo binh Nga không tệ như phía Ukraine tuyên truyền, pháo binh Nga không sử dụng nhiều đạn dẫn đường chính xác, nhưng sai số lên tới 60 mét có thể coi là đầy vô lý. Và sự thật là pháo binh Ukraine hiện toàn lép vế trước pháo binh Nga.Còn theo đánh giá một số thông tin từ phía Nga, sau khi điều chỉnh chiến thuật, công tác cung cấp hậu cần hiện tại của Quân đội Nga không còn lúng túng như khi mới tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt; các đơn vị pháo binh Nga bố trí ở tuyến trước, đã hoạt động trơn tru, cung cấp đủ đạn dược.Hiện các tuyến đường đảm bảo hậu cần của Quân đội Nga đến chiến trường Ukraine, không còn bị quấy rối bởi các đội phá hoại của quân đội Ukraine, và không sợ bị trúng hỏa lực tầm xa của quân đội Ukraine.Chiến thuật “đánh chắc, tiến chắc” của Quân đội Nga, mặc dù tốc độ tiến quân chậm và tiêu hao đạn dược một cách đáng kinh ngạc, nhưng thực sự đã tránh được những vấn đề nêu trên, vốn liên quan đến thất bại của quân đội Nga trong giai đoạn đầu của chiến dịch.
Khi xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài sang tháng thứ tư, Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật và sử dụng pháo binh mặt đất với quy mô lớn, để “làm mềm chiến trường”; nhằm đập tan sức kháng cự của Quân đội Ukraine.
Kết quả trực tiếp là Quân đội Ukraine không còn chút sức kháng cự nào, trước sức tấn công ác liệt của pháo binh Nga, ngay cả xe tăng của Quân đội Ukraine cũng bị tìm kiếm phá hủy; chưa tính đến những người lính bình thường của Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, trước đó có thông tin cho rằng, Quân đội Nga bắn 200 quả đạn pháo mỗi giờ, nếu sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-21 hoặc các bệ phóng tên lửa đa nòng như pháo nhiệt áp TOS-1A. Có thể tưởng tượng rằng, Quân đội Ukraine khó có thể có thể an toàn ở các vị trí trú ẩn của mình.
Nhưng mới đây, phía Ukraine đã tung ra một bức ảnh cho thấy, mặc dù trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine bị tàn phá nặng nề, có thể sánh ngang với bề mặt của mặt trăng; nhưng không khó để nhận thấy rằng, những quả đạn pháo thông thường do pháo binh Nga bắn ra, có rất tỷ lệ trúng đích thấp.
Thậm chí theo quan điểm của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng pháo binh để bắn bừa bãi và sai số có thể đạt khoảng 60 mét đến 80 mét; tức là pháo binh Quân đội Nga đã bắn 100 quả đạn, và có thể chỉ một số quả trúng được.
Nếu đặt thành tích hiện tại của pháo binh Nga trong xung đột Ukraine hồi năm 2014, thì Quân đội Nga có thể cần tới 3.000 quả đạn pháo để phá hủy 10 công sự của một vị trí phòng thủ cấp đại đội.
Tất nhiên, nếu sử dụng pháo bắn đạn có điều khiển, thì chỉ cần khoảng 300 quả đạn. Nếu sử dụng lựu pháo tự hành 155mm bắn đạn có điều khiển, ước tính trận chiến có thể kết thúc trong 10 phút, 30 quả đạn đủ phá hủy 10 công sự kiên cố.
Cũng theo truyền thông Ukraine, không khó hiểu tại sao Quân đội Nga đã không thể làm chủ Donbass trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trước những lời nhận xét của Ukraine, thế giới bên ngoài đều ngờ vực.
Cho dù kết quả của cuộc chiến thế nào, thì từ khi bùng nổ xung đột Nga-Ukraine, Ukraine đã nhiều lần tung tin thất thiệt; nay càng ngày càng tiến gần đến sự nguy ngập, họ càng cố tình tung ra những tin tức như vậy và sau đó để thế giới bên ngoài nhìn thấy "sự thật".
Nhưng thực tế hiện nay, Quân đội Nga đã giành được 97% lãnh thổ của vùng Luhansk. Ngoại trừ một số vùng ngoại ô và nhà máy tại thành phố Severodonetsk đang bị Quân đội Nga bao vây, còn các khu vực khác ở Luhansk, về cơ bản nằm dưới quyền kiểm soát của Quân đội Nga.
Quan trọng hơn, theo Ukraine, lý do khiến pháo binh Nga bắn hàng trăm quả đạn pháo mỗi giờ, để thực hiện các cuộc pháo kích liên tục vào các vị trí của Ukraine, là để bù đắp cho sự thiếu hụt về chất lượng thông qua số lượng.
Theo các nhà phân tích quân sự, sức chiến đấu của Quân đội Nga vượt xa Quân đội Ukraine. Nếu khoảng cách giữa hai bên là 25 km, pháo binh Nga có thể chấp nhận sử dụng nhiều đạn để tiêu diệt một mục tiêu.
Trên thực tế, lý do Quân đội Nga lựa chọn sử dụng phương pháp tấn công bằng pháo với kiểu bắn “màn đạn”, là nhằm đập tan sự kháng cự của binh lính Ukraine. Mặt khác, đó là chiến thuật để tránh thương vong nặng nề cho binh lính Nga một lần nữa.
Tuy nhiên pháo binh Nga không tệ như phía Ukraine tuyên truyền, pháo binh Nga không sử dụng nhiều đạn dẫn đường chính xác, nhưng sai số lên tới 60 mét có thể coi là đầy vô lý. Và sự thật là pháo binh Ukraine hiện toàn lép vế trước pháo binh Nga.
Còn theo đánh giá một số thông tin từ phía Nga, sau khi điều chỉnh chiến thuật, công tác cung cấp hậu cần hiện tại của Quân đội Nga không còn lúng túng như khi mới tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt; các đơn vị pháo binh Nga bố trí ở tuyến trước, đã hoạt động trơn tru, cung cấp đủ đạn dược.
Hiện các tuyến đường đảm bảo hậu cần của Quân đội Nga đến chiến trường Ukraine, không còn bị quấy rối bởi các đội phá hoại của quân đội Ukraine, và không sợ bị trúng hỏa lực tầm xa của quân đội Ukraine.
Chiến thuật “đánh chắc, tiến chắc” của Quân đội Nga, mặc dù tốc độ tiến quân chậm và tiêu hao đạn dược một cách đáng kinh ngạc, nhưng thực sự đã tránh được những vấn đề nêu trên, vốn liên quan đến thất bại của quân đội Nga trong giai đoạn đầu của chiến dịch.