Lật lại lịch sử một lượt chúng ta sẽ thấy máy bay thực chất mới được ra đời từ năm 1903 và cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử các máy bay này tham chiến ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Wikipedia.Điểm chung dễ nhận biết nhất của các loại máy bay thời chiến tranh thế giới thứ nhất chính là chúng đều có nhiều tầng cánh, ít nhất là hai cánh trở lên được xếp thành tầng chồng lên nhau. Nguồn ảnh: Biplane.Thiết kế máy bay hai tầng cánh tỏ ra cực kỳ cồng kềnh vì để xếp chồng hai tầng cánh lên nhau thì chiếc máy bay lại phải có một hệ thống khung đỡ cả hai tầng cánh này. Tuy nhiên đây lại được coi là thiết kế mang tính đột phá và nếu không sử dụng thiết kế này thì những chiếc máy bay đời đầu này khó có thể cất cánh khỏi mặt đất được. Nguồn ảnh: Wikipedia.Sở dĩ có sự oái oăm đó là do khi máy bay ra đời, các công nghệ thời bấy giờ khiến động cơ máy bay có công suất khá yếu dù rất... nặng do đó các kỹ sư phải tối giảm trọng lượng máy bay bằng cách sử dụng vật liệu gỗ dán và... giấy thay cho thép như trên những chiếc máy bay hiện đại ngày này. Nguồn ảnh: Pinterest.Vật liệu gỗ ép và giấy khiến trọng lượng máy bay giảm đáng kể nhưng lại khiến cho kết cấu của chiếc máy bay rất mong manh nhất nếu chỉ có một tầng cánh và thiếu lực nâng nghiêm trọng do động cơ quá yếu. Nguồn ảnh: Pinterest.Để khắc phục vấn đề đó, các kỹ sư đã sử dụng thiết kế máy bay nhiều tầng cánh cho tất cả mọi loại máy bay kể từ khi chúng ra đời. Về lý thuyết thì hai tầng cánh sẽ cung cấp sức nâng nhiều gấp đôi, cho phép máy bay có thể cất cánh được với động cơ yếu ớt của thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Suggest.Thiết kế này được sử dụng triệt để kể từ những chiếc máy bay đầu tiên cho đến tận giai đoạn cuối 1930, khi mà khoa học công nghệ đã phát triển vượt bậc với động cơ khỏe hơn, vật liệu chịu lực tốt hơn thì khi đó các máy bay 1 tầng cánh làm bằng thép mới được ra đời phổ biến trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Buzz.Mặc dù vậy, thiết kế máy bay 2 tầng cánh cũng có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với các loại máy bay 1 tầng cánh sau này đó là các máy bay nhiều tầng cánh có khả năng bay trên không với vận tốc cực thấp. Nguồn ảnh: Aviation.Do có lực nâng lớn từ 2 cánh nên vận tốc tối thiểu trên không của những loại máy bay này là cực kỳ thấp, chúng có thể bay với tốc độ chỉ khoảng vài chục km/h, điều mà không một máy bay một tầng cánh nào sau này có thể làm được. Nguồn ảnh: Vintage.Ngoài thiết kế hai tầng cánh thường thấy, cũng có một số mẫu máy bay được thiết kế với tận ba tầng cánh. Nguồn ảnh: Scene.Đây chủ yếu là những máy bay tiêm kích chiến đấu, do thiết kế ba tầng cánh sẽ cung cấp lực nâng rất lớn cho phép phi công cơ động trên không rất tốt, nhất là trong những pha quay đầu ở vận tốc thấp khi tham gia đánh chặn các máy bay ném bom của đối phương. Nguồn ảnh: Historynet.
Lật lại lịch sử một lượt chúng ta sẽ thấy máy bay thực chất mới được ra đời từ năm 1903 và cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử các máy bay này tham chiến ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Điểm chung dễ nhận biết nhất của các loại máy bay thời chiến tranh thế giới thứ nhất chính là chúng đều có nhiều tầng cánh, ít nhất là hai cánh trở lên được xếp thành tầng chồng lên nhau. Nguồn ảnh: Biplane.
Thiết kế máy bay hai tầng cánh tỏ ra cực kỳ cồng kềnh vì để xếp chồng hai tầng cánh lên nhau thì chiếc máy bay lại phải có một hệ thống khung đỡ cả hai tầng cánh này. Tuy nhiên đây lại được coi là thiết kế mang tính đột phá và nếu không sử dụng thiết kế này thì những chiếc máy bay đời đầu này khó có thể cất cánh khỏi mặt đất được. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Sở dĩ có sự oái oăm đó là do khi máy bay ra đời, các công nghệ thời bấy giờ khiến động cơ máy bay có công suất khá yếu dù rất... nặng do đó các kỹ sư phải tối giảm trọng lượng máy bay bằng cách sử dụng vật liệu gỗ dán và... giấy thay cho thép như trên những chiếc máy bay hiện đại ngày này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vật liệu gỗ ép và giấy khiến trọng lượng máy bay giảm đáng kể nhưng lại khiến cho kết cấu của chiếc máy bay rất mong manh nhất nếu chỉ có một tầng cánh và thiếu lực nâng nghiêm trọng do động cơ quá yếu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để khắc phục vấn đề đó, các kỹ sư đã sử dụng thiết kế máy bay nhiều tầng cánh cho tất cả mọi loại máy bay kể từ khi chúng ra đời. Về lý thuyết thì hai tầng cánh sẽ cung cấp sức nâng nhiều gấp đôi, cho phép máy bay có thể cất cánh được với động cơ yếu ớt của thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Suggest.
Thiết kế này được sử dụng triệt để kể từ những chiếc máy bay đầu tiên cho đến tận giai đoạn cuối 1930, khi mà khoa học công nghệ đã phát triển vượt bậc với động cơ khỏe hơn, vật liệu chịu lực tốt hơn thì khi đó các máy bay 1 tầng cánh làm bằng thép mới được ra đời phổ biến trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Buzz.
Mặc dù vậy, thiết kế máy bay 2 tầng cánh cũng có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với các loại máy bay 1 tầng cánh sau này đó là các máy bay nhiều tầng cánh có khả năng bay trên không với vận tốc cực thấp. Nguồn ảnh: Aviation.
Do có lực nâng lớn từ 2 cánh nên vận tốc tối thiểu trên không của những loại máy bay này là cực kỳ thấp, chúng có thể bay với tốc độ chỉ khoảng vài chục km/h, điều mà không một máy bay một tầng cánh nào sau này có thể làm được. Nguồn ảnh: Vintage.
Ngoài thiết kế hai tầng cánh thường thấy, cũng có một số mẫu máy bay được thiết kế với tận ba tầng cánh. Nguồn ảnh: Scene.
Đây chủ yếu là những máy bay tiêm kích chiến đấu, do thiết kế ba tầng cánh sẽ cung cấp lực nâng rất lớn cho phép phi công cơ động trên không rất tốt, nhất là trong những pha quay đầu ở vận tốc thấp khi tham gia đánh chặn các máy bay ném bom của đối phương. Nguồn ảnh: Historynet.