Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong thời gian sắp tới các đơn vị tác chiến đặc biệt của Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) sẽ được trang bị hàng loạt mẫu xe thiết giáp Lynx - phiên bản của dòng IVECO Lynx do Italy cấp giấy phép cho Nga. Trong ảnh là một đơn vị đặc nhiệm VDV huấn luyện trinh sát tác chiến với Lynx tại vùng Tula trong tuần tháng 4 vừa rồi. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, trong đầu tháng 4 cũng đã có khoảng 40 chiếc thiết giáp Lynx được chuyển giao cho VDV biên chế chủ yếu cho các đơn vị trinh sát của lực lượng này. Và hầu hết các đơn vị này đều đang được huấn luyện chuyển loại với Lynx. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Sở dĩ việc trang bị Lynx trở nên đặc biệt hơn trong Quân đội Nga là vì mẫu xe bọc thép này có nguồn gốc từ một quốc gia Châu Âu mà cụ thể hơn là Italy. Do đó các tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng trên Lynx hầu như đều dựa trên tiêu chuẩn quân sự của NATO. Dĩ nhiên Quân đội Nga cũng có cách để tiêu chuẩn hóa “đứa con lai” này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Lynx lần đầu tiên được nhắc đến tại Nga là vào năm 2009, và là một trong nhiều thiết bị quân sự được Nga nhập về từ Châu Âu sau năm 2008 như một phần của chương trình hiện đại hóa quân đội do Bộ Quốc phòng Nga khởi xướng. Để hợp pháp hóa Iveco LMV tiền thân của Lynx, Quân đội Nga đã tiến hành nội hóa mẫu xe bọc thép này thông hình thức lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu nguyên chiếc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Đảm nhận quá trình trên chính là công ty chế tạo máy Kamaz và dây chuyền sản xuất Lynx cũng bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2010. Tuy nhiên từ thời điểm đó cho tới nay số phận của Lynx trong Quân đội Nga không được đề cập đến mấy, cho đến khi nó tái xuất hiện tại chiến trường Syria. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Về thiết kế của Lynx trong Quân đội Nga, nó giữ nguyên thiết kế cơ bản của phiên bản Iveco LMV tiêu chuẩn do Italy chế tạo và chỉ được sửa đổi khá hạn chế nhằm phù hợp hơn với tiêu chuẩn quân sự của Nga. Do đó thông số kỹ thuật trên Lynx có phần kém hơn hẳn so với các mẫu xe bọc thép cùng loại do Nga tự phát triển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trọng lượng cơ bản của Lynx là 6.3 tấn thấp hơn một chút so với phiên bản gốc, có khả năng mang theo 800kg hàng hóa cùng kíp chiến đấu 5 người bao gồm cả lái xe. Tải trọng tối đa của mẫu xe bọc thép này là 2 tấn với hệ thống động cơ Iveco F1D có công suất 182 mã lực do Iveco phát triển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Do thiên về khả năng cơ động, Lynx được trang bị lớp giáp bảo vệ hạng nhẹ với đáp ứng tiêu chuẩn STANAG 4569 cấp 4 của NATO. Khung gầm Lynx có thể chịu được các loại mìn bộ binh hạng nhẹ từ 3kg trở lên hoặc tối đa là 10kg ở một số trường hợp, ngoài ra nó cũng có thể chống được mảnh đạn pháp 155mm ở khoảng cách 30m. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Còn lớp giáp trên thân xe vốn bảo vệ trực tiếp cho binh sĩ ngồi bên trong Lynx, chúng có khả năng chống lại được các loại đạn bộ binh thông dụng tối đa là 14.5mm kể cả đạn xuyên giáp ở khoảng 200m. Nhìn chung với một dòng xe bọc thép hạng nhẹ như Lynx hệ thống giáp bảo vệ trên của nó được đánh giá khá hoàn hảo. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Với một mẫu xe bọc thép hạng nhẹ như Lynx hệ thống vũ khí trên nó cũng không có nhiều lựa chọn với trang bị chính gồm súng máy hạng nhẹ 7.62mm, súng máy 12.7mm hoặc súng phóng lựu tự động 30mm. Ở một số biến thể Lynx còn được tiêu chuẩn hóa thành các tổ hợp tác chiến điện tử thay vì được vũ trang hoặc chở quân. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Nhìn chung với thiết kế của mình Lynx không phải là cái tên quá nổi bật trong các dòng xe bọc thép tiêu chuẩn của Quân đội Nga hiện nay, nhất là khi nó thường bị so sánh với GAZ Tiger. Số lượng Lynx trong Quân đội Nga hiện tại ước tính hơn 300 chiếc và con số này trong tương lai có thể tăng lên hơn 1.000 chiếc và nó chỉ phục vụ chủ yếu trong các đơn vị đặc biệt hoặc cảnh sát quân sự Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong thời gian sắp tới các đơn vị tác chiến đặc biệt của Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) sẽ được trang bị hàng loạt mẫu xe thiết giáp Lynx - phiên bản của dòng IVECO Lynx do Italy cấp giấy phép cho Nga. Trong ảnh là một đơn vị đặc nhiệm VDV huấn luyện trinh sát tác chiến với Lynx tại vùng Tula trong tuần tháng 4 vừa rồi. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, trong đầu tháng 4 cũng đã có khoảng 40 chiếc thiết giáp Lynx được chuyển giao cho VDV biên chế chủ yếu cho các đơn vị trinh sát của lực lượng này. Và hầu hết các đơn vị này đều đang được huấn luyện chuyển loại với Lynx. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Sở dĩ việc trang bị Lynx trở nên đặc biệt hơn trong Quân đội Nga là vì mẫu xe bọc thép này có nguồn gốc từ một quốc gia Châu Âu mà cụ thể hơn là Italy. Do đó các tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng trên Lynx hầu như đều dựa trên tiêu chuẩn quân sự của NATO. Dĩ nhiên Quân đội Nga cũng có cách để tiêu chuẩn hóa “đứa con lai” này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Lynx lần đầu tiên được nhắc đến tại Nga là vào năm 2009, và là một trong nhiều thiết bị quân sự được Nga nhập về từ Châu Âu sau năm 2008 như một phần của chương trình hiện đại hóa quân đội do Bộ Quốc phòng Nga khởi xướng. Để hợp pháp hóa Iveco LMV tiền thân của Lynx, Quân đội Nga đã tiến hành nội hóa mẫu xe bọc thép này thông hình thức lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu nguyên chiếc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Đảm nhận quá trình trên chính là công ty chế tạo máy Kamaz và dây chuyền sản xuất Lynx cũng bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2010. Tuy nhiên từ thời điểm đó cho tới nay số phận của Lynx trong Quân đội Nga không được đề cập đến mấy, cho đến khi nó tái xuất hiện tại chiến trường Syria. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Về thiết kế của Lynx trong Quân đội Nga, nó giữ nguyên thiết kế cơ bản của phiên bản Iveco LMV tiêu chuẩn do Italy chế tạo và chỉ được sửa đổi khá hạn chế nhằm phù hợp hơn với tiêu chuẩn quân sự của Nga. Do đó thông số kỹ thuật trên Lynx có phần kém hơn hẳn so với các mẫu xe bọc thép cùng loại do Nga tự phát triển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trọng lượng cơ bản của Lynx là 6.3 tấn thấp hơn một chút so với phiên bản gốc, có khả năng mang theo 800kg hàng hóa cùng kíp chiến đấu 5 người bao gồm cả lái xe. Tải trọng tối đa của mẫu xe bọc thép này là 2 tấn với hệ thống động cơ Iveco F1D có công suất 182 mã lực do Iveco phát triển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Do thiên về khả năng cơ động, Lynx được trang bị lớp giáp bảo vệ hạng nhẹ với đáp ứng tiêu chuẩn STANAG 4569 cấp 4 của NATO. Khung gầm Lynx có thể chịu được các loại mìn bộ binh hạng nhẹ từ 3kg trở lên hoặc tối đa là 10kg ở một số trường hợp, ngoài ra nó cũng có thể chống được mảnh đạn pháp 155mm ở khoảng cách 30m. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Còn lớp giáp trên thân xe vốn bảo vệ trực tiếp cho binh sĩ ngồi bên trong Lynx, chúng có khả năng chống lại được các loại đạn bộ binh thông dụng tối đa là 14.5mm kể cả đạn xuyên giáp ở khoảng 200m. Nhìn chung với một dòng xe bọc thép hạng nhẹ như Lynx hệ thống giáp bảo vệ trên của nó được đánh giá khá hoàn hảo. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Với một mẫu xe bọc thép hạng nhẹ như Lynx hệ thống vũ khí trên nó cũng không có nhiều lựa chọn với trang bị chính gồm súng máy hạng nhẹ 7.62mm, súng máy 12.7mm hoặc súng phóng lựu tự động 30mm. Ở một số biến thể Lynx còn được tiêu chuẩn hóa thành các tổ hợp tác chiến điện tử thay vì được vũ trang hoặc chở quân. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Nhìn chung với thiết kế của mình Lynx không phải là cái tên quá nổi bật trong các dòng xe bọc thép tiêu chuẩn của Quân đội Nga hiện nay, nhất là khi nó thường bị so sánh với GAZ Tiger. Số lượng Lynx trong Quân đội Nga hiện tại ước tính hơn 300 chiếc và con số này trong tương lai có thể tăng lên hơn 1.000 chiếc và nó chỉ phục vụ chủ yếu trong các đơn vị đặc biệt hoặc cảnh sát quân sự Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.