Nếu dựa vào số lượng lớn máy bay chiến đấu, thì Iran là một cường quốc không quân. Lực lượng không quân của họ được trang bị nhiều loại máy bay chiến đấu mạnh nhất một thời của cả Liên Xô và Mỹ như F-14, F-4E, MiG-21, Su-22.Nhưng Iran cũng là một quốc gia bị cô lập và cấm vận, bị cấm mua máy bay chiến đấu trong một thời gian rất dài; vì vậy trong 4 thập kỷ qua, lực lượng không quân của Iran có rất ít máy bay mới được biên chế.Máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Iran hiện nay là những máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo vào thập niên 1970, cộng với một số ít máy bay chiến đấu mua từ Trung Quốc, Nga và số máy bay của Iraq bay sang trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.Thật khó tin, loại máy bay chiến đấu “mới nhất” trong biên chế của Không quân Iran là loại tiêm kích bom Su-22 Fitters, được Liên Xô sản xuất từ những năm 1970, thuộc biên chế Không quân Iraq; được chuyển đến Iran ba mươi năm trước, trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.Sau nhiều lần nâng cấp thất bại, vừa qua Iran đã hoàn thành đưa số Su-22 này quay trở lại biên chế chiến đấu. Theo công bố của Iran, số Su-22 này vẫn có chất lượng hoạt động tốt và có thể phục vụ đến sau năm 2040; tức là khi đó, những chiếc Su-22 có tuổi đời gần 70 năm.Theo tác giả Babak Taghvaee, đã trình bày chi tiết những nỗ lực của Iran trong việc đưa trở lại hoạt động các máy bay Su-22 của Iraq, trên tạp chí Không quân Iran năm 2015. Theo Taghvaee, không dưới 40 chiếc Su-22 của Iraq đã bay đến Iran vào tháng 1/1991.Khi chiến tranh vùng Vịnh lần 1 kết thúc, đã có 140 máy bay chiến đấu các loại của Iraq chạy sang Iran “lãnh nạn”; sau đó Iran tuyên bố, những máy bay chiến đấu của Iraq là “tài sản” của Iran, bất chấp những nỗ lực “đòi lại” của Chính quyền Iraq sau đó.Tiếp theo đó là nỗ lực kéo dài hai mươi năm của Iran để khôi phục lại các máy bay tiêm kích bom Su-22, để đưa loại máy bay này vào biên chế chiến đấu trong Không quân Iran, nhằm nhanh chóng bổ sung cho số máy bay chiến đấu của Iran đều đã hết niên hạn sử dụng.Đặc biệt Không quân Iran rất cần những máy bay tiến công mặt đất tầm xa, để ngăn chặn các hoạt động quân sự của Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh; nhất là trên vịnh Ba Tư. Do vậy, việc khôi phục khả năng chiến đấu của số Su-22 là nhiệm vụ rất quan trọng.Theo Taghvaee, những chiếc Su-22 của Iraq trước đây, đều đang ở trong tình trạng kỹ thuật rất tồi tệ, nhưng các chỉ huy quân sự Iran “khăng khăng” cho rằng, tất cả chúng đều còn tốt, có thể nhanh chóng sửa chữa.Các kỹ thuật viên được giao nhiệm vụ khôi phục số Su-22 của Iran nhận thấy, Su-22 và Su-24 (có trong biên chế Không quân Iran) có nhiều điểm giống nhau, vì đều là máy bay thiết kế theo kiểu “cánh cụp – cánh xòe”, và đều do Sukhoi của Liên Xô phát triển và sản xuất. Mặc dù hai loại máy bay này có thiết kế hoàn toàn khác nhau.Do Iran thiếu sách hướng dẫn kỹ thuật của máy bay Su-22, nên dù các kỹ sư Iran đã cố gắng khôi phục máy bay Su-22, nhưng đều không thành công. Lúc nay các chuyên gia Ukraine đề nghị sửa 10 chiếc Su-22, với giá 10 triệu USD mỗi chiếc, nhưng Tehran đã chùn bước trước chi phí này.Bù lại, Iran đã chi 1 triệu USD để mua tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ Ukraine và đến năm 1994, đã có được 10 chiếc Su-22 trở lại hoạt động.Các phi công lái Su-24 của Iran, những người đã thực hiện một số khóa huấn luyện bay ban đầu trên máy bay mô phỏng Su-20 ở Liên Xô, đã được giao nhiệm vụ bay thử Su-22, nhưng kết quả không khả quan, khi những chiếc Su-22 “chao đảo” khi bay.Cuối cùng sau nhiều nỗ lực, một số chiếc Su-22 đã bay được; nhưng một cuộc thanh trừng chính trị của lực lượng không quân Iran vào năm 1994, đã khiến số Su-22 và hầu hết các máy bay chiến đấu khác của Iran phải dừng lại.Tehran sau đó đã tổ chức lại các đơn vị không quân với các sĩ quan trung thành cới chế độ và vào năm 1997, Iran đã tiếp tục nỗ lực để khôi phục khả năng chiến đấu của số Su-22. Nhưng công việc lại đâm vào ngõ cụt, do thiếu các kỹ sư giỏi, dự án lại dừng lại lần nữa.Trong thập niên 2000, ngành công nghiệp hàng không của Iran đã đạt được những thành tựu và sớm chứng minh rằng, họ có thể sửa chữa nhiều loại máy bay chiến đấu cũ do nước ngoài sản xuất. Thậm chí Iran còn sản xuất được cả những máy bay chiến đấu mới, dựa trên các mẫu máy bay chiến đấu của nước ngoài.Vào năm 2012, Iran đã bắt đầu nghiên cứu khôi phục lại những chiếc Su-22 còn lại; lúc này số lượng Su-22 còn khoảng 35 chiếc, đủ biên chế cho hai phi đội tiến công mặt đất.Vào ngày 1/10/2013, Amir Ali Haji Zadeh, Tư lệnh Không quân Iran tuyên bố rằng, các máy bay tiêm kích bom Su-22 của Iran, sẽ được khôi phục một cách đáng tin cậy. Những chiếc Su-22 nâng cấp, sẽ được trang bị thiết bị điện tử hiện đại và vũ khí dẫn đường do Iran sản xuất.Cũng theo Tư lệnh Không quân Iran, vào năm 2020, Iran đã khôi phục đưa vào biên chế chiến đấu 35 chiếc Su-22; tức là sau gần ba mươi năm, khi những chiếc máy bay này đến Iran với tư cách “lánh nạn”, tránh sự “truy sát” của Không quân Mỹ.Nhưng theo khảo sát về máy bay chiến đấu thế giới năm 2019 của Flight, trên thực tế, Tehran chỉ khôi phục được 10 chiếc Su-22, tất cả đều giao cho lực lượng dân quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran; lý do số Su-22 đã quá cũ, nhiều phụ tùng Iran không thể sản xuất được, nên phải “xẻ thịt” một số chiếc để lấy phụ tùng thay thế. Nguồn ảnh: QQ. Mỹ oanh kích các mục tiêu khủng bố tại khu vực biên giới Iraq - Iraq. Nguồn: UScentralcommand.
Nếu dựa vào số lượng lớn máy bay chiến đấu, thì Iran là một cường quốc không quân. Lực lượng không quân của họ được trang bị nhiều loại máy bay chiến đấu mạnh nhất một thời của cả Liên Xô và Mỹ như F-14, F-4E, MiG-21, Su-22.
Nhưng Iran cũng là một quốc gia bị cô lập và cấm vận, bị cấm mua máy bay chiến đấu trong một thời gian rất dài; vì vậy trong 4 thập kỷ qua, lực lượng không quân của Iran có rất ít máy bay mới được biên chế.
Máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Iran hiện nay là những máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo vào thập niên 1970, cộng với một số ít máy bay chiến đấu mua từ Trung Quốc, Nga và số máy bay của Iraq bay sang trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Thật khó tin, loại máy bay chiến đấu “mới nhất” trong biên chế của Không quân Iran là loại tiêm kích bom Su-22 Fitters, được Liên Xô sản xuất từ những năm 1970, thuộc biên chế Không quân Iraq; được chuyển đến Iran ba mươi năm trước, trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.
Sau nhiều lần nâng cấp thất bại, vừa qua Iran đã hoàn thành đưa số Su-22 này quay trở lại biên chế chiến đấu. Theo công bố của Iran, số Su-22 này vẫn có chất lượng hoạt động tốt và có thể phục vụ đến sau năm 2040; tức là khi đó, những chiếc Su-22 có tuổi đời gần 70 năm.
Theo tác giả Babak Taghvaee, đã trình bày chi tiết những nỗ lực của Iran trong việc đưa trở lại hoạt động các máy bay Su-22 của Iraq, trên tạp chí Không quân Iran năm 2015. Theo Taghvaee, không dưới 40 chiếc Su-22 của Iraq đã bay đến Iran vào tháng 1/1991.
Khi chiến tranh vùng Vịnh lần 1 kết thúc, đã có 140 máy bay chiến đấu các loại của Iraq chạy sang Iran “lãnh nạn”; sau đó Iran tuyên bố, những máy bay chiến đấu của Iraq là “tài sản” của Iran, bất chấp những nỗ lực “đòi lại” của Chính quyền Iraq sau đó.
Tiếp theo đó là nỗ lực kéo dài hai mươi năm của Iran để khôi phục lại các máy bay tiêm kích bom Su-22, để đưa loại máy bay này vào biên chế chiến đấu trong Không quân Iran, nhằm nhanh chóng bổ sung cho số máy bay chiến đấu của Iran đều đã hết niên hạn sử dụng.
Đặc biệt Không quân Iran rất cần những máy bay tiến công mặt đất tầm xa, để ngăn chặn các hoạt động quân sự của Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh; nhất là trên vịnh Ba Tư. Do vậy, việc khôi phục khả năng chiến đấu của số Su-22 là nhiệm vụ rất quan trọng.
Theo Taghvaee, những chiếc Su-22 của Iraq trước đây, đều đang ở trong tình trạng kỹ thuật rất tồi tệ, nhưng các chỉ huy quân sự Iran “khăng khăng” cho rằng, tất cả chúng đều còn tốt, có thể nhanh chóng sửa chữa.
Các kỹ thuật viên được giao nhiệm vụ khôi phục số Su-22 của Iran nhận thấy, Su-22 và Su-24 (có trong biên chế Không quân Iran) có nhiều điểm giống nhau, vì đều là máy bay thiết kế theo kiểu “cánh cụp – cánh xòe”, và đều do Sukhoi của Liên Xô phát triển và sản xuất. Mặc dù hai loại máy bay này có thiết kế hoàn toàn khác nhau.
Do Iran thiếu sách hướng dẫn kỹ thuật của máy bay Su-22, nên dù các kỹ sư Iran đã cố gắng khôi phục máy bay Su-22, nhưng đều không thành công. Lúc nay các chuyên gia Ukraine đề nghị sửa 10 chiếc Su-22, với giá 10 triệu USD mỗi chiếc, nhưng Tehran đã chùn bước trước chi phí này.
Bù lại, Iran đã chi 1 triệu USD để mua tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ Ukraine và đến năm 1994, đã có được 10 chiếc Su-22 trở lại hoạt động.
Các phi công lái Su-24 của Iran, những người đã thực hiện một số khóa huấn luyện bay ban đầu trên máy bay mô phỏng Su-20 ở Liên Xô, đã được giao nhiệm vụ bay thử Su-22, nhưng kết quả không khả quan, khi những chiếc Su-22 “chao đảo” khi bay.
Cuối cùng sau nhiều nỗ lực, một số chiếc Su-22 đã bay được; nhưng một cuộc thanh trừng chính trị của lực lượng không quân Iran vào năm 1994, đã khiến số Su-22 và hầu hết các máy bay chiến đấu khác của Iran phải dừng lại.
Tehran sau đó đã tổ chức lại các đơn vị không quân với các sĩ quan trung thành cới chế độ và vào năm 1997, Iran đã tiếp tục nỗ lực để khôi phục khả năng chiến đấu của số Su-22. Nhưng công việc lại đâm vào ngõ cụt, do thiếu các kỹ sư giỏi, dự án lại dừng lại lần nữa.
Trong thập niên 2000, ngành công nghiệp hàng không của Iran đã đạt được những thành tựu và sớm chứng minh rằng, họ có thể sửa chữa nhiều loại máy bay chiến đấu cũ do nước ngoài sản xuất. Thậm chí Iran còn sản xuất được cả những máy bay chiến đấu mới, dựa trên các mẫu máy bay chiến đấu của nước ngoài.
Vào năm 2012, Iran đã bắt đầu nghiên cứu khôi phục lại những chiếc Su-22 còn lại; lúc này số lượng Su-22 còn khoảng 35 chiếc, đủ biên chế cho hai phi đội tiến công mặt đất.
Vào ngày 1/10/2013, Amir Ali Haji Zadeh, Tư lệnh Không quân Iran tuyên bố rằng, các máy bay tiêm kích bom Su-22 của Iran, sẽ được khôi phục một cách đáng tin cậy. Những chiếc Su-22 nâng cấp, sẽ được trang bị thiết bị điện tử hiện đại và vũ khí dẫn đường do Iran sản xuất.
Cũng theo Tư lệnh Không quân Iran, vào năm 2020, Iran đã khôi phục đưa vào biên chế chiến đấu 35 chiếc Su-22; tức là sau gần ba mươi năm, khi những chiếc máy bay này đến Iran với tư cách “lánh nạn”, tránh sự “truy sát” của Không quân Mỹ.
Nhưng theo khảo sát về máy bay chiến đấu thế giới năm 2019 của Flight, trên thực tế, Tehran chỉ khôi phục được 10 chiếc Su-22, tất cả đều giao cho lực lượng dân quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran; lý do số Su-22 đã quá cũ, nhiều phụ tùng Iran không thể sản xuất được, nên phải “xẻ thịt” một số chiếc để lấy phụ tùng thay thế. Nguồn ảnh: QQ.
Mỹ oanh kích các mục tiêu khủng bố tại khu vực biên giới Iraq - Iraq. Nguồn: UScentralcommand.