Vào ngày 30/6/2021, Không quân Thụy Sĩ công bố kết quả của cuộc đấu thầu mua máy bay chiến đấu mới. Hợp đồng của Thụy Sĩ đã thu hút tất cả những ông lớn trong làng sản xuất máy bay chiến đấu của phương Tây và Mỹ, để cạnh tranh hợp đồng trị giá hơn 7 tỷ USD.Loại máy bay chiến đấu mới được Thụy Sĩ lựa chọn, sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ và hạng trung F-5E và F-18C, đã hết niên hạn của Thụy Sĩ; với ba ứng viên hàng đầu bao gồm F/A-18E/F và F-35 của Mỹ; cùng Rafale của Pháp.Loại máy bay chiến thắng trong cuộc đua giành hợp đồng 7 tỷ USD của Thụy Sĩ, là thiết kế hiện đại nhất và là máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất được sản xuất ở phương Tây, đó là chiến đấu cơ F-35A.Trước đó, có nhiều nhà phân tích đã suy đoán rằng, chiến đấu cơ Rafale của Pháp sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, nếu so sánh khả năng của hai loại máy bay chiến đấu này, mới thấy được cái nhìn sâu sắc, về lý do đằng sau quyết định của Thụy Sĩ.Chiến đấu cơ Rafale lần đầu tiên bay thử vào năm 1986, và thậm chí nó còn kém xa so với các thiết kế mới nhất của Mỹ và Liên Xô khi đó; thực tế, Rafale đã là một thiết kế tương đối cũ, với sức chứa hạn chế, để có thể tiến hành các nâng cấp sâu.Còn chiến đấu cơ F-35 hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, dự kiến sẽ tiếp tục được nâng cấp và vẫn được sản xuất ít nhất trong hai thập kỷ trở lên. Đặc biệt F-35 hội tụ tinh hoa công nghệ mới nhất về hàng không, không chỉ của Mỹ, mà còn của nhiều quốc gia khác.Mặc dù F-35 là một máy bay chiến đấu lớn hơn Rafale đáng kể và là một loại tiên tiến hơn nhiều, nhưng do quy mô sản xuất lớn hơn và hiệu quả cao hơn của lĩnh vực sản xuất quốc phòng Mỹ, nên giá thành thậm chí chỉ rẻ bằng một nửa Rafale.Điều khiến cho các nhà khai thác F-35 lo ngại, đó chính là chi phí bảo dưỡng và sử dụng cho toàn bộ vòng đời của F-35 rất lớn. Nhưng trước sự đe dọa của các hệ thống phòng không mới hiện đại như S-400, nên trong nhiều cuộc đấu thầu, F-35 luôn chiếm ưu thế.Hơn nữa, giữa hai loại máy bay có sự khác biệt về hiệu suất động cơ, có nghĩa là một động cơ F135 của F-35, nhưng tạo ra lực đẩy lớn hơn, so với hai động cơ M88 của Rafale cộng lại. Chưa kể động cơ M88, có hiệu suất yếu nhất, trong các loại động cơ máy bay chiến đấu hiện nay.Thụy Sĩ đã và đang khai thác cơ sở hạ tầng bảo trì và vũ khí trang bị cho các máy bay chiến đấu của Mỹ; do vậy Rafale là máy bay chiến đấu duy nhất trong cuộc cạnh tranh, không tương thích với các hạ tầng hiện có của Thụy Sĩ. Nếu Thụy Sĩ mua máy bay của Pháp, họ phải xử lý tất cả số vũ khí tồn kho hiện có.Tiếp theo là mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội Mỹ và Thụy Sĩ, được xây dựng trong nhiều thập kỷ, cũng có thể bị xói mòn, nếu sau này Thụy Sĩ chuyển đổi sang sử dụng máy bay chiến đấu không phải của Mỹ.Tuy nhiên, Rafale cũng có một số lợi thế đáng kể, bao gồm các yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn, khả năng tiếp cận các tên lửa không đối không hiện đại như Meteor và thực tế là loại tên lửa này đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.Ngược lại, F-35 hiện vẫn chưa hoàn thiện khả năng chiến đấu và vẫn còn lâu mới sẵn sàng cho các cuộc giao tranh, thậm chí ở cường độ trung bình. Nhưng Thụy Sĩ không có khả năng tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai gần, đây không phải là vấn đề lớn.Nếu Thụy Sĩ có yêu cầu, F-35 có thể tích hợp tên lửa Meteor của châu Âu; mặc dù tên lửa không đối không tầm xa tiêu chuẩn của F-35 là AIM-120D, có tầm bắn ngắn hơn nhiều.Rafale cũng có lợi thế là độc lập hơn, trong đó Pháp không có hạn chế nào, về mục đích sử dụng của máy bay; trong khi việc sử dụng F-35 được quy định chặt chẽ hơn và tiêm kích này thậm chí còn bị phát hiện do thám các quốc gia châu Âu và gửi thông tin trở lại Mỹ.Trên thực tế, Rafale đã phải vật lộn để cạnh tranh với F-35 trên trường quốc tế; ngay cả trong trường hợp của nước láng giềng Bỉ, khi Pháp đề nghị tái đầu tư toàn bộ giá trị của hợp đồng, trở lại nền kinh tế Bỉ, nếu Rafale của Pháp được Bỉ chọn là chiến đấu cơ của nước này. Nhưng Bỉ đã nói “không”.Thậm chí Rafale cũng không thể cạnh tranh với các máy bay chiến đấu khác của Mỹ như F-16E và F-15 trong các cuộc đấu thầu ở Singapore, Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.Mặc dù Rafale đã giành được hợp đồng ở Hy Lạp và Croatia, nhưng cả hai đều mua Rafale cũ đã qua sử dụng và được Pháp cung cấp một số tiêm kích Rafale cũ “miễn phí”.Rafale cũng đã đạt được hợp đồng ở Ai Cập, Qatar và Ấn Độ; tuy nhiên những quốc gia này, không có quốc gia nào “đủ tiêu chuẩn” để mua F-35. Nhưng với Thụy Sĩ lại là chuyện khác, khi nước này có nguồn ngân sách dồi dào và có mối quan hệ tốt với Mỹ. Do vậy Thụy Sĩ sẽ chọn F-35; bất chấp là “hàng xóm” với Thụy Sĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp có đầy đủ tính năng như tiêm kích Mỹ, tuy nhiên lại có giá bán cao ngất ngưởng, đắt hơn cả tiêm kích thế hệ 5. Nguồn: Monde.
Vào ngày 30/6/2021, Không quân Thụy Sĩ công bố kết quả của cuộc đấu thầu mua máy bay chiến đấu mới. Hợp đồng của Thụy Sĩ đã thu hút tất cả những ông lớn trong làng sản xuất máy bay chiến đấu của phương Tây và Mỹ, để cạnh tranh hợp đồng trị giá hơn 7 tỷ USD.
Loại máy bay chiến đấu mới được Thụy Sĩ lựa chọn, sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ và hạng trung F-5E và F-18C, đã hết niên hạn của Thụy Sĩ; với ba ứng viên hàng đầu bao gồm F/A-18E/F và F-35 của Mỹ; cùng Rafale của Pháp.
Loại máy bay chiến thắng trong cuộc đua giành hợp đồng 7 tỷ USD của Thụy Sĩ, là thiết kế hiện đại nhất và là máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất được sản xuất ở phương Tây, đó là chiến đấu cơ F-35A.
Trước đó, có nhiều nhà phân tích đã suy đoán rằng, chiến đấu cơ Rafale của Pháp sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, nếu so sánh khả năng của hai loại máy bay chiến đấu này, mới thấy được cái nhìn sâu sắc, về lý do đằng sau quyết định của Thụy Sĩ.
Chiến đấu cơ Rafale lần đầu tiên bay thử vào năm 1986, và thậm chí nó còn kém xa so với các thiết kế mới nhất của Mỹ và Liên Xô khi đó; thực tế, Rafale đã là một thiết kế tương đối cũ, với sức chứa hạn chế, để có thể tiến hành các nâng cấp sâu.
Còn chiến đấu cơ F-35 hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, dự kiến sẽ tiếp tục được nâng cấp và vẫn được sản xuất ít nhất trong hai thập kỷ trở lên. Đặc biệt F-35 hội tụ tinh hoa công nghệ mới nhất về hàng không, không chỉ của Mỹ, mà còn của nhiều quốc gia khác.
Mặc dù F-35 là một máy bay chiến đấu lớn hơn Rafale đáng kể và là một loại tiên tiến hơn nhiều, nhưng do quy mô sản xuất lớn hơn và hiệu quả cao hơn của lĩnh vực sản xuất quốc phòng Mỹ, nên giá thành thậm chí chỉ rẻ bằng một nửa Rafale.
Điều khiến cho các nhà khai thác F-35 lo ngại, đó chính là chi phí bảo dưỡng và sử dụng cho toàn bộ vòng đời của F-35 rất lớn. Nhưng trước sự đe dọa của các hệ thống phòng không mới hiện đại như S-400, nên trong nhiều cuộc đấu thầu, F-35 luôn chiếm ưu thế.
Hơn nữa, giữa hai loại máy bay có sự khác biệt về hiệu suất động cơ, có nghĩa là một động cơ F135 của F-35, nhưng tạo ra lực đẩy lớn hơn, so với hai động cơ M88 của Rafale cộng lại. Chưa kể động cơ M88, có hiệu suất yếu nhất, trong các loại động cơ máy bay chiến đấu hiện nay.
Thụy Sĩ đã và đang khai thác cơ sở hạ tầng bảo trì và vũ khí trang bị cho các máy bay chiến đấu của Mỹ; do vậy Rafale là máy bay chiến đấu duy nhất trong cuộc cạnh tranh, không tương thích với các hạ tầng hiện có của Thụy Sĩ. Nếu Thụy Sĩ mua máy bay của Pháp, họ phải xử lý tất cả số vũ khí tồn kho hiện có.
Tiếp theo là mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội Mỹ và Thụy Sĩ, được xây dựng trong nhiều thập kỷ, cũng có thể bị xói mòn, nếu sau này Thụy Sĩ chuyển đổi sang sử dụng máy bay chiến đấu không phải của Mỹ.
Tuy nhiên, Rafale cũng có một số lợi thế đáng kể, bao gồm các yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn, khả năng tiếp cận các tên lửa không đối không hiện đại như Meteor và thực tế là loại tên lửa này đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.
Ngược lại, F-35 hiện vẫn chưa hoàn thiện khả năng chiến đấu và vẫn còn lâu mới sẵn sàng cho các cuộc giao tranh, thậm chí ở cường độ trung bình. Nhưng Thụy Sĩ không có khả năng tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai gần, đây không phải là vấn đề lớn.
Nếu Thụy Sĩ có yêu cầu, F-35 có thể tích hợp tên lửa Meteor của châu Âu; mặc dù tên lửa không đối không tầm xa tiêu chuẩn của F-35 là AIM-120D, có tầm bắn ngắn hơn nhiều.
Rafale cũng có lợi thế là độc lập hơn, trong đó Pháp không có hạn chế nào, về mục đích sử dụng của máy bay; trong khi việc sử dụng F-35 được quy định chặt chẽ hơn và tiêm kích này thậm chí còn bị phát hiện do thám các quốc gia châu Âu và gửi thông tin trở lại Mỹ.
Trên thực tế, Rafale đã phải vật lộn để cạnh tranh với F-35 trên trường quốc tế; ngay cả trong trường hợp của nước láng giềng Bỉ, khi Pháp đề nghị tái đầu tư toàn bộ giá trị của hợp đồng, trở lại nền kinh tế Bỉ, nếu Rafale của Pháp được Bỉ chọn là chiến đấu cơ của nước này. Nhưng Bỉ đã nói “không”.
Thậm chí Rafale cũng không thể cạnh tranh với các máy bay chiến đấu khác của Mỹ như F-16E và F-15 trong các cuộc đấu thầu ở Singapore, Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Mặc dù Rafale đã giành được hợp đồng ở Hy Lạp và Croatia, nhưng cả hai đều mua Rafale cũ đã qua sử dụng và được Pháp cung cấp một số tiêm kích Rafale cũ “miễn phí”.
Rafale cũng đã đạt được hợp đồng ở Ai Cập, Qatar và Ấn Độ; tuy nhiên những quốc gia này, không có quốc gia nào “đủ tiêu chuẩn” để mua F-35. Nhưng với Thụy Sĩ lại là chuyện khác, khi nước này có nguồn ngân sách dồi dào và có mối quan hệ tốt với Mỹ. Do vậy Thụy Sĩ sẽ chọn F-35; bất chấp là “hàng xóm” với Thụy Sĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp có đầy đủ tính năng như tiêm kích Mỹ, tuy nhiên lại có giá bán cao ngất ngưởng, đắt hơn cả tiêm kích thế hệ 5. Nguồn: Monde.