Cách đây không lâu, một bản ghi nhớ do phi đội tiêm kích tấn công của Thủy quân lục chiến Mỹ viết cho thấy, 5 máy bay chiến đấu F-35C được giao trước đó đã có những lỗi như nhiên liệu bị nhiễm bẩn, khi phát hiện mảnh vụn kim loại trong nhiên liệu; lắp ráp các bộ phận không đúng cách và trục trặc ở màn hình toàn cảnh buồng lái, cùng một số các vấn đề khác...Bản ghi nhớ chỉ ra rằng, chỉ riêng việc sửa chữa hoàn toàn vấn đề ô nhiễm nhiên liệu, đồng nghĩa với việc F-35C cần phải tăng số chu trình làm sạch hệ thống nhiên liệu, việc này sẽ mất hơn 700 giờ và tiêu tốn hàng chục tấn nhiên liệu. Những vấn đề này đã cản trở kế hoạch trang bị phi đội chiến đấu F-35C thứ hai của Hải quân Mỹ.F-35C là phiên bản cất cánh và hạ cánh thông thường hoạt động trên tàu sân bay, nằm trong chương trình phát triển “Máy bay tiêm kích phối hợp (JSF)” của Quân đội Mỹ. Đây cũng là máy bay chiến đấu chủ lực, hoạt động trên các tàu sân bay lớp Ford; mỗi chiếc F-35C có giá lên tới 94,4 triệu USD.Hải quân Mỹ ban đầu kỳ vọng F-35C sẽ trở thành “cỗ máy tăng sức mạnh chiến đấu”, nhưng không ngờ chiếc máy bay tàng hình đầu tiên hoạt động trên tàu sân bay này, lại trở thành “kẻ gây rắc rối”.Năm 2022, một máy bay chiến đấu F-35C đã rơi xuống biển khi đang hạ cánh trên một chiếc tàu sân bay; năm nay, một máy bay chiến đấu F-35C khác đã hạ cánh “bằng mũi”, do bộ phận hạ cánh mũi của nó “vô tình rút lại” khi đang lăn trên đường băng...Trước việc chiến đấu cơ chủ lực trên tàu sân bay liên tục “giở chứng”, Quân đội Mỹ coi đây là những "tai nạn tồi tệ nhất". Vậy tại sao F-35C, "máy bay tiên tiến hoạt động trên tàu sân bay", lại thường xuyên gặp tai nạn?Nguyên nhân của sự sai sót, đầu tiên chính là mong muốn sự “hoàn hảo”, dẫn đến sai sót trong thiết kế. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, để đáp ứng nhu cầu chiến lược mới, Mỹ quyết định ngừng phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu F-22 vào năm 2009 và đưa ra "Kế hoạch máy bay chiến đấu chung", nhằm thiết kế một nền tảng máy bay chiến đấu tích hợp chung cho tất cả các quân chủng.Tuy nhiên, nhu cầu hoạt động và môi trường chiến đấu của các quân chủng rất khác nhau. Cách tiếp cận tham lam và tìm kiếm sự hoàn hảo này đã gây ra những thiếu sót cố hữu trong thiết kế F-35C ngay từ đầu.F-35C được cải tiến dựa trên nền tảng của tiêm kích F-35A, sau khi sử dụng trên tàu sân bay, Hải quân Mỹ nhận thấy càng đáp chính của F-35C quá sát đuôi máy bay và thiết kế móc đuôi không phù hợp, trực tiếp làm tăng thêm khó khăn cho việc móc cáp hãm đà.Thứ hai, sự đổi mới quá mức về công nghệ, đã ảnh hưởng đến sự ổn định của máy bay. Để làm nổi bật những ưu điểm về hiệu suất, F-35C sử dụng một số lượng lớn công nghệ tiên tiến, trong đó một số công nghệ vẫn chưa hoàn thiện và đã được áp dụng trước khi tất cả các cuộc thử nghiệm hoàn tất. Ngoài ra, F-35C còn loại bỏ các bộ phận cũ và đáng tin cậy trước đây và giới thiệu các bộ phận mới như bộ phận hạ cánh, thùng nhiên liệu và máy phóng. Do thiếu sự tích hợp tối ưu các công nghệ mới và linh kiện mới, độ tin cậy và ổn định của F-35C đã giảm đáng kể. Thứ ba, do máy bay mới nên quy trình bảo trì chưa được thực chứng, tạo ra mối nguy hiểm về an toàn. Thông tin cho thấy, quân đội Mỹ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm trong quá trình bảo dưỡng máy bay chiến đấu, ảnh hưởng đến trình độ huấn luyện bay, cũng như mục tiêu năng lực nhiệm vụ của máy bay chiến đấu.Năm 2018, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ công bố báo cáo cho thấy, chỉ 2% số máy bay F-35C của Hải quân có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do các bộ phận bảo dưỡng do quân đội Mỹ đặt hàng không nhận được kịp thời, ảnh hưởng lớn đến tốc độ sẵn sàng chiến đấu của số máy bay F-35C. Ngoài ra, thiết bị trên không của F-35C quá tích hợp và phức tạp, đồng thời nhân viên bảo trì cần được đào tạo dài hạn để nắm vững các kỹ thuật bảo trì, dẫn đến chu kỳ bảo trì dài hơn; đặc biệt là với những công nghệ mới.Việc số máy bay F-35C thường xuyên gặp tai nạn và sự cố, điều này gây ra nhiều nghi ngờ về loại máy bay chiến đấu này. Không khó để nhận thấy F-35C đang “gặp rắc rối” và chặng đường phía trước sẽ ngày càng gập ghềnh. (Nguồn ảnh: NBC, CNN, Wikipedia)
Cách đây không lâu, một bản ghi nhớ do phi đội tiêm kích tấn công của Thủy quân lục chiến Mỹ viết cho thấy, 5 máy bay chiến đấu F-35C được giao trước đó đã có những lỗi như nhiên liệu bị nhiễm bẩn, khi phát hiện mảnh vụn kim loại trong nhiên liệu; lắp ráp các bộ phận không đúng cách và trục trặc ở màn hình toàn cảnh buồng lái, cùng một số các vấn đề khác...
Bản ghi nhớ chỉ ra rằng, chỉ riêng việc sửa chữa hoàn toàn vấn đề ô nhiễm nhiên liệu, đồng nghĩa với việc F-35C cần phải tăng số chu trình làm sạch hệ thống nhiên liệu, việc này sẽ mất hơn 700 giờ và tiêu tốn hàng chục tấn nhiên liệu. Những vấn đề này đã cản trở kế hoạch trang bị phi đội chiến đấu F-35C thứ hai của Hải quân Mỹ.
F-35C là phiên bản cất cánh và hạ cánh thông thường hoạt động trên tàu sân bay, nằm trong chương trình phát triển “Máy bay tiêm kích phối hợp (JSF)” của Quân đội Mỹ. Đây cũng là máy bay chiến đấu chủ lực, hoạt động trên các tàu sân bay lớp Ford; mỗi chiếc F-35C có giá lên tới 94,4 triệu USD.
Hải quân Mỹ ban đầu kỳ vọng F-35C sẽ trở thành “cỗ máy tăng sức mạnh chiến đấu”, nhưng không ngờ chiếc máy bay tàng hình đầu tiên hoạt động trên tàu sân bay này, lại trở thành “kẻ gây rắc rối”.
Năm 2022, một máy bay chiến đấu F-35C đã rơi xuống biển khi đang hạ cánh trên một chiếc tàu sân bay; năm nay, một máy bay chiến đấu F-35C khác đã hạ cánh “bằng mũi”, do bộ phận hạ cánh mũi của nó “vô tình rút lại” khi đang lăn trên đường băng...
Trước việc chiến đấu cơ chủ lực trên tàu sân bay liên tục “giở chứng”, Quân đội Mỹ coi đây là những "tai nạn tồi tệ nhất". Vậy tại sao F-35C, "máy bay tiên tiến hoạt động trên tàu sân bay", lại thường xuyên gặp tai nạn?
Nguyên nhân của sự sai sót, đầu tiên chính là mong muốn sự “hoàn hảo”, dẫn đến sai sót trong thiết kế. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, để đáp ứng nhu cầu chiến lược mới, Mỹ quyết định ngừng phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu F-22 vào năm 2009 và đưa ra "Kế hoạch máy bay chiến đấu chung", nhằm thiết kế một nền tảng máy bay chiến đấu tích hợp chung cho tất cả các quân chủng.
Tuy nhiên, nhu cầu hoạt động và môi trường chiến đấu của các quân chủng rất khác nhau. Cách tiếp cận tham lam và tìm kiếm sự hoàn hảo này đã gây ra những thiếu sót cố hữu trong thiết kế F-35C ngay từ đầu.
F-35C được cải tiến dựa trên nền tảng của tiêm kích F-35A, sau khi sử dụng trên tàu sân bay, Hải quân Mỹ nhận thấy càng đáp chính của F-35C quá sát đuôi máy bay và thiết kế móc đuôi không phù hợp, trực tiếp làm tăng thêm khó khăn cho việc móc cáp hãm đà.
Thứ hai, sự đổi mới quá mức về công nghệ, đã ảnh hưởng đến sự ổn định của máy bay. Để làm nổi bật những ưu điểm về hiệu suất, F-35C sử dụng một số lượng lớn công nghệ tiên tiến, trong đó một số công nghệ vẫn chưa hoàn thiện và đã được áp dụng trước khi tất cả các cuộc thử nghiệm hoàn tất.
Ngoài ra, F-35C còn loại bỏ các bộ phận cũ và đáng tin cậy trước đây và giới thiệu các bộ phận mới như bộ phận hạ cánh, thùng nhiên liệu và máy phóng. Do thiếu sự tích hợp tối ưu các công nghệ mới và linh kiện mới, độ tin cậy và ổn định của F-35C đã giảm đáng kể.
Thứ ba, do máy bay mới nên quy trình bảo trì chưa được thực chứng, tạo ra mối nguy hiểm về an toàn. Thông tin cho thấy, quân đội Mỹ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm trong quá trình bảo dưỡng máy bay chiến đấu, ảnh hưởng đến trình độ huấn luyện bay, cũng như mục tiêu năng lực nhiệm vụ của máy bay chiến đấu.
Năm 2018, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ công bố báo cáo cho thấy, chỉ 2% số máy bay F-35C của Hải quân có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do các bộ phận bảo dưỡng do quân đội Mỹ đặt hàng không nhận được kịp thời, ảnh hưởng lớn đến tốc độ sẵn sàng chiến đấu của số máy bay F-35C.
Ngoài ra, thiết bị trên không của F-35C quá tích hợp và phức tạp, đồng thời nhân viên bảo trì cần được đào tạo dài hạn để nắm vững các kỹ thuật bảo trì, dẫn đến chu kỳ bảo trì dài hơn; đặc biệt là với những công nghệ mới.
Việc số máy bay F-35C thường xuyên gặp tai nạn và sự cố, điều này gây ra nhiều nghi ngờ về loại máy bay chiến đấu này. Không khó để nhận thấy F-35C đang “gặp rắc rối” và chặng đường phía trước sẽ ngày càng gập ghềnh. (Nguồn ảnh: NBC, CNN, Wikipedia)