Trong Chiến tranh Lạnh, Pakistan và Ấn Độ liên tục mua máy bay chiến đấu cao cấp từ phương Tây và Liên Xô; bầu trời của hai quốc gia đại kình địch, đã chứng kiến nhiều loại máy bay chiến đấu đối đầu nhau, để biết khối cường quốc nào, sản xuất máy bay chiến đấu tốt hơn.Không giống như khu vực Trung Đông, giữa Ấn Độ và Pakistan không có sự khác biệt đáng kể trong việc huấn luyện hoặc chênh lệch về trang bị, điều này khiến chiến trường Nam Á, đặc biệt có giá trị, để đánh giá hiệu suất chiến đấu, của các loại máy bay tiêm kích khác nhau.Ví dụ đáng chú ý nhất là sự thất bại gần như hoàn toàn, của chiếc F-104 Starfighter của Mỹ; đây là chiến đấu cơ tinh nhuệ của Pakistan vào những năm 1960, để đối đầu với MiG-21 của Liên Xô, được Không quân Ấn Độ trang bị.Chiến trường Nam Á này cũng chứng kiến khả năng của một trong những máy bay quân sự có năng lực nhất của Liên Xô, xuất hiện trên không phận Pakistan từ năm 1981, đó chính là một phi đội MiG-25R Foxbats của Ấn Độ, mà họ nhận trực tiếp từ Liên Xô.MiG-25R chính thức được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô vào năm 1970; các biến thể hiện đại hóa, còn tiếp tục phục vụ trong Không quân Nga cho đến năm 2013. Nhưng do những hạn chế về ngân sách của Nga, dẫn đến việc, phi đội này phải loại biên sớm.Chiến đấu cơ MiG-25 được phương Tây biết đến vào năm 1971, khi một đội gồm bốn phi công và 2 máy bay MiG-25, được triển khai tới một căn cứ nhỏ của Liên Xô ở miền bắc Ai Cập và bay qua Bán đảo Sinai, khi đó đang bị Israel chiếm giữ.Nhiệm vụ của những chiếc MiG-25 này là tiến hành thử nghiệm trong điều kiện thực chiến; đồng thời để thu thập thông tin tình báo. Việc đưa MiG-25 đến Ai Cập, nhằm tránh sự truy đuổi của những chiếc F-4E của Israel; đây là những chiến đấu cơ hiện đại nhất khi đó, được trang bị tên lửa tầm xa AIM-7.Với khả năng gần như bất khả xâm phạm của MiG-25, nhờ tốc độ và khả năng cơ động. MiG-25 có nhiều phiên bản như trinh sát, đánh chặn, ném bom và chế áp hệ thống phòng không. MiG-25 có thể hoạt động ở độ cao hơn 20km (một số biến thể có thể lên tới 30km); tốc độ tối đa trên Mach 3,2.Với những tính năng của MiG-25, nên IAF đã quyết định mua 8 chiếc MiG-25R (phiên bản trinh sát), bao gồm 6 chiếc ghế đơn và 2 chiếc 2 chỗ ngồi và được IAF sử dụng xâm nhập sâu vào không phận Pakistan, để trinh sát chiến lược.Trong suốt thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, phi đội MiG-25R của IAF thường xuyên xâm nhập vào không phận Pakistan để trinh sát với tốc độ cận âm và dựa vào độ cao cực lớn của chúng, nên không hề bị phát hiện. Phải đến năm 1997, lúc này Pakistan mới biết các hành động do thám bằng máy bay chiến đấu MiG-25R của Ấn Độ.Năm 1997, khi Pakistan tiến hành các vụ thử hạt nhân, MiG-25R của Ấn Độ đã thường xuyên được sử dụng để thu thập thông tin tình báo. Đồng thời để cảnh báo và răn đe những cái “đầu nóng” của Pakistan; một phi công MIG-25 của Ấn Độ được lệnh, khi bay qua thủ đô Islamabad của Pakistan, đã cố tình tăng tốc máy bay của mình, để phá vỡ rào cản âm thanh.Việc bùng nổ âm thanh của chiếc MiG-25R trên bầu trời thủ đô, đã báo cho Pakistan về sự xâm nhập của máy bay Ấn Độ; Pakistan tức tốc điều F-16 để đánh chặn, nhưng cũng giống như Israel 25 năm về trước, khi dùng F-4E đánh chặn MiG-25; nhưng MiG-25 đã chứng tỏ khả năng, khi vượt xa các máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo.Việc phi công Ấn Độ cố tình tăng tốc, để MiG-25 tiết lộ vị trí của mình, nhằm chứng tỏ màn phô diễn khả năng đáng gờm, của Không quân Ấn Độ với Pakistan, trong thời điểm căng thẳng giữa hai quốc gia Nam Á tăng cao.Đáng chú ý là Ấn Độ chưa bao giờ mua các biến thể chiến đấu của MiG-25, mặc dù họ thấy hiệu suất tuyệt vời của các biến thể trinh sát. Điều này có thể do một số yếu tố đó là, các địch thủ Trung Quốc và Pakistan khi đó, không có những chiến đấu cơ hiện đại như F-14 hoặc F-15.Lúc này Pakistan chỉ được trang bị những chiếc F-16 hạng nhẹ và Trung Quốc là những chiếc J-7 (một bản sao của MiG-21), nên thực sự không phải là đối thủ xứng tầm của Không quân Ấn Độ.Lúc này Ấn Độ chọn MiG-29, một chiến đấu cơ thế hệ 4 của Liên Xô, rẻ hơn và có chi phí sử dụng thấp hơn MiG-25, những vẫn đảm bảo hiệu suất vượt trội và được cho là phù hợp hơn để chống lại số F-16, Mirage III già cỗi và J-7 của cả Trung Quốc và Pakistan.Đáng chú ý là tất cả khách hàng mua MiG-25, đều là các quốc gia giàu dầu mỏ, điều này có thể giúp trang trải mức tiêu thụ nhiên liệu rất cao, bằng nguồn tài nguyên của họ với chi phí thấp.Ấn Độ bắt đầu mua máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga vào giữa những năm 2000, với những chiếc tiêm kích Su-30MKI (phiên bản cải tiến từ Su-27 cho IAF), hiện Su-30MKI đóng vai trò là “xương sống” của IAF, với số lượng đến 250 chiếc và vẫn tiếp tục tăng thêm.Những chiếc MiG-25R của Ấn Độ đã được cho loại biên vào năm 2006 vì hết niên hạn sử dụng; và trong 25 năm phục vụ, những chiếc MiG-25R thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia thù địch, nhưng không một chiếc Foxbat nào bị bắn rơi.Ngày nay, với sự ra đời của các vệ tinh do thám hiện đại, có độ phân giải cao, có thể giám sát 24/24 giờ trong ngày, nên Ấn Độ không còn nhu cầu về các máy bay trinh sát đắt tiền này.Về phần mình, Pakistan cũng đã cải thiện đáng kể khả năng phòng không của họ kể từ những năm 1990, với việc trang bị máy bay chiến đấu JF-17, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL-12, dẫn đường bằng radar chủ động; cũng như nâng cấp các máy bay F-16 của mình, có thể sử dụng tên lửa AIM-120C, có khả năng tương tự như PL-12.Vào đầu thập niên 2010, Pakistan cũng đã mua hệ thống phòng không tầm cao HQ-16 của Trung Quốc và được cho là đang xem xét mua tiếp hệ thống phòng không tầm cao HQ-9B, có tầm bắn xa hơn và cao hơn, cung cấp khả năng phòng thủ tốt hơn nhiều, so với những gì họ có trong thập niên 1990. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh tiêm kích MiG-25 - quái thú một thời của Moscow, khiến nhiều đối thủ phải run sợ. Nguồn: ArChive.
Trong Chiến tranh Lạnh, Pakistan và Ấn Độ liên tục mua máy bay chiến đấu cao cấp từ phương Tây và Liên Xô; bầu trời của hai quốc gia đại kình địch, đã chứng kiến nhiều loại máy bay chiến đấu đối đầu nhau, để biết khối cường quốc nào, sản xuất máy bay chiến đấu tốt hơn.
Không giống như khu vực Trung Đông, giữa Ấn Độ và Pakistan không có sự khác biệt đáng kể trong việc huấn luyện hoặc chênh lệch về trang bị, điều này khiến chiến trường Nam Á, đặc biệt có giá trị, để đánh giá hiệu suất chiến đấu, của các loại máy bay tiêm kích khác nhau.
Ví dụ đáng chú ý nhất là sự thất bại gần như hoàn toàn, của chiếc F-104 Starfighter của Mỹ; đây là chiến đấu cơ tinh nhuệ của Pakistan vào những năm 1960, để đối đầu với MiG-21 của Liên Xô, được Không quân Ấn Độ trang bị.
Chiến trường Nam Á này cũng chứng kiến khả năng của một trong những máy bay quân sự có năng lực nhất của Liên Xô, xuất hiện trên không phận Pakistan từ năm 1981, đó chính là một phi đội MiG-25R Foxbats của Ấn Độ, mà họ nhận trực tiếp từ Liên Xô.
MiG-25R chính thức được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô vào năm 1970; các biến thể hiện đại hóa, còn tiếp tục phục vụ trong Không quân Nga cho đến năm 2013. Nhưng do những hạn chế về ngân sách của Nga, dẫn đến việc, phi đội này phải loại biên sớm.
Chiến đấu cơ MiG-25 được phương Tây biết đến vào năm 1971, khi một đội gồm bốn phi công và 2 máy bay MiG-25, được triển khai tới một căn cứ nhỏ của Liên Xô ở miền bắc Ai Cập và bay qua Bán đảo Sinai, khi đó đang bị Israel chiếm giữ.
Nhiệm vụ của những chiếc MiG-25 này là tiến hành thử nghiệm trong điều kiện thực chiến; đồng thời để thu thập thông tin tình báo. Việc đưa MiG-25 đến Ai Cập, nhằm tránh sự truy đuổi của những chiếc F-4E của Israel; đây là những chiến đấu cơ hiện đại nhất khi đó, được trang bị tên lửa tầm xa AIM-7.
Với khả năng gần như bất khả xâm phạm của MiG-25, nhờ tốc độ và khả năng cơ động. MiG-25 có nhiều phiên bản như trinh sát, đánh chặn, ném bom và chế áp hệ thống phòng không. MiG-25 có thể hoạt động ở độ cao hơn 20km (một số biến thể có thể lên tới 30km); tốc độ tối đa trên Mach 3,2.
Với những tính năng của MiG-25, nên IAF đã quyết định mua 8 chiếc MiG-25R (phiên bản trinh sát), bao gồm 6 chiếc ghế đơn và 2 chiếc 2 chỗ ngồi và được IAF sử dụng xâm nhập sâu vào không phận Pakistan, để trinh sát chiến lược.
Trong suốt thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, phi đội MiG-25R của IAF thường xuyên xâm nhập vào không phận Pakistan để trinh sát với tốc độ cận âm và dựa vào độ cao cực lớn của chúng, nên không hề bị phát hiện. Phải đến năm 1997, lúc này Pakistan mới biết các hành động do thám bằng máy bay chiến đấu MiG-25R của Ấn Độ.
Năm 1997, khi Pakistan tiến hành các vụ thử hạt nhân, MiG-25R của Ấn Độ đã thường xuyên được sử dụng để thu thập thông tin tình báo. Đồng thời để cảnh báo và răn đe những cái “đầu nóng” của Pakistan; một phi công MIG-25 của Ấn Độ được lệnh, khi bay qua thủ đô Islamabad của Pakistan, đã cố tình tăng tốc máy bay của mình, để phá vỡ rào cản âm thanh.
Việc bùng nổ âm thanh của chiếc MiG-25R trên bầu trời thủ đô, đã báo cho Pakistan về sự xâm nhập của máy bay Ấn Độ; Pakistan tức tốc điều F-16 để đánh chặn, nhưng cũng giống như Israel 25 năm về trước, khi dùng F-4E đánh chặn MiG-25; nhưng MiG-25 đã chứng tỏ khả năng, khi vượt xa các máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo.
Việc phi công Ấn Độ cố tình tăng tốc, để MiG-25 tiết lộ vị trí của mình, nhằm chứng tỏ màn phô diễn khả năng đáng gờm, của Không quân Ấn Độ với Pakistan, trong thời điểm căng thẳng giữa hai quốc gia Nam Á tăng cao.
Đáng chú ý là Ấn Độ chưa bao giờ mua các biến thể chiến đấu của MiG-25, mặc dù họ thấy hiệu suất tuyệt vời của các biến thể trinh sát. Điều này có thể do một số yếu tố đó là, các địch thủ Trung Quốc và Pakistan khi đó, không có những chiến đấu cơ hiện đại như F-14 hoặc F-15.
Lúc này Pakistan chỉ được trang bị những chiếc F-16 hạng nhẹ và Trung Quốc là những chiếc J-7 (một bản sao của MiG-21), nên thực sự không phải là đối thủ xứng tầm của Không quân Ấn Độ.
Lúc này Ấn Độ chọn MiG-29, một chiến đấu cơ thế hệ 4 của Liên Xô, rẻ hơn và có chi phí sử dụng thấp hơn MiG-25, những vẫn đảm bảo hiệu suất vượt trội và được cho là phù hợp hơn để chống lại số F-16, Mirage III già cỗi và J-7 của cả Trung Quốc và Pakistan.
Đáng chú ý là tất cả khách hàng mua MiG-25, đều là các quốc gia giàu dầu mỏ, điều này có thể giúp trang trải mức tiêu thụ nhiên liệu rất cao, bằng nguồn tài nguyên của họ với chi phí thấp.
Ấn Độ bắt đầu mua máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga vào giữa những năm 2000, với những chiếc tiêm kích Su-30MKI (phiên bản cải tiến từ Su-27 cho IAF), hiện Su-30MKI đóng vai trò là “xương sống” của IAF, với số lượng đến 250 chiếc và vẫn tiếp tục tăng thêm.
Những chiếc MiG-25R của Ấn Độ đã được cho loại biên vào năm 2006 vì hết niên hạn sử dụng; và trong 25 năm phục vụ, những chiếc MiG-25R thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia thù địch, nhưng không một chiếc Foxbat nào bị bắn rơi.
Ngày nay, với sự ra đời của các vệ tinh do thám hiện đại, có độ phân giải cao, có thể giám sát 24/24 giờ trong ngày, nên Ấn Độ không còn nhu cầu về các máy bay trinh sát đắt tiền này.
Về phần mình, Pakistan cũng đã cải thiện đáng kể khả năng phòng không của họ kể từ những năm 1990, với việc trang bị máy bay chiến đấu JF-17, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL-12, dẫn đường bằng radar chủ động; cũng như nâng cấp các máy bay F-16 của mình, có thể sử dụng tên lửa AIM-120C, có khả năng tương tự như PL-12.
Vào đầu thập niên 2010, Pakistan cũng đã mua hệ thống phòng không tầm cao HQ-16 của Trung Quốc và được cho là đang xem xét mua tiếp hệ thống phòng không tầm cao HQ-9B, có tầm bắn xa hơn và cao hơn, cung cấp khả năng phòng thủ tốt hơn nhiều, so với những gì họ có trong thập niên 1990. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh tiêm kích MiG-25 - quái thú một thời của Moscow, khiến nhiều đối thủ phải run sợ. Nguồn: ArChive.