Thông tấn xã Kyodo của Nhật Bản ngày 3/6 đưa tin, vào khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, hai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A thuộc căn cứ Misawa của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, lần lượt phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Aomori.Việc hai chiếc F-35A hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Aomori, là do "sự cố cơ học không xác định" ở một trong hai máy bay F-35A và buộc phải hạ cánh khẩn cấp ngay lập tức. Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, đã từ chối cung cấp thông tin chi tiết về lý do hạ cánh khẩn cấp.Kyodo News cũng đưa tin, vào tháng 6 năm ngoái, một chiếc F-35A xuất phát từ sân bay Misawa đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Aomori, người ta phát hiện hệ thống điện của máy bay gặp trục trặc và đèn cảnh báo bật sáng. Việc hạ cánh khẩn cấp liên tục cho thấy, độ tin cậy của tiêm kích F-35 “đang bị nghi ngờ”. Chỉ vài ngày trước tình huống khẩn cấp với tiêm kích F-35 của Nhật Bản, ngày 28/5, một tiêm kích F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ vừa được chuyển giao từ nhà máy bị rơi khi cất cánh, phi công đã kịp nhảy dù thoát thân và được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị thương nặng. Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn trên vẫn còn đang được điều tra. Ngoài ra, vào ngày 15/12/2022 và ngày 17/9/2023, F-35B của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã bị rơi liên tiếp 2 lần.Các chuyên gia Trung Quốc được tờ Hoàn Cầu phỏng vấn cho rằng, F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới do Mỹ phát triển và được nhiều nước tham gia, trong đó mẫu F-35A cất hạ cánh thông thường, F-35B cất hạ cánh thẳng đứng và mẫu F-35C hoạt động trên tàu sân bay.Tuy nhiên, các vấn đề “trục trặc kỹ thuật” vẫn tiếp diễn, kể từ khi F-35 bay thử lần đầu, với sự chậm trễ nghiêm trọng về tiến độ và chi phí quá cao. Ngay cả sau khi giao máy bay F-35, vẫn phải sửa chữa lại, điều này trực tiếp dẫn đến làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu.Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, máy bay chiến đấu F-35 có hơn 800 lỗi thiết kế. Do các vấn đề lâu dài chưa được giải quyết với động cơ, ghế phóng và vật liệu chế tạo thân máy bay của F-35, nên Lầu Năm Góc đã nhiều lần yêu cầu loại bỏ máy bay này. Vào tháng 5 năm nay, trang web “Defense News” của Mỹ tiết lộ rằng, kể từ tháng 7/2023, Lầu Năm Góc đã từ chối nhận những chiếc F-35 chưa hoàn thành nâng cấp những hạng mục cấp thiết và công ty Lockheed Martin hiện có hàng trăm chiếc F-35 mới được sản xuất chưa thể bàn giao. Theo Lầu Năm Góc, tệ hơn nữa, các máy bay chiến đấu dòng F-35 không chỉ có sai sót về hiệu suất thiết kế, mà còn có sai sót nghiêm trọng về chất lượng sản xuất.Defense News tiết lộ "hàng loạt vấn đề" được phát hiện trên 5 chiếc máy bay F-35C, sử dụng trên tàu sân bay, mới được giao cho Phi đội 311 của Thủy quân lục chiến Mỹ vào năm 2023. Hàng loạt vấn đề được phơi bày được giới chuyên gia Mỹ đánh giá là “rất sốc và cực kỳ đáng lo ngại”. Các quốc gia trang bị dòng máy bay chiến đấu F-35 cũng gặp nhiều vấn đề. Hàn Quốc báo cáo rằng, chỉ trong vòng 18 tháng từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2022, F-35A do Không quân Hàn Quốc trang bị đã xuất hiện tổng cộng 234 lần trục trặc, 172 trong số đó ở trạng thái "không thể bay" và 62 lần ở trạng thái "không thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể". Người Hàn Quốc phàn nàn rằng, tỷ lệ hỏng hóc của máy bay tàng hình thế hệ thứ năm được mua với giá 7 tỷ USD, cao hơn F-100, cao gấp đôi F-5 những năm 1960 và 1970. Từ góc độ này, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc muốn phát triển máy bay gần như thế hệ thứ năm KF-21 của riêng mình.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cũng công khai phát biểu trong một cuộc họp rằng, máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ bán có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng và dịch vụ hậu mãi. Vậy chuyện gì đang xảy ra với F-35 của Anh? Khi F-35B của Anh rơi xuống biển vào tháng 11/2021, lý do là thợ kỹ thuật trên tàu sân bay, đã “quên” tháo nắp cửa hút gió. Điều này không thể đổ lỗi cho chất lượng kém của nhà sản xuất Lockheed Martin.Vấn đề nghiêm trọng của F-35 theo ông Wallace, đó là chúng không thể sử dụng tên lửa của Công ty tên lửa châu Âu, khi Lockheed Martin “cực kỳ bất hợp tác” trong vấn đề này, đây được coi là vấn đề dịch vụ hậu mãi. Tất nhiên, đó cũng là sự bảo vệ lợi ích của những nhà buôn bán vũ khí Mỹ, khi họ “bán bia kèm lạc”, chứ không thể có cảnh “cốc mò, cò xơi”.Điều “đau đớn nhất” đối với các quốc gia khi sử dụng F-35, đó là chi phí bay cao, chi phí bảo trì hàng ngày, nâng cấp phần mềm cũng như chi phí nâng cấp và thay thế linh kiện… không giành cho quốc gia có ngân sách hạn hẹp.Nhưng việc mua F-35 chỉ là chi phí đầu tiên, các chi phí tiếp theo mới là đắt đỏ; đặc biệt là F-35 phải liên tục nâng cấp, đó là khoản kinh phí “thực sự kinh hoàng” mà các quốc gia chấp nhận mua loại chiến đấu cơ này phải gánh chịu. (Nguồn ảnh CNN, Forbes, Wikipedia).
Thông tấn xã Kyodo của Nhật Bản ngày 3/6 đưa tin, vào khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, hai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A thuộc căn cứ Misawa của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, lần lượt phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Aomori.
Việc hai chiếc F-35A hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Aomori, là do "sự cố cơ học không xác định" ở một trong hai máy bay F-35A và buộc phải hạ cánh khẩn cấp ngay lập tức. Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, đã từ chối cung cấp thông tin chi tiết về lý do hạ cánh khẩn cấp.
Kyodo News cũng đưa tin, vào tháng 6 năm ngoái, một chiếc F-35A xuất phát từ sân bay Misawa đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Aomori, người ta phát hiện hệ thống điện của máy bay gặp trục trặc và đèn cảnh báo bật sáng. Việc hạ cánh khẩn cấp liên tục cho thấy, độ tin cậy của tiêm kích F-35 “đang bị nghi ngờ”.
Chỉ vài ngày trước tình huống khẩn cấp với tiêm kích F-35 của Nhật Bản, ngày 28/5, một tiêm kích F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ vừa được chuyển giao từ nhà máy bị rơi khi cất cánh, phi công đã kịp nhảy dù thoát thân và được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị thương nặng.
Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn trên vẫn còn đang được điều tra. Ngoài ra, vào ngày 15/12/2022 và ngày 17/9/2023, F-35B của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã bị rơi liên tiếp 2 lần.
Các chuyên gia Trung Quốc được tờ Hoàn Cầu phỏng vấn cho rằng, F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới do Mỹ phát triển và được nhiều nước tham gia, trong đó mẫu F-35A cất hạ cánh thông thường, F-35B cất hạ cánh thẳng đứng và mẫu F-35C hoạt động trên tàu sân bay.
Tuy nhiên, các vấn đề “trục trặc kỹ thuật” vẫn tiếp diễn, kể từ khi F-35 bay thử lần đầu, với sự chậm trễ nghiêm trọng về tiến độ và chi phí quá cao. Ngay cả sau khi giao máy bay F-35, vẫn phải sửa chữa lại, điều này trực tiếp dẫn đến làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, máy bay chiến đấu F-35 có hơn 800 lỗi thiết kế. Do các vấn đề lâu dài chưa được giải quyết với động cơ, ghế phóng và vật liệu chế tạo thân máy bay của F-35, nên Lầu Năm Góc đã nhiều lần yêu cầu loại bỏ máy bay này.
Vào tháng 5 năm nay, trang web “Defense News” của Mỹ tiết lộ rằng, kể từ tháng 7/2023, Lầu Năm Góc đã từ chối nhận những chiếc F-35 chưa hoàn thành nâng cấp những hạng mục cấp thiết và công ty Lockheed Martin hiện có hàng trăm chiếc F-35 mới được sản xuất chưa thể bàn giao.
Theo Lầu Năm Góc, tệ hơn nữa, các máy bay chiến đấu dòng F-35 không chỉ có sai sót về hiệu suất thiết kế, mà còn có sai sót nghiêm trọng về chất lượng sản xuất.
Defense News tiết lộ "hàng loạt vấn đề" được phát hiện trên 5 chiếc máy bay F-35C, sử dụng trên tàu sân bay, mới được giao cho Phi đội 311 của Thủy quân lục chiến Mỹ vào năm 2023. Hàng loạt vấn đề được phơi bày được giới chuyên gia Mỹ đánh giá là “rất sốc và cực kỳ đáng lo ngại”.
Các quốc gia trang bị dòng máy bay chiến đấu F-35 cũng gặp nhiều vấn đề. Hàn Quốc báo cáo rằng, chỉ trong vòng 18 tháng từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2022, F-35A do Không quân Hàn Quốc trang bị đã xuất hiện tổng cộng 234 lần trục trặc, 172 trong số đó ở trạng thái "không thể bay" và 62 lần ở trạng thái "không thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể".
Người Hàn Quốc phàn nàn rằng, tỷ lệ hỏng hóc của máy bay tàng hình thế hệ thứ năm được mua với giá 7 tỷ USD, cao hơn F-100, cao gấp đôi F-5 những năm 1960 và 1970. Từ góc độ này, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc muốn phát triển máy bay gần như thế hệ thứ năm KF-21 của riêng mình.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cũng công khai phát biểu trong một cuộc họp rằng, máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ bán có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng và dịch vụ hậu mãi.
Vậy chuyện gì đang xảy ra với F-35 của Anh? Khi F-35B của Anh rơi xuống biển vào tháng 11/2021, lý do là thợ kỹ thuật trên tàu sân bay, đã “quên” tháo nắp cửa hút gió. Điều này không thể đổ lỗi cho chất lượng kém của nhà sản xuất Lockheed Martin.
Vấn đề nghiêm trọng của F-35 theo ông Wallace, đó là chúng không thể sử dụng tên lửa của Công ty tên lửa châu Âu, khi Lockheed Martin “cực kỳ bất hợp tác” trong vấn đề này, đây được coi là vấn đề dịch vụ hậu mãi. Tất nhiên, đó cũng là sự bảo vệ lợi ích của những nhà buôn bán vũ khí Mỹ, khi họ “bán bia kèm lạc”, chứ không thể có cảnh “cốc mò, cò xơi”.
Điều “đau đớn nhất” đối với các quốc gia khi sử dụng F-35, đó là chi phí bay cao, chi phí bảo trì hàng ngày, nâng cấp phần mềm cũng như chi phí nâng cấp và thay thế linh kiện… không giành cho quốc gia có ngân sách hạn hẹp.
Nhưng việc mua F-35 chỉ là chi phí đầu tiên, các chi phí tiếp theo mới là đắt đỏ; đặc biệt là F-35 phải liên tục nâng cấp, đó là khoản kinh phí “thực sự kinh hoàng” mà các quốc gia chấp nhận mua loại chiến đấu cơ này phải gánh chịu. (Nguồn ảnh CNN, Forbes, Wikipedia).