Được phát triển vào thập niên 1980 trên cơ sở tên lửa hạng nặng R-33 (AA-9 Amos), tên lửa không đối không hạng nặng R-37 (AA-13 Axehead), tiền thân của tên lửa R-37M hiện nay, được thiết kế để trang bị trên máy bay có radar mạnh như MIG-31, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không tầm xa.Để tên lửa có tầm bắn 200 km này có thể trang bị trên các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không như Su-27 hoặc Su-30 mới được Liên Xô phát triển, mà không có radar mạnh như trên tiêm kích đánh chặn MiG-31, các nhà phát triển Liên Xô đã tiến hành cải tiến tên lửa R-37 thành R-37M.Các kỹ sư Liên Xô đã thay thế thiết bị tìm kiếm mục tiêu từ radar bán chủ động của tên lửa R-33 bằng thiết bị tìm kiếm radar chủ động, kết hợp với hệ thống dẫn đường quán tính, giống như trên tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix, trang bị cho tiêm kích hạm F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ trên tên lửa R-37M (M có nghĩa là “hiện đại hóa”).Tuy nhiên, những khó khăn kinh tế mà Liên Xô gặp phải vào cuối thập niên 1980 đã khiến Liên Xô phải trì hoãn đáng kể công việc của chương trình này vào năm 1988; và sau đó, loại tên lửa tiên tiến này không thể đưa vào sử dụng, do Liên Xô tan rã năm 1991.Năm 2006, dựa vào nỗ lực và các khoản tín dụng mới mà Điện Kremlin cung cấp kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, Công ty tên lửa chiến thuật Vympel MKB của Nga đã tiếp tục chương trình phát triển tên lửa R-37M, nhằm hiện đại hóa nó và để trang bị máy bay chiến đấu Su-30SM, Su-35 và Su-57 mới của Nga.Trên thực tế, lực lượng không quân Nga muốn trang bị cho mình một loại tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở tầm xa như máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không (AWACS E-3 Sentry, E-7 Wedgetail, E-2 Hawkeye,...), máy bay tiếp dầu trên không như KC-135, A330 MRTT hoặc KC-130, cũng như máy bay tình báo điện tử như như Rivet Joint hoặc Compass Call.Đối với Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, việc vô hiệu hóa hạm đội hỗ trợ trên không này, cũng đồng nghĩa như “chọc mù” hết “tai mắt” của phi đội máy bay chiến đấu của NATO, do phi đội máy bay chiến đấu của NATO phụ thuộc quá nhiều vào các loại máy bay này.Nhưng trên thực tế, chính tên lửa R-37M ban đầu được thiết kế để thay thế tên lửa R-33 như một phần của quá trình hiện đại hóa Mig-31 lên phiên bản MiG-31BM. Do vậy tên lửa R-37M được đưa vào sử dụng đầu tiên trên máy bay MiG-31BM vào năm 2018.Rất nhanh chóng, các kỹ sư Nga đã tiến hành điều chỉnh tên lửa R-37M để trang bị trên Su-35, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không tối thượng trong dòng Flanker. Su-35 được trang bị radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) Irbis-E rất mạnh. Chỉ hai năm sau, vào cuối năm 2020, cặp Su-35/R-37M được tuyên bố hoạt động trong Không quân Nga.Tên lửa R-37M có khả năng tấn công máy bay ở cự ly 200 km khi phóng trực tiếp và lên tới 400 km khi phóng ở độ cao lớn. Điểm nổi bật là tên lửa R-37M đạt tốc độ đầu cuối lớn hơn Mach 5, khiến máy bay mục tiêu khó né tránh bằng cách cơ động, vì chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để cố gắng thoát khỏi khả năng truy đuổi của tên lửa.Hơn nữa, vì tên lửa R-37M chỉ được phát triển ở Nga và chưa bao giờ được xuất khẩu, nên có rất ít thông tin về loại tên lửa này, để giúp các hệ thống gây nhiễu phòng thủ của NATO cũng như trong Không quân Ukraine có thể chống lại R-37M. Việc NATO coi tên lửa R-37M là tên lửa chuyên dùng để đánh chặn các mục tiêu lớn và kém cơ động như máy bay tiếp dầu hay AWACS, thì giờ đây có vẻ như nó cũng rất hiệu quả khi chống lại máy bay chiến đấu hoặc máy bay tiêm kích bom, cơ động ở độ cao rất thấp.Và thực tế là cho đến ngày nay, theo lực lượng Không quân Ukraine cho biết, cặp đôi “song sát” Su-35/R-37M là mối đe dọa lớn nhất đối với máy bay chiến đấu của họ hoạt động gần đường chiến tuyến, kể cả khi họ bay ở độ cao thấp và tốc độ cao.Theo các phi công Ukraine, họ hoàn toàn quen thuộc với tính năng và vị trí của các hệ thống tên lửa đất đối không của Nga, cũng như tính năng của các tên lửa không đối không truyền thống như R-73 tầm ngắn, hoặc R-77 tầm trung.Tuy nhiên, hiện nay họ thường bất lực trước những chiếc siêu tiêm kích đánh chặn Su-35 có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu của Ukraine ở khoảng cách hơn 200 km bằng radar Irbis-E, sau đó tấn công họ bằng tên lửa R-37M ở khoảng cách này. Đây cũng là loại tên lửa bắn hạ nhiều nhất máy bay chiến đấu của Ukraine kể từ đầu cuộc chiến. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Topwar, Sputnik).
Được phát triển vào thập niên 1980 trên cơ sở tên lửa hạng nặng R-33 (AA-9 Amos), tên lửa không đối không hạng nặng R-37 (AA-13 Axehead), tiền thân của tên lửa R-37M hiện nay, được thiết kế để trang bị trên máy bay có radar mạnh như MIG-31, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không tầm xa.
Để tên lửa có tầm bắn 200 km này có thể trang bị trên các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không như Su-27 hoặc Su-30 mới được Liên Xô phát triển, mà không có radar mạnh như trên tiêm kích đánh chặn MiG-31, các nhà phát triển Liên Xô đã tiến hành cải tiến tên lửa R-37 thành R-37M.
Các kỹ sư Liên Xô đã thay thế thiết bị tìm kiếm mục tiêu từ radar bán chủ động của tên lửa R-33 bằng thiết bị tìm kiếm radar chủ động, kết hợp với hệ thống dẫn đường quán tính, giống như trên tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix, trang bị cho tiêm kích hạm F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ trên tên lửa R-37M (M có nghĩa là “hiện đại hóa”).
Tuy nhiên, những khó khăn kinh tế mà Liên Xô gặp phải vào cuối thập niên 1980 đã khiến Liên Xô phải trì hoãn đáng kể công việc của chương trình này vào năm 1988; và sau đó, loại tên lửa tiên tiến này không thể đưa vào sử dụng, do Liên Xô tan rã năm 1991.
Năm 2006, dựa vào nỗ lực và các khoản tín dụng mới mà Điện Kremlin cung cấp kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, Công ty tên lửa chiến thuật Vympel MKB của Nga đã tiếp tục chương trình phát triển tên lửa R-37M, nhằm hiện đại hóa nó và để trang bị máy bay chiến đấu Su-30SM, Su-35 và Su-57 mới của Nga.
Trên thực tế, lực lượng không quân Nga muốn trang bị cho mình một loại tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở tầm xa như máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không (AWACS E-3 Sentry, E-7 Wedgetail, E-2 Hawkeye,...), máy bay tiếp dầu trên không như KC-135, A330 MRTT hoặc KC-130, cũng như máy bay tình báo điện tử như như Rivet Joint hoặc Compass Call.
Đối với Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, việc vô hiệu hóa hạm đội hỗ trợ trên không này, cũng đồng nghĩa như “chọc mù” hết “tai mắt” của phi đội máy bay chiến đấu của NATO, do phi đội máy bay chiến đấu của NATO phụ thuộc quá nhiều vào các loại máy bay này.
Nhưng trên thực tế, chính tên lửa R-37M ban đầu được thiết kế để thay thế tên lửa R-33 như một phần của quá trình hiện đại hóa Mig-31 lên phiên bản MiG-31BM. Do vậy tên lửa R-37M được đưa vào sử dụng đầu tiên trên máy bay MiG-31BM vào năm 2018.
Rất nhanh chóng, các kỹ sư Nga đã tiến hành điều chỉnh tên lửa R-37M để trang bị trên Su-35, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không tối thượng trong dòng Flanker. Su-35 được trang bị radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) Irbis-E rất mạnh. Chỉ hai năm sau, vào cuối năm 2020, cặp Su-35/R-37M được tuyên bố hoạt động trong Không quân Nga.
Tên lửa R-37M có khả năng tấn công máy bay ở cự ly 200 km khi phóng trực tiếp và lên tới 400 km khi phóng ở độ cao lớn. Điểm nổi bật là tên lửa R-37M đạt tốc độ đầu cuối lớn hơn Mach 5, khiến máy bay mục tiêu khó né tránh bằng cách cơ động, vì chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để cố gắng thoát khỏi khả năng truy đuổi của tên lửa.
Hơn nữa, vì tên lửa R-37M chỉ được phát triển ở Nga và chưa bao giờ được xuất khẩu, nên có rất ít thông tin về loại tên lửa này, để giúp các hệ thống gây nhiễu phòng thủ của NATO cũng như trong Không quân Ukraine có thể chống lại R-37M.
Việc NATO coi tên lửa R-37M là tên lửa chuyên dùng để đánh chặn các mục tiêu lớn và kém cơ động như máy bay tiếp dầu hay AWACS, thì giờ đây có vẻ như nó cũng rất hiệu quả khi chống lại máy bay chiến đấu hoặc máy bay tiêm kích bom, cơ động ở độ cao rất thấp.
Và thực tế là cho đến ngày nay, theo lực lượng Không quân Ukraine cho biết, cặp đôi “song sát” Su-35/R-37M là mối đe dọa lớn nhất đối với máy bay chiến đấu của họ hoạt động gần đường chiến tuyến, kể cả khi họ bay ở độ cao thấp và tốc độ cao.
Theo các phi công Ukraine, họ hoàn toàn quen thuộc với tính năng và vị trí của các hệ thống tên lửa đất đối không của Nga, cũng như tính năng của các tên lửa không đối không truyền thống như R-73 tầm ngắn, hoặc R-77 tầm trung.
Tuy nhiên, hiện nay họ thường bất lực trước những chiếc siêu tiêm kích đánh chặn Su-35 có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu của Ukraine ở khoảng cách hơn 200 km bằng radar Irbis-E, sau đó tấn công họ bằng tên lửa R-37M ở khoảng cách này. Đây cũng là loại tên lửa bắn hạ nhiều nhất máy bay chiến đấu của Ukraine kể từ đầu cuộc chiến. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Topwar, Sputnik).