Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, Không quân Ấn Độ đang cân nhắc mua thêm chiến đấu cơ MiG-29. Sau khi quân đội Ấn Độ đánh giá cao MiG-29, Nga đã quyết định sử dụng MiG-35, để tham gia gói thầu 110 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA), của Không quân Ấn Độ.Sau khi mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, Không quân Ấn Độ đang tìm cách nâng cao hơn nữa sức mạnh của lực lượng máy bay chiến đấu của mình, bằng việc đặt mua thêm 110 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung. Trong cuộc đấu thầu cho dự án MMRCA, MiG-35 sẽ cạnh tranh với Rafale, Typhoon của châu Âu, Gripen của Thụy Điển, Su-35 của đối thủ Sukhoi và F-21 (phiên bản của F-16), F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ. Hứa hẹn đây là gói thầu có sự cạnh tranh khốc liệt.Trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc năm 2020, Ấn Độ đã “cấp tốc” mua 21 máy bay chiến đấu MiG-29 (được sản xuất từ thời Liên Xô, nhưng được niêm cất trong kho) và 12 máy bay chiến đấu Su-30 MKI từ Nga. Đồng thời đề nghị nâng cấp 59 chiếc MiG-29 mà Ấn Độ hiện có trong biên chế. Nhiều chuyên gia quốc phòng đã đặt câu hỏi về quyết định mua MiG-29 của Ấn Độ, thay vì tiêm kích Rafale mới nhất? Chuyên gia hàng không Tom Cooper nêu câu hỏi, tại sao Không quân Ấn Độ mua thêm Su-30 và MiG-29; thay vì mua Rafale? Tom Cooper cho rằng, hiệu suất của Su-30 là “rất mạnh trên giấy tờ”, nhưng nó không đủ khả năng chiến đấu so với Rafale. Su-30 không thể hiện được vai trò trong Chiến tranh Kargil năm 1999 và cuộc không kích vào Balakot năm 2019. Ngược lại, Ấn Độ vẫn phải dựa vào số Mirage-2000 cũ. Tuy nhiên Danoah, cựu lãnh đạo của Không quân Ấn Độ cho rằng, ông rất hài lòng với dự án hiện đại hóa và nâng cấp các máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-27 và MiG-29 do Nga sản xuất mà Không quân Ấn Độ sử dụng.Các máy bay chiến đấu do Liên Xô/Nga sản xuất sẽ được trang bị vũ khí và hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Ấn Độ đã sử dụng máy bay chiến đấu Su-30 trong gần 20 năm, vì vậy Ấn Độ yêu cầu Nga cũng phải hiện đại hóa máy bay chiến đấu dựa trên nhu cầu hiện tại.Năm 2020, Hải quân Ấn Độ đã triển khai khoảng 20 máy bay hoạt động trên tàu sân bay MiG-29K lên gần biên giới, để tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân nước này; nhằm đối phó với máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Pakistan.Những chiếc MiG-29K, lẽ ra được triển khai trên tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ là Vikrant. Tuy nhiên, do việc sản xuất tàu sân bay này đang bị chậm tiến độ, Ấn Độ đã quyết định đưa số MiG-29K này tăng cường cho lực lượng Không quân, nhằm đối phó với Trung Quốc và Pakistan. Bất chấp độ tin cậy của động cơ, MiG-29 với trọng lượng tối đa 27 tấn, dường như hoạt động tốt hơn một máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30MKI ở các khu vực có độ cao lớn. So với Su-30 “cồng kềnh”, MiG-29 đã thể hiện khả năng hoạt động vượt trội, trong môi trường đầy thử thách.Khoảng 40 năm trước, MiG-29 lần đầu tiên được trang bị cho Không quân Liên Xô, để sử dụng chống lại các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Mỹ; và đây cũng là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô.MiG-29 là một thiết kế tương đối thành công và đã được sử dụng tại hơn 25 quốc gia trong đó có Mỹ (chủ yếu cho mục đích đánh giá và thử nghiệm). Ấn Độ là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của loại máy bay này. Dù MiG-29 đã có lịch sử gần 40 năm, nhưng loại máy bay này vẫn là một đối thủ nặng ký với tiêm kích Mỹ. MiG-29 được đánh giá cao về tính linh hoạt, khả năng cơ động và độ tin cậy.Hiện tại, MiG-29 đã được nâng cấp và hiện đại hóa rộng rãi, bao gồm cả MiG-29SMT gần đây được Nga giao cho Syria và MiG-29UPG do Ấn Độ đặt hàng. Các mẫu máy bay mới này đều sử dụng nhiều vật liệu composite tiên tiến và hệ thống điện tử tốt hơn.Việc nâng cấp MiG-29 chủ yếu vào trang bị radar đường không xung Doppler mới, cũng như hệ thống ngắm quang hồng ngoại (IRST) cải tiến, hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ bay và hệ thống đối phó điện tử mới. Radar mới của MiG-29 có thể phát hiện mục tiêu trên không trong phạm vi 120 km, theo dõi và quét đồng thời 10 mục tiêu và chọn tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.MiG-29 cải tiến được trang bị vũ khí bao gồm tên lửa đối không R-77 và R-27, tên lửa tầm ngắn R-73; đồng thời được trang bị pháo 30mm Gsh-30-1 để không chiến. Đối với các hoạt động không đối đất, MiG-29 có thể sử dụng tên lửa Kh-29, Kh-31, Kh-35 và nhiều loại bom dẫn đường chính xác.
Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, Không quân Ấn Độ đang cân nhắc mua thêm chiến đấu cơ MiG-29. Sau khi quân đội Ấn Độ đánh giá cao MiG-29, Nga đã quyết định sử dụng MiG-35, để tham gia gói thầu 110 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA), của Không quân Ấn Độ.
Sau khi mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, Không quân Ấn Độ đang tìm cách nâng cao hơn nữa sức mạnh của lực lượng máy bay chiến đấu của mình, bằng việc đặt mua thêm 110 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung.
Trong cuộc đấu thầu cho dự án MMRCA, MiG-35 sẽ cạnh tranh với Rafale, Typhoon của châu Âu, Gripen của Thụy Điển, Su-35 của đối thủ Sukhoi và F-21 (phiên bản của F-16), F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ. Hứa hẹn đây là gói thầu có sự cạnh tranh khốc liệt.
Trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc năm 2020, Ấn Độ đã “cấp tốc” mua 21 máy bay chiến đấu MiG-29 (được sản xuất từ thời Liên Xô, nhưng được niêm cất trong kho) và 12 máy bay chiến đấu Su-30 MKI từ Nga. Đồng thời đề nghị nâng cấp 59 chiếc MiG-29 mà Ấn Độ hiện có trong biên chế.
Nhiều chuyên gia quốc phòng đã đặt câu hỏi về quyết định mua MiG-29 của Ấn Độ, thay vì tiêm kích Rafale mới nhất? Chuyên gia hàng không Tom Cooper nêu câu hỏi, tại sao Không quân Ấn Độ mua thêm Su-30 và MiG-29; thay vì mua Rafale?
Tom Cooper cho rằng, hiệu suất của Su-30 là “rất mạnh trên giấy tờ”, nhưng nó không đủ khả năng chiến đấu so với Rafale. Su-30 không thể hiện được vai trò trong Chiến tranh Kargil năm 1999 và cuộc không kích vào Balakot năm 2019. Ngược lại, Ấn Độ vẫn phải dựa vào số Mirage-2000 cũ.
Tuy nhiên Danoah, cựu lãnh đạo của Không quân Ấn Độ cho rằng, ông rất hài lòng với dự án hiện đại hóa và nâng cấp các máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-27 và MiG-29 do Nga sản xuất mà Không quân Ấn Độ sử dụng.
Các máy bay chiến đấu do Liên Xô/Nga sản xuất sẽ được trang bị vũ khí và hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Ấn Độ đã sử dụng máy bay chiến đấu Su-30 trong gần 20 năm, vì vậy Ấn Độ yêu cầu Nga cũng phải hiện đại hóa máy bay chiến đấu dựa trên nhu cầu hiện tại.
Năm 2020, Hải quân Ấn Độ đã triển khai khoảng 20 máy bay hoạt động trên tàu sân bay MiG-29K lên gần biên giới, để tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân nước này; nhằm đối phó với máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Pakistan.
Những chiếc MiG-29K, lẽ ra được triển khai trên tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ là Vikrant. Tuy nhiên, do việc sản xuất tàu sân bay này đang bị chậm tiến độ, Ấn Độ đã quyết định đưa số MiG-29K này tăng cường cho lực lượng Không quân, nhằm đối phó với Trung Quốc và Pakistan.
Bất chấp độ tin cậy của động cơ, MiG-29 với trọng lượng tối đa 27 tấn, dường như hoạt động tốt hơn một máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30MKI ở các khu vực có độ cao lớn. So với Su-30 “cồng kềnh”, MiG-29 đã thể hiện khả năng hoạt động vượt trội, trong môi trường đầy thử thách.
Khoảng 40 năm trước, MiG-29 lần đầu tiên được trang bị cho Không quân Liên Xô, để sử dụng chống lại các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Mỹ; và đây cũng là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô.
MiG-29 là một thiết kế tương đối thành công và đã được sử dụng tại hơn 25 quốc gia trong đó có Mỹ (chủ yếu cho mục đích đánh giá và thử nghiệm). Ấn Độ là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của loại máy bay này.
Dù MiG-29 đã có lịch sử gần 40 năm, nhưng loại máy bay này vẫn là một đối thủ nặng ký với tiêm kích Mỹ. MiG-29 được đánh giá cao về tính linh hoạt, khả năng cơ động và độ tin cậy.
Hiện tại, MiG-29 đã được nâng cấp và hiện đại hóa rộng rãi, bao gồm cả MiG-29SMT gần đây được Nga giao cho Syria và MiG-29UPG do Ấn Độ đặt hàng. Các mẫu máy bay mới này đều sử dụng nhiều vật liệu composite tiên tiến và hệ thống điện tử tốt hơn.
Việc nâng cấp MiG-29 chủ yếu vào trang bị radar đường không xung Doppler mới, cũng như hệ thống ngắm quang hồng ngoại (IRST) cải tiến, hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ bay và hệ thống đối phó điện tử mới.
Radar mới của MiG-29 có thể phát hiện mục tiêu trên không trong phạm vi 120 km, theo dõi và quét đồng thời 10 mục tiêu và chọn tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
MiG-29 cải tiến được trang bị vũ khí bao gồm tên lửa đối không R-77 và R-27, tên lửa tầm ngắn R-73; đồng thời được trang bị pháo 30mm Gsh-30-1 để không chiến. Đối với các hoạt động không đối đất, MiG-29 có thể sử dụng tên lửa Kh-29, Kh-31, Kh-35 và nhiều loại bom dẫn đường chính xác.