Theo Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI), một máy bay không người lái tuần thám biển thuộc loại MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ đã được ghi nhận là hiện diện tại khu vực bắc Biển Đông thông qua eo biển Ba Sĩ.
Ảnh: Máy bay không người lái tuần thám biển MQ-4C Triton của Mỹ.Sự xuất hiện của máy bay Mỹ này tại Biển Đông là khá hiếm hoi, và nó xảy ra chỉ vài ngày sau tuyên bố cứng rắn của Bộ ngoại giao Mỹ bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở khu vực này. Cũng như việc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đã tiến gần đến quần đảo Trường Sa trong những ngày qua đã làm gia tăng căng thẳng giữa Trung - Mỹ.
Ảnh: Khu vực chiếc MQ-4C của Mỹ bị phát hiện ở bắc Biển Đông, gần đảo Đài Loan. Ảnh:SCSPI.Vào trước đó, đầu năm nay, hai chiếc MQ-4C Triton đã lần đầu được đưa đến căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam của Hạm đội 7 Mỹ nhằm phối hợp cùng các máy bay săn ngầm P-3C Orion và P-8A Poseidon tuần tra khu vực Thái Bình Dương. Rất có thể, chiếc MQ-4C bị phát hiện ở bắc Biển Đông lần này là một trong hai chiếc nói trên.
Ảnh: Chiếc MQ-4C đầu tiên có mặt tại căn cứ ở đảo Guam ngày 12/1/2020 - Nguồn: Hải quân Mỹ.MQ-4C Triton là sản phẩm của hãng Northrop Grumman, giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 14/6/2012, được phát triển dựa trên máy bay không người lái RQ-4 Global Hakw với nhiệm vụ đặc thù cho Hải quân Mỹ. Máy bay không người lái này được trang bị nhiều loại khí tài trinh sát hiện đại, trong đó có radar mảng pha chủ động AN/ZPY-3, moldun cảm biến MFAS cho phép nó quét 360 độ không gian bên dưới máy bay, cho phép phát hiện mọi thứ trong tầm quét.
Ảnh: Một chiếc MQ-4C đang thực hiện nhiệm vụ.Máy bay được trang bị một động cơ cánh quạt Rolls-Royce AE3007H, cho phép nó có thể bay với vận tốc tối đa 357 dặm/h, trần bay tối đa 18.000m, hoạt động liên tục 30 giờ trên không và tầm bay 9.950 hải lý không cần tiếp nhiên liệu. Đồng thời MQ-4C cũng có trọng lượng cất cánh tối đa là 14.628kg, có thể thu thập thông tin trinh sát trong khu vực biển rộng 2,7 triệu dặm.
Ảnh: Một chiếc MQ-4C tại căn cứ Không quân trên đảo Guam làm nhiệm vụ.Chỉ một ngày trước sự có mặt của MQ-4C tại eo biển Ba Sĩ, một chiếc máy bay do thám E-8C của Mỹ cũng đã được phát hiện là đang bay tuần tra tại khu vực biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Thời gian gần đây, rất nhiều máy bay do thám của cả Hải quân và Không quân Mỹ được điều đến khu vực trên.
Ảnh: Máy bay do thám E-8C của Không quân Mỹ.Máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon, họ hàng với chiếc E-8C cũng thường xuyên được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra, trinh sát và phát hiện mục tiêu trên khu vực Biển Đông và Hoa Đông bởi Hải quân Mỹ. Ngày 13/7 vừa qua, nó cũng đã được phát hiện là đang thực hiện chuyến bay ở khu vực bắc Biển Đông cùng với một chiếc E-8C và RC-135.
Ảnh: Máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân MỹP-8A Poseidon là sản phẩm của hãng hàng không Boeing nổi tiếng, phát triển dựa trên khung thân của máy bay Boeing 737-800, bắt đầu được trang bị trong quân đội Mỹ từ năm 2013. Máy bay bao gồm một phi hành đoàn 9 người: 2 phi công và 7 nhân viên kỹ thuật, và sức chứa tới 34 tấn nhiên liệu, bay liên tục được nhiều giờ trên biển.
Ảnh: Máy bay P-8A Poseidon thả phao trinh sát săn ngầm.Máy bay có chiều dài 39.47m, sải cánh 37.64m, cao 12.83m, trọng lượng cất cánh tối đa 85.820kg. Nó được trang bị 2 động cơ CFM56-7B cho phép đạt vận tốc tối đa 490 hải lý/h, vận tốc bay hành trình 440 hải lý/h, tầm bay 2.222km và trần bay tối đa 12.496m.
Ảnh: Một chiếc P-8A Poseidon được hộ tống bởi tiêm kích Eurofighter Typhoon.Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hiện đại với cảm biến quang - hồng ngoại, radar giám sát hàng hải, hệ thống tình báo tín hiệu và hệ thống đo biến thiên từ trường để phát hiện tàu ngầm. Khoang vũ khí có thể triển khai các loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ, bom, thủy lôi, phao thủy âm,.. và các loại tên lửa chống hạm, không đối không được treo ở các mấu cứng hai bên cánh.
Ảnh: P-8A Poseidon trong một chuyến bay biển.Những chiếc P-3C Orion cũng từng một thời là máy bay tuần thám săn ngầm chủ lực của Mỹ ở Biển Đông và Thái Bình Dương trước khi được thay thế dần bởi loại P-8A Poseidon hiện đại hơn. Hiện nay vẫn còn hơn 100 chiếc P-3C đang hoạt động trong biên chế quân đội Mỹ.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.Máy bay có chiều dài 35.6m, cao 10.3m, sải cánh 30.4m, trọng lượng cất cánh tối đa 63.500kg. Trang bị 4 động cơ cánh quạt T56-A-14 công suất 4.600 mã lực cho phép máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 760km/h, trần bay 10.400m và tầm bay 4.400km đồng thời có thể hoạt động liên tục 16 tiếng trên không.
Ảnh: P-3C Orion của Hải quân Mỹ trong một chuyến bay biển.P-3C Orion có thể mang theo 9 tấn vũ khí như tên lửa đối hạm Harpoon, tên lửa không đối không, ngư lôi, các loại phao thủy âm cùng nhiều loại thiết bị trinh sát phát hiện mục tiêu hiện đại như sonar DIFAR, hệ thống đo biến thiên từ trường (MAD), … để có thể phát hiện tàu ngầm đối phương.
Ảnh: Vũ khí có thể mang theo của một chiếc P-3C Orion.Có thể thấy, Mỹ đang có một đội bay trinh sát hùng hậu, hiện đại hiện diện thường xuyên ở khu vực Biển Đông, theo dõi nhanh chóng động tĩnh của Trung Quốc, đồng thời thời nắm bắt nhanh hoạt động của các nước khác trong khu vực. Những hành động điều máy bay thăm dò Trung Quốc của Mỹ cũng là động thái thử thái độ của Bắc Kinh nhằm xem xét mức độ hành động của nước này đáp trả Mỹ như thế nào. Có thể trong những ngày sắp tới, tình hình trên biển vẫn sẽ chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Ảnh: Đội hình tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ trên biển.
Video 4 năm sau phán quyết về Biển Đông: Trung Quốc ngày càng hung hăng - Nguồn: VTC14
Theo Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI), một máy bay không người lái tuần thám biển thuộc loại MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ đã được ghi nhận là hiện diện tại khu vực bắc Biển Đông thông qua eo biển Ba Sĩ.
Ảnh: Máy bay không người lái tuần thám biển MQ-4C Triton của Mỹ.
Sự xuất hiện của máy bay Mỹ này tại Biển Đông là khá hiếm hoi, và nó xảy ra chỉ vài ngày sau tuyên bố cứng rắn của Bộ ngoại giao Mỹ bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở khu vực này. Cũng như việc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đã tiến gần đến quần đảo Trường Sa trong những ngày qua đã làm gia tăng căng thẳng giữa Trung - Mỹ.
Ảnh: Khu vực chiếc MQ-4C của Mỹ bị phát hiện ở bắc Biển Đông, gần đảo Đài Loan. Ảnh:SCSPI.
Vào trước đó, đầu năm nay, hai chiếc MQ-4C Triton đã lần đầu được đưa đến căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam của Hạm đội 7 Mỹ nhằm phối hợp cùng các máy bay săn ngầm P-3C Orion và P-8A Poseidon tuần tra khu vực Thái Bình Dương. Rất có thể, chiếc MQ-4C bị phát hiện ở bắc Biển Đông lần này là một trong hai chiếc nói trên.
Ảnh: Chiếc MQ-4C đầu tiên có mặt tại căn cứ ở đảo Guam ngày 12/1/2020 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
MQ-4C Triton là sản phẩm của hãng Northrop Grumman, giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 14/6/2012, được phát triển dựa trên máy bay không người lái RQ-4 Global Hakw với nhiệm vụ đặc thù cho Hải quân Mỹ. Máy bay không người lái này được trang bị nhiều loại khí tài trinh sát hiện đại, trong đó có radar mảng pha chủ động AN/ZPY-3, moldun cảm biến MFAS cho phép nó quét 360 độ không gian bên dưới máy bay, cho phép phát hiện mọi thứ trong tầm quét.
Ảnh: Một chiếc MQ-4C đang thực hiện nhiệm vụ.
Máy bay được trang bị một động cơ cánh quạt Rolls-Royce AE3007H, cho phép nó có thể bay với vận tốc tối đa 357 dặm/h, trần bay tối đa 18.000m, hoạt động liên tục 30 giờ trên không và tầm bay 9.950 hải lý không cần tiếp nhiên liệu. Đồng thời MQ-4C cũng có trọng lượng cất cánh tối đa là 14.628kg, có thể thu thập thông tin trinh sát trong khu vực biển rộng 2,7 triệu dặm.
Ảnh: Một chiếc MQ-4C tại căn cứ Không quân trên đảo Guam làm nhiệm vụ.
Chỉ một ngày trước sự có mặt của MQ-4C tại eo biển Ba Sĩ, một chiếc máy bay do thám E-8C của Mỹ cũng đã được phát hiện là đang bay tuần tra tại khu vực biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Thời gian gần đây, rất nhiều máy bay do thám của cả Hải quân và Không quân Mỹ được điều đến khu vực trên.
Ảnh: Máy bay do thám E-8C của Không quân Mỹ.
Máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon, họ hàng với chiếc E-8C cũng thường xuyên được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra, trinh sát và phát hiện mục tiêu trên khu vực Biển Đông và Hoa Đông bởi Hải quân Mỹ. Ngày 13/7 vừa qua, nó cũng đã được phát hiện là đang thực hiện chuyến bay ở khu vực bắc Biển Đông cùng với một chiếc E-8C và RC-135.
Ảnh: Máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ
P-8A Poseidon là sản phẩm của hãng hàng không Boeing nổi tiếng, phát triển dựa trên khung thân của máy bay Boeing 737-800, bắt đầu được trang bị trong quân đội Mỹ từ năm 2013. Máy bay bao gồm một phi hành đoàn 9 người: 2 phi công và 7 nhân viên kỹ thuật, và sức chứa tới 34 tấn nhiên liệu, bay liên tục được nhiều giờ trên biển.
Ảnh: Máy bay P-8A Poseidon thả phao trinh sát săn ngầm.
Máy bay có chiều dài 39.47m, sải cánh 37.64m, cao 12.83m, trọng lượng cất cánh tối đa 85.820kg. Nó được trang bị 2 động cơ CFM56-7B cho phép đạt vận tốc tối đa 490 hải lý/h, vận tốc bay hành trình 440 hải lý/h, tầm bay 2.222km và trần bay tối đa 12.496m.
Ảnh: Một chiếc P-8A Poseidon được hộ tống bởi tiêm kích Eurofighter Typhoon.
Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hiện đại với cảm biến quang - hồng ngoại, radar giám sát hàng hải, hệ thống tình báo tín hiệu và hệ thống đo biến thiên từ trường để phát hiện tàu ngầm. Khoang vũ khí có thể triển khai các loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ, bom, thủy lôi, phao thủy âm,.. và các loại tên lửa chống hạm, không đối không được treo ở các mấu cứng hai bên cánh.
Ảnh: P-8A Poseidon trong một chuyến bay biển.
Những chiếc P-3C Orion cũng từng một thời là máy bay tuần thám săn ngầm chủ lực của Mỹ ở Biển Đông và Thái Bình Dương trước khi được thay thế dần bởi loại P-8A Poseidon hiện đại hơn. Hiện nay vẫn còn hơn 100 chiếc P-3C đang hoạt động trong biên chế quân đội Mỹ.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.
Máy bay có chiều dài 35.6m, cao 10.3m, sải cánh 30.4m, trọng lượng cất cánh tối đa 63.500kg. Trang bị 4 động cơ cánh quạt T56-A-14 công suất 4.600 mã lực cho phép máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 760km/h, trần bay 10.400m và tầm bay 4.400km đồng thời có thể hoạt động liên tục 16 tiếng trên không.
Ảnh: P-3C Orion của Hải quân Mỹ trong một chuyến bay biển.
P-3C Orion có thể mang theo 9 tấn vũ khí như tên lửa đối hạm Harpoon, tên lửa không đối không, ngư lôi, các loại phao thủy âm cùng nhiều loại thiết bị trinh sát phát hiện mục tiêu hiện đại như sonar DIFAR, hệ thống đo biến thiên từ trường (MAD), … để có thể phát hiện tàu ngầm đối phương.
Ảnh: Vũ khí có thể mang theo của một chiếc P-3C Orion.
Có thể thấy, Mỹ đang có một đội bay trinh sát hùng hậu, hiện đại hiện diện thường xuyên ở khu vực Biển Đông, theo dõi nhanh chóng động tĩnh của Trung Quốc, đồng thời thời nắm bắt nhanh hoạt động của các nước khác trong khu vực. Những hành động điều máy bay thăm dò Trung Quốc của Mỹ cũng là động thái thử thái độ của Bắc Kinh nhằm xem xét mức độ hành động của nước này đáp trả Mỹ như thế nào. Có thể trong những ngày sắp tới, tình hình trên biển vẫn sẽ chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Ảnh: Đội hình tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ trên biển.
Video 4 năm sau phán quyết về Biển Đông: Trung Quốc ngày càng hung hăng - Nguồn: VTC14