Theo điều lệ tác chiến của Hải quân Mỹ, một nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ được bố trí gồm một tàu sân bay, 1-2 tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, một số tàu khu trục và khinh hạm tên lửa dẫn đường, và thường sẽ có một tàu ngầm tấn công dưới mặt nước để bảo vệ dưới nước cho tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Về mặt đảm bảo hậu cần, có các tàu cung ứng tổng hợp tương ứng đi theo hạm đội, hoặc sử dụng máy bay vận tải trên tàu sân bay để tiếp tế trực tiếp cho hạm đội. Hiện nay tất cả tàu sân bay của Hải quân Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, nên chỉ cần bổ sung nhiên liệu hàng không cho tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Vậy tên lửa đạn đạo có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ? Trên thực tế, phòng không hạm đội với biên đội tàu sân bay Mỹ là nhiệm vụ không khó, vì tàu sân bay có thể cơ động với tốc độ tới 30 hải lý trên biển, mặc dù so với tên lửa và máy bay chiến đấu, thì tốc độ của chúng chậm như một con ốc sên so với một con chim cắt. Ảnh: Tên lửa chống hạm DF-21 của Trung Quốc - Nguồn: SinaNói một cách lý thuyết, số vũ khí do một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của đối phương, hoàn toàn đủ sức đưa một tàu sân bay xuống đáy biển. Tuy nhiên, khi tàu sân bay có biên đội tàu chiến hộ tống, thì việc đánh chìm tàu sân bay không hề là nhiệm vụ dễ dàng. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Theo tính toán, nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ đủ sức đánh chặn 300-400 tên lửa chống hạm các loại, nếu quân đội Mỹ tăng số lượng tàu phòng không trong nhóm tác chiến tàu sân bay, thì con số này có thể được nâng lên. Ảnh: Đồ họa tên lửa DF-21D tiến công tab Mỹ - Nguồn: SinaChính vì lý do này mà việc đánh chìm tàu sân bay bằng tên lửa chống hạm là điều gần như không thể; vì vậy các quốc gia đã bắt đầu phát triển các phương pháp tác chiến phòng không hiệu quả hơn. Trong thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã có những đánh giá về tên lửa chống hạm và tàu sân bay, và họ tính toán rằng, để đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, phải dùng vũ khí hạt nhân. Ảnh: Tên lửa chống hạm P-500 của Hải quân Liên Xô có thể mang đầu đạn hạt nhân; Nguồn: Wkipedia.Đến nay hải quân Trung Quốc đã kế thừa tư duy chống hạm của Liên Xô và cũng đã thiết kế tên lửa chống hạm đạn đạo của riêng họ như tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21 và Dongfeng-26. Ảnh: Tên lửa chống hạm Dongfeng-26 - Nguồn: SinaKhông giống như Liên Xô, Trung Quốc sử dụng đầu đạn nổ phá thông thường để phá hủy tàu sân bay của Mỹ. Theo tính toán của Trung Quốc, hệ thống phòng không của các tàu bảo vệ tàu sân bay, khó đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Tên lửa Dongfeng-21 của Trung Quốc - Nguồn: Military TodayTuy nhiên trên lĩnh vực phòng không, phải khẳng định Mỹ luôn đi trước đối thủ; từ năm 2015, Hải quân Mỹ đã lắp đặt hệ thống đánh chặn tầm cao Baseline-9 cho tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, để đối phó với tên lửa đạn đạo; hệ thống này có thể đánh chặn mục tiêu với tốc độ không vượt quá 10 Mach. Ảnh: Hệ thống đánh chặn tầm cao Baseline-9 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Khó khăn tiếp theo khi đánh tàu sân bay của Mỹ đó là tìm kiếm đối phương; dù tên lửa đạn đạo có thể đánh chìm tàu sân bay, thì việc tìm ra tàu sân bay giữa đại dương bao la cũng không phải chuyện đơn giản. Ngay khi chiến tranh bắt đầu, quân đội Mỹ sẽ gây nhiễu các vệ tinh không thuộc hệ thống GPS của Mỹ. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Nếu không có hệ thống vệ tinh, Trung Quốc không thể có được vị trí chính xác của nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, và đương nhiên là không thể phóng tên lửa đạn đạo. Đồng thời, sai số vòng tròn của tên lửa đạn đạo cũng rất lớn, khó đánh trúng tàu sân bay, nếu không sử dụng đầu đạn hạt nhân thì khó có thể tiêu diệt tàu sân bay. Ảnh: Đồ họa mô phỏng trận chiến giữa tên lửa DF-21 và biên đội tàu sân bay Mỹ - Nguồn: SinaDo vậy rất khó để Trung Quốc đánh chìm tàu sân bay nếu chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo, trừ khi có thể sử dụng máy bay cảnh báo sớm AWACS hoặc tàu ngầm để theo dõi tàu sân bay của Mỹ và dẫn đường cho tên lửa tấn công, khi đó tên lửa đạn đạo mới có thể bắn trúng tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Đương nhiên điều này cũng rất khó, trừ phi máy bay chiến đấu và tên lửa chống hạm thông thường của Trung Quốc tiêu hao được phần lớn sức mạnh của nhóm tác chiến tàu sân bay, thì mới có cơ hội cho máy bay AWACS tiếp cận và trinh sát tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Như vậy mọi nỗ lực sử dụng một loại vũ khí chống lại tàu sân bay của Mỹ đều khó giành được kết quả. Tàu sân bay sẽ không mỏng manh để bị vũ khí chống hạm phá hủy, và thậm chí rất khó gây ra mối đe dọa nhất định cho tàu sân bay, kể cả Trung Quốc có sở hữu cái gọi là “sát thủ diệt hạm” đi chăng nữa. Ảnh: Tên lửa chống hạm DF-26 - Nguồn: Sina Video Tàu sân bay lớp Nimitz: Quốc thể di động của nước Mỹ - Nguồn: QPVN
Theo điều lệ tác chiến của Hải quân Mỹ, một nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ được bố trí gồm một tàu sân bay, 1-2 tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, một số tàu khu trục và khinh hạm tên lửa dẫn đường, và thường sẽ có một tàu ngầm tấn công dưới mặt nước để bảo vệ dưới nước cho tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Về mặt đảm bảo hậu cần, có các tàu cung ứng tổng hợp tương ứng đi theo hạm đội, hoặc sử dụng máy bay vận tải trên tàu sân bay để tiếp tế trực tiếp cho hạm đội. Hiện nay tất cả tàu sân bay của Hải quân Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, nên chỉ cần bổ sung nhiên liệu hàng không cho tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Vậy tên lửa đạn đạo có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ? Trên thực tế, phòng không hạm đội với biên đội tàu sân bay Mỹ là nhiệm vụ không khó, vì tàu sân bay có thể cơ động với tốc độ tới 30 hải lý trên biển, mặc dù so với tên lửa và máy bay chiến đấu, thì tốc độ của chúng chậm như một con ốc sên so với một con chim cắt. Ảnh: Tên lửa chống hạm DF-21 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Nói một cách lý thuyết, số vũ khí do một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của đối phương, hoàn toàn đủ sức đưa một tàu sân bay xuống đáy biển. Tuy nhiên, khi tàu sân bay có biên đội tàu chiến hộ tống, thì việc đánh chìm tàu sân bay không hề là nhiệm vụ dễ dàng. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Theo tính toán, nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ đủ sức đánh chặn 300-400 tên lửa chống hạm các loại, nếu quân đội Mỹ tăng số lượng tàu phòng không trong nhóm tác chiến tàu sân bay, thì con số này có thể được nâng lên. Ảnh: Đồ họa tên lửa DF-21D tiến công tab Mỹ - Nguồn: Sina
Chính vì lý do này mà việc đánh chìm tàu sân bay bằng tên lửa chống hạm là điều gần như không thể; vì vậy các quốc gia đã bắt đầu phát triển các phương pháp tác chiến phòng không hiệu quả hơn. Trong thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã có những đánh giá về tên lửa chống hạm và tàu sân bay, và họ tính toán rằng, để đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, phải dùng vũ khí hạt nhân. Ảnh: Tên lửa chống hạm P-500 của Hải quân Liên Xô có thể mang đầu đạn hạt nhân; Nguồn: Wkipedia.
Đến nay hải quân Trung Quốc đã kế thừa tư duy chống hạm của Liên Xô và cũng đã thiết kế tên lửa chống hạm đạn đạo của riêng họ như tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21 và Dongfeng-26. Ảnh: Tên lửa chống hạm Dongfeng-26 - Nguồn: Sina
Không giống như Liên Xô, Trung Quốc sử dụng đầu đạn nổ phá thông thường để phá hủy tàu sân bay của Mỹ. Theo tính toán của Trung Quốc, hệ thống phòng không của các tàu bảo vệ tàu sân bay, khó đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Tên lửa Dongfeng-21 của Trung Quốc - Nguồn: Military Today
Tuy nhiên trên lĩnh vực phòng không, phải khẳng định Mỹ luôn đi trước đối thủ; từ năm 2015, Hải quân Mỹ đã lắp đặt hệ thống đánh chặn tầm cao Baseline-9 cho tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, để đối phó với tên lửa đạn đạo; hệ thống này có thể đánh chặn mục tiêu với tốc độ không vượt quá 10 Mach. Ảnh: Hệ thống đánh chặn tầm cao Baseline-9 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Khó khăn tiếp theo khi đánh tàu sân bay của Mỹ đó là tìm kiếm đối phương; dù tên lửa đạn đạo có thể đánh chìm tàu sân bay, thì việc tìm ra tàu sân bay giữa đại dương bao la cũng không phải chuyện đơn giản. Ngay khi chiến tranh bắt đầu, quân đội Mỹ sẽ gây nhiễu các vệ tinh không thuộc hệ thống GPS của Mỹ. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Nếu không có hệ thống vệ tinh, Trung Quốc không thể có được vị trí chính xác của nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, và đương nhiên là không thể phóng tên lửa đạn đạo. Đồng thời, sai số vòng tròn của tên lửa đạn đạo cũng rất lớn, khó đánh trúng tàu sân bay, nếu không sử dụng đầu đạn hạt nhân thì khó có thể tiêu diệt tàu sân bay. Ảnh: Đồ họa mô phỏng trận chiến giữa tên lửa DF-21 và biên đội tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Sina
Do vậy rất khó để Trung Quốc đánh chìm tàu sân bay nếu chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo, trừ khi có thể sử dụng máy bay cảnh báo sớm AWACS hoặc tàu ngầm để theo dõi tàu sân bay của Mỹ và dẫn đường cho tên lửa tấn công, khi đó tên lửa đạn đạo mới có thể bắn trúng tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Đương nhiên điều này cũng rất khó, trừ phi máy bay chiến đấu và tên lửa chống hạm thông thường của Trung Quốc tiêu hao được phần lớn sức mạnh của nhóm tác chiến tàu sân bay, thì mới có cơ hội cho máy bay AWACS tiếp cận và trinh sát tàu sân bay. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Như vậy mọi nỗ lực sử dụng một loại vũ khí chống lại tàu sân bay của Mỹ đều khó giành được kết quả. Tàu sân bay sẽ không mỏng manh để bị vũ khí chống hạm phá hủy, và thậm chí rất khó gây ra mối đe dọa nhất định cho tàu sân bay, kể cả Trung Quốc có sở hữu cái gọi là “sát thủ diệt hạm” đi chăng nữa. Ảnh: Tên lửa chống hạm DF-26 - Nguồn: Sina
Video Tàu sân bay lớp Nimitz: Quốc thể di động của nước Mỹ - Nguồn: QPVN