Kênh truyền hình RT dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay, Bộ này mới đây “thừa nhận” rằng lý do dẫn tới thất bại của siêu xe tăng T-84 Oplot tại cuộc thi tăng tại Đức là do vốn kinh nghiệm quá non nớt của các binh sĩ lái tăng. Nguồn ảnh: Sputnik"Có lẽ những vấn đề kỹ thuật liên quan tới tình trạng thiếu kinh nghiệm của đội tăng, bởi vì bản thân xe tăng T-84 từ trước tới nay chỉ toàn cho thấy những ưu điểm. Vị trí thứ tám là kết quả tồi”, nguồn tin từ BQP Ukraine cho hay. Vị này cũng đồng thời kêu gọi cần đợi kết quả của nhóm công tác hiện đang tìm hiểu những thiếu sót của loại xe tăng tối tân nhất do Ukraine sản xuất. Nguồn ảnh: WikipediaTuyên bố này được được ra sau khi xảy ra sự việc một chiếc xe tăng T-84 Oplot sau khi khởi động rung bần bật tại cuộc thi Strong Europe Tank Challenge 2018 được tổ chức tại Đức tập trung dàn xe tăng các nước NATO và thân NATO. Nguồn ảnh: WikipediaKênh Zvezda miêu tả rằng, trong các khuôn hình có thể thấy chiếc xe tăng di chuyển giật cục "như đi cà kheo" và không chỉ các cơ chế bên trong xe rùng lắc mà ngay cả khẩu pháo cũng xộc xệch. Các chuyên gia cho rằng, với tình trạng như vậy thì chiếc xe không có khả năng khai hỏa, điều đó đồng nghĩa T-84 Oplot không thể chiến đấu, thậm chí là hoạt động bình thường rất khó khăn. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù “cố sức” không thừa nhận nhưng các hình ảnh được ghi lại khoảnh khắc chiếc T-84 Oplot “run lập cập” là điều mà BQP Ukraine không thể chối cãi. Rõ ràng, chiếc xe tăng này có vấn đề. Và có lẽ, nhằm giữ thể diện, BQP Ukraine cố gắng tìm một lý do nào đó cho đỡ xấu hổ trước người Nga và các đồng minh NATO. Nguồn ảnh: WikipediaDo vậy, họ đã quyết định đổ vấy tội lỗi cho các binh sĩ “tội nghiệp”. Tuy nhiên, lý do xem ra “nực cười”, bởi với cuộc thi như vậy rõ ràng Quân đội Ukraine phải tuyển chọn kíp lái chuyên nghiệp giỏi nhất tham gia đua tài. Thế mà bây giờ BQP Ukraine bảo rằng các binh sĩ kém kinh nghiệm thì chẳng khác nào “tự vả vào mặt mình”, gián tiếp thừa nhận họ có vấn đề ngay từ khâu chọn người, chưa nói tới khí tài. Nguồn ảnh: WikipediaĐó là chưa kể, các binh sĩ Ukraine tự “tát vào mặt giới chức BQP” khi thừa nhận với truyền thông rằng những chiếc xe tăng T-84 Oplot đã hỏng ngay từ ngày đầu tiên diễn ra cuộc thi tại Đức. Nguồn ảnh: WikipediaMột quân nhân giấu tên khác cho Sputnik hay rằng trong thời gian thi đấu, cơ chế tải đã bị kẹt, chập mạch tóe lửa trong hệ thống dây điện còn các chip cảm biến thì không hoạt động. Rõ ràng, những chiếc “siêu tăng chỉ có ưu điểm” T-84 Oplot có vấn đề lớn trong thiết kế, và BQP Ukraine đang cố “giấu dốt” hòng phục vụ cho mục tiêu bán thêm được vài chiếc tăng rởm. Nguồn ảnh: WikipediaT-84 Oplot là phiên bản nâng cấp hiện đại hàng đầu của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 do Cục thiết kế Kharkiv Morozov của Ukraine thiết kế dựa trên cơ sở nâng cấp từ dòng tăng T-80 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nó được xem là loại tăng hiện đại nhất của Ukraine hiện nay, được kỳ vọng so sánh được với T-90 của Nga và các thế hệ tăng của NATO như Challenger II, Leclerc AMX-56… Nguồn ảnh: WikipediaOplot có hình dáng hệt như tăng T-80 của Liên Xô (cũ) với kích thước, trọng lượng chỉ nhỉnh hơn chút, thiết kế trang bị và các đặc điểm chung không vượt ra khỏi việc "giống Nga". Nguồn ảnh: WikipediaNó được trang bị khẩu pháo 125mm nòng trơn tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính, sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho phép rút gọn kíp lái chỉ còn 3 người. Nguồn ảnh: WikipediaOplot được trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp như T-80 và T-90 với giáp bị động, giáp phản ứng nổ Duplet và hệ thống phòng ngự chủ động Zaslon hoặc hệ thống gây nhiễu quang học Varta. Dù có tên gọi khác, nhưng tính năng của các hệ thống giáp bảo vệ trên Oplot giống thậm chí là kém hơn so với "bản gốc" tại Nga. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Bên trong nhà máy sản xuất xe tăng T-84 Oplot của Ukraine. (nguồn UA)
Kênh truyền hình RT dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay, Bộ này mới đây “thừa nhận” rằng lý do dẫn tới thất bại của siêu xe tăng T-84 Oplot tại cuộc thi tăng tại Đức là do vốn kinh nghiệm quá non nớt của các binh sĩ lái tăng. Nguồn ảnh: Sputnik
"Có lẽ những vấn đề kỹ thuật liên quan tới tình trạng thiếu kinh nghiệm của đội tăng, bởi vì bản thân xe tăng T-84 từ trước tới nay chỉ toàn cho thấy những ưu điểm. Vị trí thứ tám là kết quả tồi”, nguồn tin từ BQP Ukraine cho hay. Vị này cũng đồng thời kêu gọi cần đợi kết quả của nhóm công tác hiện đang tìm hiểu những thiếu sót của loại xe tăng tối tân nhất do Ukraine sản xuất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuyên bố này được được ra sau khi xảy ra sự việc một chiếc xe tăng T-84 Oplot sau khi khởi động rung bần bật tại cuộc thi Strong Europe Tank Challenge 2018 được tổ chức tại Đức tập trung dàn xe tăng các nước NATO và thân NATO. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kênh Zvezda miêu tả rằng, trong các khuôn hình có thể thấy chiếc xe tăng di chuyển giật cục "như đi cà kheo" và không chỉ các cơ chế bên trong xe rùng lắc mà ngay cả khẩu pháo cũng xộc xệch. Các chuyên gia cho rằng, với tình trạng như vậy thì chiếc xe không có khả năng khai hỏa, điều đó đồng nghĩa T-84 Oplot không thể chiến đấu, thậm chí là hoạt động bình thường rất khó khăn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù “cố sức” không thừa nhận nhưng các hình ảnh được ghi lại khoảnh khắc chiếc T-84 Oplot “run lập cập” là điều mà BQP Ukraine không thể chối cãi. Rõ ràng, chiếc xe tăng này có vấn đề. Và có lẽ, nhằm giữ thể diện, BQP Ukraine cố gắng tìm một lý do nào đó cho đỡ xấu hổ trước người Nga và các đồng minh NATO. Nguồn ảnh: Wikipedia
Do vậy, họ đã quyết định đổ vấy tội lỗi cho các binh sĩ “tội nghiệp”. Tuy nhiên, lý do xem ra “nực cười”, bởi với cuộc thi như vậy rõ ràng Quân đội Ukraine phải tuyển chọn kíp lái chuyên nghiệp giỏi nhất tham gia đua tài. Thế mà bây giờ BQP Ukraine bảo rằng các binh sĩ kém kinh nghiệm thì chẳng khác nào “tự vả vào mặt mình”, gián tiếp thừa nhận họ có vấn đề ngay từ khâu chọn người, chưa nói tới khí tài. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là chưa kể, các binh sĩ Ukraine tự “tát vào mặt giới chức BQP” khi thừa nhận với truyền thông rằng những chiếc xe tăng T-84 Oplot đã hỏng ngay từ ngày đầu tiên diễn ra cuộc thi tại Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một quân nhân giấu tên khác cho Sputnik hay rằng trong thời gian thi đấu, cơ chế tải đã bị kẹt, chập mạch tóe lửa trong hệ thống dây điện còn các chip cảm biến thì không hoạt động. Rõ ràng, những chiếc “siêu tăng chỉ có ưu điểm” T-84 Oplot có vấn đề lớn trong thiết kế, và BQP Ukraine đang cố “giấu dốt” hòng phục vụ cho mục tiêu bán thêm được vài chiếc tăng rởm. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-84 Oplot là phiên bản nâng cấp hiện đại hàng đầu của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 do Cục thiết kế Kharkiv Morozov của Ukraine thiết kế dựa trên cơ sở nâng cấp từ dòng tăng T-80 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nó được xem là loại tăng hiện đại nhất của Ukraine hiện nay, được kỳ vọng so sánh được với T-90 của Nga và các thế hệ tăng của NATO như Challenger II, Leclerc AMX-56… Nguồn ảnh: Wikipedia
Oplot có hình dáng hệt như tăng T-80 của Liên Xô (cũ) với kích thước, trọng lượng chỉ nhỉnh hơn chút, thiết kế trang bị và các đặc điểm chung không vượt ra khỏi việc "giống Nga". Nguồn ảnh: Wikipedia
Nó được trang bị khẩu pháo 125mm nòng trơn tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính, sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho phép rút gọn kíp lái chỉ còn 3 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Oplot được trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp như T-80 và T-90 với giáp bị động, giáp phản ứng nổ Duplet và hệ thống phòng ngự chủ động Zaslon hoặc hệ thống gây nhiễu quang học Varta. Dù có tên gọi khác, nhưng tính năng của các hệ thống giáp bảo vệ trên Oplot giống thậm chí là kém hơn so với "bản gốc" tại Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Bên trong nhà máy sản xuất xe tăng T-84 Oplot của Ukraine. (nguồn UA)