Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông quốc tế đăng tải, lực lượng dân quân do người Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria vừa bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo Tochka-U.Những hình ảnh về hệ thống động cơ đẩy pha đầu của tên lửa đạn đạo Tochka-U đã được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, ít nhất một quả tên lửa đạn đạo loại này đã được Syria phóng thành công.Truyền thông Syria cáo buộc, Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau các hành động ăn trộm và buôn lậu dầu mỏ từ quốc gia này. Bản thân lực lượng dân quân do người Thổ hậu thuẫn cũng hưởng lợi lớn từ nguồn dầu mỏ của Syria.Vụ tấn công vừa rồi của quân chính phủ Syria nhắm vào thành phố Jarablus, được coi như một gáo nước lạnh dội vào người Thổ Nhĩ Kỳ, và là một lời cảnh cáo gửi tới các nhóm vũ trang tự xưng do nước ngoài chống lưng, đang hoạt động ở Syria.Tochka hay còn có tên mã OTR-21 là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, được Liên Xô sản xuất từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước.Tới nay, tên lửa Tochka đã có ba phiên bản chính, trong đó phiên bản A có trọng lượng 2 tấn, tầm bắn 70 km, phiên bản B nặng 2,01 tấn, tầm bắn tối đa 120 km.Có khả năng phóng với tầm xa nhất là tên lửa Tochka phiên bản C, tầm bắn tối đa lên tới 185 km nhưng nặng chỉ 1,8 tấn.Loại tên lửa đạn đạo nguy hiểm này có thể đạt tốc độ bay lên tới 1,8 km/giây, tương đương với vận tốc Mach 5,3. Tuy nhiên độ chính xác của chúng là không quá cao, có thể lệch mục tiêu tối đa 150 mét.Tên lửa sửa dụng cơ cấu dẫn đường kiểu cũ đó là dẫn hướng theo quán tính. Ở phiên bản tên lửa Tochka-P mới hơn sau này, hệ thống radar bán chủ động đã được tích hợp để phục vụ việc dẫn đường.Toàn bộ cơ cấu phóng của Tochka được đặt trên khung gầm vận tải BAZ-5921. Đây là loại khung gầm có khả năng di chuyển trên đường bằng với tốc độ tối đa lên tới 60 km/h, bơi được dưới nước với tốc độ tối đa 8 km/h.Trên thế giới hiện tại vẫn đang có hàng chục quốc gia sử dụng tên lửa Tochka trong biên chế, trong đó bao gồm cả Triều Tiên, Syria, Yemen.Ngoài ra, còn có hàng chục quốc gia khác trên thế giới cũng đã từng sử dụng loại tên lửa này trong biên chế, nhưng nay đã cho loại biên chế, trong đó bao gồm Ba Lan, Đức, Slovakia, Séc,...Tên lửa Tochka cũng được coi là phiên bản gốc của tên lửa Hwasong-11 do Triều Tiên tự phát triển. Nguồn ảnh: BMDP. Cận cảnh một pha phóng tên lửa Tochka-U của quân đội Nga.
Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông quốc tế đăng tải, lực lượng dân quân do người Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria vừa bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo Tochka-U.
Những hình ảnh về hệ thống động cơ đẩy pha đầu của tên lửa đạn đạo Tochka-U đã được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, ít nhất một quả tên lửa đạn đạo loại này đã được Syria phóng thành công.
Truyền thông Syria cáo buộc, Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau các hành động ăn trộm và buôn lậu dầu mỏ từ quốc gia này. Bản thân lực lượng dân quân do người Thổ hậu thuẫn cũng hưởng lợi lớn từ nguồn dầu mỏ của Syria.
Vụ tấn công vừa rồi của quân chính phủ Syria nhắm vào thành phố Jarablus, được coi như một gáo nước lạnh dội vào người Thổ Nhĩ Kỳ, và là một lời cảnh cáo gửi tới các nhóm vũ trang tự xưng do nước ngoài chống lưng, đang hoạt động ở Syria.
Tochka hay còn có tên mã OTR-21 là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, được Liên Xô sản xuất từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước.
Tới nay, tên lửa Tochka đã có ba phiên bản chính, trong đó phiên bản A có trọng lượng 2 tấn, tầm bắn 70 km, phiên bản B nặng 2,01 tấn, tầm bắn tối đa 120 km.
Có khả năng phóng với tầm xa nhất là tên lửa Tochka phiên bản C, tầm bắn tối đa lên tới 185 km nhưng nặng chỉ 1,8 tấn.
Loại tên lửa đạn đạo nguy hiểm này có thể đạt tốc độ bay lên tới 1,8 km/giây, tương đương với vận tốc Mach 5,3. Tuy nhiên độ chính xác của chúng là không quá cao, có thể lệch mục tiêu tối đa 150 mét.
Tên lửa sửa dụng cơ cấu dẫn đường kiểu cũ đó là dẫn hướng theo quán tính. Ở phiên bản tên lửa Tochka-P mới hơn sau này, hệ thống radar bán chủ động đã được tích hợp để phục vụ việc dẫn đường.
Toàn bộ cơ cấu phóng của Tochka được đặt trên khung gầm vận tải BAZ-5921. Đây là loại khung gầm có khả năng di chuyển trên đường bằng với tốc độ tối đa lên tới 60 km/h, bơi được dưới nước với tốc độ tối đa 8 km/h.
Trên thế giới hiện tại vẫn đang có hàng chục quốc gia sử dụng tên lửa Tochka trong biên chế, trong đó bao gồm cả Triều Tiên, Syria, Yemen.
Ngoài ra, còn có hàng chục quốc gia khác trên thế giới cũng đã từng sử dụng loại tên lửa này trong biên chế, nhưng nay đã cho loại biên chế, trong đó bao gồm Ba Lan, Đức, Slovakia, Séc,...
Tên lửa Tochka cũng được coi là phiên bản gốc của tên lửa Hwasong-11 do Triều Tiên tự phát triển. Nguồn ảnh: BMDP.
Cận cảnh một pha phóng tên lửa Tochka-U của quân đội Nga.