Chương trình “Xạ thủ đua tài” do kênh truyền hình QPVN thực hiện đang thu hút được rất nhiều người xem quan tâm về quân sự nước nhà trong thời gian qua. Mới đây, tập 3 của series đã lên sóng với sự xuất hiện của hai mẫu súng đáng mong chờ là STV-215 và STV-380.
Ảnh: Huấn luyện viên với hướng dẫn làm quen với súng tiểu liên STV-380 - Nguồn: QPVNBằng quá trình tác xạ thực tế của vận động viên, đồng thời cộng với những thí nghiệm rất thú vị của chương trình, ta có thể đúc rút được một số điều khá hay ho, tạo nên một số đánh giá tổng quan về mẫu súng tương lai này của Quân đội Việt Nam.
Ảnh: Một số súng STV-215/380 với những loại phụ kiện khác nhau được trưng bày - Nguồn: QPVNKể từ năm 2016, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa vũ khí cá nhân cho chiến sĩ để phù hợp với tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, Bộ quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho nhà máy Z-111 Tổng cục công nghiệp quốc phòng tiến hành nghiên cứu và sản xuất mẫu súng tiểu liên STV-215/380 cải tiến dựa trên súng Galil Ace 31/32 của Israel.
Ảnh: Tiểu liên STV-380 - Nguồn: QPVNSúng STV-380 đang được sản xuất với số lượng lớn với nhiệm vụ thay thế cho súng tiểu liên AK đã phục vụ trong Quân đội ta một thời gian dài. Trong khi đó, phiên bản carbin của nó là STV-215 sẽ được trang bị cho các lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt như đặc công, biên phòng,…
Ảnh: Súng STV-380 với kính ngắm điểm đỏ Mepro và súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 - Nguồn: QPVNTrong đó, STV là viết tắt cho Súng tiểu liên Việt Nam, còn 215 và 380 là viết tắt cho chiều dài nòng súng. Súng cũng được trang bị các ray Picatinny cho nhiệm vụ mở rộng phụ kiện, đáp ứng với yêu cầu tác chiến hiện đại như kính ngắm điểm đỏ, kính ngắm quang học, kính ngắm đêm, súng phóng lựu kẹp nòng, giá đỡ 2 chân, tay cầm dọc,…
Ảnh: Cận cảnh ốp lót tay và trích khí của STV-380 - Nguồn: QPVNĐồng thời, súng có nhiều điểm khác biệt với nguyên bản Galil Ace 32 như loại bỏ hai đường ray Picatinny trên ốp lót tay, chuyển tay kéo bệ khóa nòng sang bên phải giống kiểu AK, loại bỏ nút gạt chế độ bắn ở trên trái thân súng, làm hộp khóa nòng kín và bỏ miếng che bụi đặc trưng của Galil Ace.
Ảnh: Mặt đối diện súng tiểu liên STV-380 - Nguồn: QPVNĐiều đầu tiên nhìn nhận được là súng có độ chụm tốt, STV-215 được gắn trên giá đỡ, loại bỏ hoàn toàn yếu tố yếu lĩnh của xạ thủ đã bắn khá chính xác vào mục tiêu dù cho người thử nghiệm đã lấy đường bắn hơi thấp.
Ảnh: Thử nghiệm độ chụm của súng tiểu liên STV-215Trong khi đó, súng STV-380 thậm chí còn cho kết quả tốt hơn khi bắn chế độ phát một và chế độ liên thanh (điểm xạ 2 viên), khi người thử nghiệm đã lấy đường ngắm chuẩn và dù cho bệ đỡ có phần rung lắc, độ chụm của đạn bắn ra từ STV-380 vẫn rất là đáng nể, hoàn toàn trúng bia.
Ảnh: Thử nghiệm độ chụm của súng tiểu liên STV-380.Điều thứ hai là việc các vận động viên trong tập 1 và 2 đã khá vất vả với súng tiểu liên AKn, tỉ lệ bắn trượt mục tiêu khá cao trong khi tập 3 này các vận động viên được tác xạ với súng tiểu liên STV-380 lại cho một tỉ lệ bắn chính xác vượt trội. Điều này là bởi sự khác nhau của cơ cấu thước ngắm trên hai súng.
Ảnh: Cận cảnh thân súng STV-380 với thước ngắm lỗ.Thước ngắm trên dòng AK-47 và các biến thể của nó được đặt ở phía trước hộp khóa nòng, được chia khoảng bằng các vạch. Điều này khá làm khó xạ thủ khi phải căn chỉnh đường ngắm khá lâu và huấn luyện nhiều để thuần thục. Trong khi đó, thước ngắm của STV-380 là thước ngắm dạng lỗ, được đặt cuối hộp khóa nòng, gần với mắt của xạ thủ.
Ảnh: Vận động viên tác xạ súng tiểu liên STV-380.Sự khác biệt của cơ cấu thước ngắm đã giúp cho những vận động viên vốn chưa từng được tiếp xúc với các loại súng tiểu liên lần nào đã thực hiện bài bắn một cách dễ dàng, lấy đường ngắm nhanh, số lần bắn trúng mục tiêu cao rõ rệt.
Ảnh: Vận động viên tiêu diệt cả 5 mục tiêu chỉ với 5 phát đạn dù chưa qua huấn luyện lâu dài.Như vậy, có thể nói rằng hiện nay, chúng ta đã sở hữu một mẫu súng cực kỳ đáng tin cậy, đủ sức để có thể thay thế hoàn toàn huyền thoại AK trong Quân đội ta. Hi vọng, trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ sớm được chứng kiến những khẩu STV-215/380 trên tay những chiến sĩ Việt Nam nã đạn trên thao trường, nâng cao năng lực tác chiến của người lính trong thời đại chiến tranh kiểu mới.
Ảnh: Súng tiểu liên STV-380 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40. Video Bắn trình diễn súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Việt Nam sản xuất - Nguồn: QPVN
Chương trình “Xạ thủ đua tài” do kênh truyền hình QPVN thực hiện đang thu hút được rất nhiều người xem quan tâm về quân sự nước nhà trong thời gian qua. Mới đây, tập 3 của series đã lên sóng với sự xuất hiện của hai mẫu súng đáng mong chờ là STV-215 và STV-380.
Ảnh: Huấn luyện viên với hướng dẫn làm quen với súng tiểu liên STV-380 - Nguồn: QPVN
Bằng quá trình tác xạ thực tế của vận động viên, đồng thời cộng với những thí nghiệm rất thú vị của chương trình, ta có thể đúc rút được một số điều khá hay ho, tạo nên một số đánh giá tổng quan về mẫu súng tương lai này của Quân đội Việt Nam.
Ảnh: Một số súng STV-215/380 với những loại phụ kiện khác nhau được trưng bày - Nguồn: QPVN
Kể từ năm 2016, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa vũ khí cá nhân cho chiến sĩ để phù hợp với tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, Bộ quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho nhà máy Z-111 Tổng cục công nghiệp quốc phòng tiến hành nghiên cứu và sản xuất mẫu súng tiểu liên STV-215/380 cải tiến dựa trên súng Galil Ace 31/32 của Israel.
Ảnh: Tiểu liên STV-380 - Nguồn: QPVN
Súng STV-380 đang được sản xuất với số lượng lớn với nhiệm vụ thay thế cho súng tiểu liên AK đã phục vụ trong Quân đội ta một thời gian dài. Trong khi đó, phiên bản carbin của nó là STV-215 sẽ được trang bị cho các lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt như đặc công, biên phòng,…
Ảnh: Súng STV-380 với kính ngắm điểm đỏ Mepro và súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 - Nguồn: QPVN
Trong đó, STV là viết tắt cho Súng tiểu liên Việt Nam, còn 215 và 380 là viết tắt cho chiều dài nòng súng. Súng cũng được trang bị các ray Picatinny cho nhiệm vụ mở rộng phụ kiện, đáp ứng với yêu cầu tác chiến hiện đại như kính ngắm điểm đỏ, kính ngắm quang học, kính ngắm đêm, súng phóng lựu kẹp nòng, giá đỡ 2 chân, tay cầm dọc,…
Ảnh: Cận cảnh ốp lót tay và trích khí của STV-380 - Nguồn: QPVN
Đồng thời, súng có nhiều điểm khác biệt với nguyên bản Galil Ace 32 như loại bỏ hai đường ray Picatinny trên ốp lót tay, chuyển tay kéo bệ khóa nòng sang bên phải giống kiểu AK, loại bỏ nút gạt chế độ bắn ở trên trái thân súng, làm hộp khóa nòng kín và bỏ miếng che bụi đặc trưng của Galil Ace.
Ảnh: Mặt đối diện súng tiểu liên STV-380 - Nguồn: QPVN
Điều đầu tiên nhìn nhận được là súng có độ chụm tốt, STV-215 được gắn trên giá đỡ, loại bỏ hoàn toàn yếu tố yếu lĩnh của xạ thủ đã bắn khá chính xác vào mục tiêu dù cho người thử nghiệm đã lấy đường bắn hơi thấp.
Ảnh: Thử nghiệm độ chụm của súng tiểu liên STV-215
Trong khi đó, súng STV-380 thậm chí còn cho kết quả tốt hơn khi bắn chế độ phát một và chế độ liên thanh (điểm xạ 2 viên), khi người thử nghiệm đã lấy đường ngắm chuẩn và dù cho bệ đỡ có phần rung lắc, độ chụm của đạn bắn ra từ STV-380 vẫn rất là đáng nể, hoàn toàn trúng bia.
Ảnh: Thử nghiệm độ chụm của súng tiểu liên STV-380.
Điều thứ hai là việc các vận động viên trong tập 1 và 2 đã khá vất vả với súng tiểu liên AKn, tỉ lệ bắn trượt mục tiêu khá cao trong khi tập 3 này các vận động viên được tác xạ với súng tiểu liên STV-380 lại cho một tỉ lệ bắn chính xác vượt trội. Điều này là bởi sự khác nhau của cơ cấu thước ngắm trên hai súng.
Ảnh: Cận cảnh thân súng STV-380 với thước ngắm lỗ.
Thước ngắm trên dòng AK-47 và các biến thể của nó được đặt ở phía trước hộp khóa nòng, được chia khoảng bằng các vạch. Điều này khá làm khó xạ thủ khi phải căn chỉnh đường ngắm khá lâu và huấn luyện nhiều để thuần thục. Trong khi đó, thước ngắm của STV-380 là thước ngắm dạng lỗ, được đặt cuối hộp khóa nòng, gần với mắt của xạ thủ.
Ảnh: Vận động viên tác xạ súng tiểu liên STV-380.
Sự khác biệt của cơ cấu thước ngắm đã giúp cho những vận động viên vốn chưa từng được tiếp xúc với các loại súng tiểu liên lần nào đã thực hiện bài bắn một cách dễ dàng, lấy đường ngắm nhanh, số lần bắn trúng mục tiêu cao rõ rệt.
Ảnh: Vận động viên tiêu diệt cả 5 mục tiêu chỉ với 5 phát đạn dù chưa qua huấn luyện lâu dài.
Như vậy, có thể nói rằng hiện nay, chúng ta đã sở hữu một mẫu súng cực kỳ đáng tin cậy, đủ sức để có thể thay thế hoàn toàn huyền thoại AK trong Quân đội ta. Hi vọng, trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ sớm được chứng kiến những khẩu STV-215/380 trên tay những chiến sĩ Việt Nam nã đạn trên thao trường, nâng cao năng lực tác chiến của người lính trong thời đại chiến tranh kiểu mới.
Ảnh: Súng tiểu liên STV-380 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40.
Video Bắn trình diễn súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Việt Nam sản xuất - Nguồn: QPVN