Mua súng thôi là chưa đủ, nếu mua súng Mỹ mà tiêu biểu là súng trường M-4 Carbine thì người dùng còn có cơ hội "tiếp cận" với một lượng phụ kiện gắn kèm khổng lồ với hàng trăm mẫu mã khác nhau với tổng giá trị của những phụ kiện này còn cao gấp hàng chục lần so với giá thành của khẩu súng. Nguồn ảnh: Youtube.Ban đầu, các loại phụ kiện gắn kèm với súng được ra đời với mục đích tăng hiệu suất chiến đấu của người lính, tuy nhiên với những món hợp đồng quốc phòng béo bở, các hãng sản xuất vũ khí không tội gì không sản xuất thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm các loại phụ kiện khác cho khẩu súng này để vừa tăng hiệu suất chiến đấu cho người lính, tăng thêm sự lựa chọn cho người dùng và tất nhiên cũng... tăng lợi nhuận cho hãng sản xuất. Nguồn ảnh: Criminal.Có thể đếm sơ sơ, những loại phụ kiện của khẩu M-4 Carbine bao gồm băng đạn các cỡ từ nhỏ tới lớn cho tới cực đại, ốp lót tay các loại, báng súng các loại, kính ngắm các loại, giảm thanh các loại, đèn pin, đèn laze chỉ thị mục tiêu các loại, súng phóng lựu các loại, súng shotgun gắn thêm các loại (chuyên dùng cận chiến hoặc phá cửa). Ngoài ra còn có một loạt các loại đầu ruồi, các loại loa che lửa và thậm chí cả... dây đeo súng cũng có đủ kiểu khác nhau. Nguồn ảnh: Tatical.Tùy theo từng loại phụ kiện mà giá thành có thể từ vài chục USD cho tới hàng nghìn USD. Rẻ nhất có lẽ là các loại đầu ruồi và băng đạn vì chúng có cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất. Đắt nhất là các loại kính ngắm gắn kèm vì những thiết bị này cần được sản xuất với độ chính xác cao và là thiết bị quang học nên có chi phí chế tạo rất đắt. Nguồn ảnh: Pinterest.Binh lính Mỹ trên chiến trường có thể tùy chọn các loại thiết bị phụ trợ cho riêng mình có đầy trong kho vũ khí của mỗi trung đội. Khó có thể bắt gặp được hai khẩu M-4 Carbine giống nhau trên chiến trường bởi mỗi một người lính lại có một sở thích, một kiểu sử dụng súng khác nhau. Không rõ việc gắn thêm nhiều thiết bị phụ trợ vào súng có giúp tăng hiệu suất chiến đấu của khẩu súng lên nhiều không vì trên thực tế, các loại vũ khí bộ binh của Mỹ chưa từng được đánh giá cao và thua xa các loại vũ khí của Nga (bao gồm cả Liên Xô cũ) và Đức. Nguồn ảnh: Military.Được xếp vào hàng súng Carbine (cạc-bin), M-4 có sức mạnh vượt trội hơn so với các loại súng tiểu liên do dùng cỡ đạn của súng trường tấn công nhưng thua kém các loại súng trường tấn công về tầm bắn do có kích thước nòng ngắn hơn. Loại vũ khí này đặc biệt thích hợp khi sử dụng tác chiến trong địa hình hỗn hợp, vừa có đô thị, vừa có rừng núi, vừa có đồng bằng. Tầm bắn hiệu quả của khẩu M-4 tối đa chỉ 500 mét và khoảng cách chiến đấu lý tưởng vào khoảng 200 mét. Nguồn ảnh: Military.Sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO, khẩu M-4 có tốc độ bắn rất cao, lên tới 950 viên một phút (tối đa). Đây cũng là một khẩu súng gọn nhẹ, thích hợp cho việc hành quân đường trường do súng chỉ có trọng lượng rỗng khoảng 2,9 kg và tối đa 3,4 kg khi gắn thêm một băng đạn 30 viên. Tất nhiên tùy theo từng loại thiết bị hỗ trợ gắn ngoài mà trọng lượng của súng có thể sẽ tăng lên. Nguồn ảnh: Wiki.Được sản xuất hàng loạt từ năm 1993 tới nay, giá thành của mỗi khẩu M-4 chỉ vào khoảng 700 USD (năm 2012) và là một trong những vũ khí được sử dụng phổ biến nhất trong quân đội Mỹ bên cạnh khẩu M-16. Tổng cộng hiện tại đã có hơn 60 nước trên thế giới sử dụng khẩu súng M-4 này trong biên chế của mình và đặc biệt trong danh sách đó có cả lực lượng Spetsnaz của Nga. Những khẩu M-4 được sử dụng bởi lực lượng Spetsnaz Nga có nguồn gốc là chiến lợi phẩm từ cuộc chiến tranh Nam Ossetia năm 2008. Nguồn ảnh: Balance.Với lượng phụ kiện cực khủng và biên chế trang bị đại trà trong quân đội Mỹ, có thể coi khẩu M-4 là một biểu tượng cho phong cách "con buôn" vũ khí của Mỹ khi nó bán kèm theo rất nhiều "đồ chơi", đây cũng là chiến lược kinh doanh thường thấy ở nhiều hãng sản xuất trên thế giới hiện tại với hàng loạt các "gói" đồ chơi khác nhau cho người mua lựa chọn sử dụng kèm với sản phẩm chính và người Mỹ thậm chí còn mang cả phong cách "tư bản" này ra chiến trường-nơi được coi là có lợi nhuận cực kỳ cao cho các nhà sản xuất vũ khí. Nguồn ảnh: Bursa.
Mua súng thôi là chưa đủ, nếu mua súng Mỹ mà tiêu biểu là súng trường M-4 Carbine thì người dùng còn có cơ hội "tiếp cận" với một lượng phụ kiện gắn kèm khổng lồ với hàng trăm mẫu mã khác nhau với tổng giá trị của những phụ kiện này còn cao gấp hàng chục lần so với giá thành của khẩu súng. Nguồn ảnh: Youtube.
Ban đầu, các loại phụ kiện gắn kèm với súng được ra đời với mục đích tăng hiệu suất chiến đấu của người lính, tuy nhiên với những món hợp đồng quốc phòng béo bở, các hãng sản xuất vũ khí không tội gì không sản xuất thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm các loại phụ kiện khác cho khẩu súng này để vừa tăng hiệu suất chiến đấu cho người lính, tăng thêm sự lựa chọn cho người dùng và tất nhiên cũng... tăng lợi nhuận cho hãng sản xuất. Nguồn ảnh: Criminal.
Có thể đếm sơ sơ, những loại phụ kiện của khẩu M-4 Carbine bao gồm băng đạn các cỡ từ nhỏ tới lớn cho tới cực đại, ốp lót tay các loại, báng súng các loại, kính ngắm các loại, giảm thanh các loại, đèn pin, đèn laze chỉ thị mục tiêu các loại, súng phóng lựu các loại, súng shotgun gắn thêm các loại (chuyên dùng cận chiến hoặc phá cửa). Ngoài ra còn có một loạt các loại đầu ruồi, các loại loa che lửa và thậm chí cả... dây đeo súng cũng có đủ kiểu khác nhau. Nguồn ảnh: Tatical.
Tùy theo từng loại phụ kiện mà giá thành có thể từ vài chục USD cho tới hàng nghìn USD. Rẻ nhất có lẽ là các loại đầu ruồi và băng đạn vì chúng có cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất. Đắt nhất là các loại kính ngắm gắn kèm vì những thiết bị này cần được sản xuất với độ chính xác cao và là thiết bị quang học nên có chi phí chế tạo rất đắt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Binh lính Mỹ trên chiến trường có thể tùy chọn các loại thiết bị phụ trợ cho riêng mình có đầy trong kho vũ khí của mỗi trung đội. Khó có thể bắt gặp được hai khẩu M-4 Carbine giống nhau trên chiến trường bởi mỗi một người lính lại có một sở thích, một kiểu sử dụng súng khác nhau. Không rõ việc gắn thêm nhiều thiết bị phụ trợ vào súng có giúp tăng hiệu suất chiến đấu của khẩu súng lên nhiều không vì trên thực tế, các loại vũ khí bộ binh của Mỹ chưa từng được đánh giá cao và thua xa các loại vũ khí của Nga (bao gồm cả Liên Xô cũ) và Đức. Nguồn ảnh: Military.
Được xếp vào hàng súng Carbine (cạc-bin), M-4 có sức mạnh vượt trội hơn so với các loại súng tiểu liên do dùng cỡ đạn của súng trường tấn công nhưng thua kém các loại súng trường tấn công về tầm bắn do có kích thước nòng ngắn hơn. Loại vũ khí này đặc biệt thích hợp khi sử dụng tác chiến trong địa hình hỗn hợp, vừa có đô thị, vừa có rừng núi, vừa có đồng bằng. Tầm bắn hiệu quả của khẩu M-4 tối đa chỉ 500 mét và khoảng cách chiến đấu lý tưởng vào khoảng 200 mét. Nguồn ảnh: Military.
Sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO, khẩu M-4 có tốc độ bắn rất cao, lên tới 950 viên một phút (tối đa). Đây cũng là một khẩu súng gọn nhẹ, thích hợp cho việc hành quân đường trường do súng chỉ có trọng lượng rỗng khoảng 2,9 kg và tối đa 3,4 kg khi gắn thêm một băng đạn 30 viên. Tất nhiên tùy theo từng loại thiết bị hỗ trợ gắn ngoài mà trọng lượng của súng có thể sẽ tăng lên. Nguồn ảnh: Wiki.
Được sản xuất hàng loạt từ năm 1993 tới nay, giá thành của mỗi khẩu M-4 chỉ vào khoảng 700 USD (năm 2012) và là một trong những vũ khí được sử dụng phổ biến nhất trong quân đội Mỹ bên cạnh khẩu M-16. Tổng cộng hiện tại đã có hơn 60 nước trên thế giới sử dụng khẩu súng M-4 này trong biên chế của mình và đặc biệt trong danh sách đó có cả lực lượng Spetsnaz của Nga. Những khẩu M-4 được sử dụng bởi lực lượng Spetsnaz Nga có nguồn gốc là chiến lợi phẩm từ cuộc chiến tranh Nam Ossetia năm 2008. Nguồn ảnh: Balance.
Với lượng phụ kiện cực khủng và biên chế trang bị đại trà trong quân đội Mỹ, có thể coi khẩu M-4 là một biểu tượng cho phong cách "con buôn" vũ khí của Mỹ khi nó bán kèm theo rất nhiều "đồ chơi", đây cũng là chiến lược kinh doanh thường thấy ở nhiều hãng sản xuất trên thế giới hiện tại với hàng loạt các "gói" đồ chơi khác nhau cho người mua lựa chọn sử dụng kèm với sản phẩm chính và người Mỹ thậm chí còn mang cả phong cách "tư bản" này ra chiến trường-nơi được coi là có lợi nhuận cực kỳ cao cho các nhà sản xuất vũ khí. Nguồn ảnh: Bursa.