Rẻ "phá giá" thị trường chính là mẫu xe tăng đến từ Trung Quốc, bản nội địa có tên Type 99 và bản xuất khẩu mang tên VT-4 có giá chỉ vào khoảng 2,6 triệu USD mỗi chiếc.Nguồn ảnh: Wiki.Ra đời từ năm 2011 tới nay, các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực chiến trường Type 99 của Trung Quốc được nước này xếp vào hạng xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba, được phát triển để thay thế mẫu Type 88 đã được Trung Quốc sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Snafu.Có giá 4,25 triệu USD mỗi chiếc, xe tăng T-90AM là phiên bản mới nhất, hiện đại nhất trong dòng xe tăng T-90 hiện tại của Nga. Được Nga sản xuất từ năm 1992 tới nay, T-90 có giá rẻ nhất thị trường xe tăng chiến trường chủ lực trước khi Trung Quốc nhảy vào thị trường buôn bán vũ khí với phong cách "phá giá" để cạnh tranh. Nguồn ảnh: Tactic.T-90 cũng là một trong những loại xe tăng được ưa chuộng nhất thị trường xuất khẩu hiện tại với các tiêu chí rẻ, bền, khỏe, hiệu quả cao, dễ sử dụng, dễ sửa chữa và danh tiếng lâu đời của dòng xe tăng "T" từ thời Liên Xô để lại. Nguồn ảnh: Modb.Tiếp theo là mẫu xe tăng chủ lực trên chiến trường có tuổi đời 40 của Israel. Ra đời từ năm 1978 tới nay, xe tăng Merkava hiện nay vẫn được Israel sử dụng và xuất khẩu cho một quốc gia giấu tên. Nguồn ảnh: Tanken.Có giá xuất khẩu khoảng 6 triệu USD, Merkava nổi tiếng với độ an toàn và đa dụng của nó. Đây cũng là chiếc xe tăng chủ lực chiến trường duy nhất trên thế giới có kèm khả năng chở quân. Nguồn ảnh: National.Trong số ba mẫu xe tăng chủ lực có giá đắt nhất thế giới, K2 "Báo Đen" của Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ ba với giá vào khoảng 8,8 triệu USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Military.Được sản xuất bởi hãng Hyundai, K2 Báo Đen bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2013 và được trang bị với số lượng lớn trong quân đội Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 6 năm 2014. Nguồn ảnh: Youtube.Đứng trên Hàn Quốc một bậc là mẫu xe tăng chủ lực đắt thứ hai thế giới đến từ Nhật Bản, chiếc Type 10. Được sản xuất bởi Mitsubishi từ năm 2010 tới nay, Type 10 có giá khoảng 8,8 triệu USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.Tính tới năm 2016, chỉ có hơn 100 chiếc Type 10 được Nhật Bản sản xuất và sử dụng. Do những đạo luật cực kỳ nghiêm ngặt của nước này, việc xuất khẩu Type 10 gần như là điều "bất khả thi" đối với Mitsubishi. Nguồn ảnh: Youtube.Chiếc xe tăng đắt nhất thế giới thuộc về chiếc xe tăng mang quốc tịch Pháp, chiếc AMX Leclerc. Được sản xuất từ năm 1993 tới nay, AMX Leclerc luôn nắm vị trí "đắt nhất quả đất" của nó suốt từ khi ra đời. Nguồn ảnh: Ruffle.Có giá lên tới 12,6 triệu USD, chiếc xe tăng Pháp này đã sản xuất được tổng cộng hơn 800 chiếc, phục vụ trong lực lượng Pháp và UAE. Hy Lạp cũng đã từng có ý định mua AMX Leclerc tuy nhiên nước này lại đổi ý vào phút chót và chọn xe tăng Leopard 2A6 của Đức. Nguồn ảnh: Youtube.
Rẻ "phá giá" thị trường chính là mẫu xe tăng đến từ Trung Quốc, bản nội địa có tên Type 99 và bản xuất khẩu mang tên VT-4 có giá chỉ vào khoảng 2,6 triệu USD mỗi chiếc.Nguồn ảnh: Wiki.
Ra đời từ năm 2011 tới nay, các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực chiến trường Type 99 của Trung Quốc được nước này xếp vào hạng xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba, được phát triển để thay thế mẫu Type 88 đã được Trung Quốc sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Snafu.
Có giá 4,25 triệu USD mỗi chiếc, xe tăng T-90AM là phiên bản mới nhất, hiện đại nhất trong dòng xe tăng T-90 hiện tại của Nga. Được Nga sản xuất từ năm 1992 tới nay, T-90 có giá rẻ nhất thị trường xe tăng chiến trường chủ lực trước khi Trung Quốc nhảy vào thị trường buôn bán vũ khí với phong cách "phá giá" để cạnh tranh. Nguồn ảnh: Tactic.
T-90 cũng là một trong những loại xe tăng được ưa chuộng nhất thị trường xuất khẩu hiện tại với các tiêu chí rẻ, bền, khỏe, hiệu quả cao, dễ sử dụng, dễ sửa chữa và danh tiếng lâu đời của dòng xe tăng "T" từ thời Liên Xô để lại. Nguồn ảnh: Modb.
Tiếp theo là mẫu xe tăng chủ lực trên chiến trường có tuổi đời 40 của Israel. Ra đời từ năm 1978 tới nay, xe tăng Merkava hiện nay vẫn được Israel sử dụng và xuất khẩu cho một quốc gia giấu tên. Nguồn ảnh: Tanken.
Có giá xuất khẩu khoảng 6 triệu USD, Merkava nổi tiếng với độ an toàn và đa dụng của nó. Đây cũng là chiếc xe tăng chủ lực chiến trường duy nhất trên thế giới có kèm khả năng chở quân. Nguồn ảnh: National.
Trong số ba mẫu xe tăng chủ lực có giá đắt nhất thế giới, K2 "Báo Đen" của Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ ba với giá vào khoảng 8,8 triệu USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Military.
Được sản xuất bởi hãng Hyundai, K2 Báo Đen bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2013 và được trang bị với số lượng lớn trong quân đội Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 6 năm 2014. Nguồn ảnh: Youtube.
Đứng trên Hàn Quốc một bậc là mẫu xe tăng chủ lực đắt thứ hai thế giới đến từ Nhật Bản, chiếc Type 10. Được sản xuất bởi Mitsubishi từ năm 2010 tới nay, Type 10 có giá khoảng 8,8 triệu USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Tính tới năm 2016, chỉ có hơn 100 chiếc Type 10 được Nhật Bản sản xuất và sử dụng. Do những đạo luật cực kỳ nghiêm ngặt của nước này, việc xuất khẩu Type 10 gần như là điều "bất khả thi" đối với Mitsubishi. Nguồn ảnh: Youtube.
Chiếc xe tăng đắt nhất thế giới thuộc về chiếc xe tăng mang quốc tịch Pháp, chiếc AMX Leclerc. Được sản xuất từ năm 1993 tới nay, AMX Leclerc luôn nắm vị trí "đắt nhất quả đất" của nó suốt từ khi ra đời. Nguồn ảnh: Ruffle.
Có giá lên tới 12,6 triệu USD, chiếc xe tăng Pháp này đã sản xuất được tổng cộng hơn 800 chiếc, phục vụ trong lực lượng Pháp và UAE. Hy Lạp cũng đã từng có ý định mua AMX Leclerc tuy nhiên nước này lại đổi ý vào phút chót và chọn xe tăng Leopard 2A6 của Đức. Nguồn ảnh: Youtube.