Trên lý thuyết, súng điện từ sẽ tiêu tốn một lượng điện năng cực lớn chỉ để phục vụ một phát bắn, nghĩa là nó có thể tốn hàng triệu Watt chỉ trong một phần nghìn giây ngắn ngủi khi súng khai hỏa. Với kiểu "đốt" điện như vậy, việc nối điện trực tiếp vào súng điện từ là điều không thể. Nguồn ảnh: Sina.Giải pháp duy nhất tính đến thời điểm này đó là sử dụng hệ thống pin điện. Mỗi phát bắn của súng điện từ sẽ đốt sạch lượng điện dự trữ trong những khối pin và cần cả tiếng đồng hồ để tái nạp lại điện vào pin trước khi có thể khai hỏa được phát thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.Theo các thông tin được đăng tải trên trang Breaking Defence, kể từ khi khái niệm Súng điện từ được ra đời, khoa học công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, tuy nhiên công nghệ ché tạo pin vẫn... dậm chân tại chỗ. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, những mẫu súng điện từ đầu tiên chỉ sử dụng pin dùng một lần, nghĩa là sau mỗi một lần bắn người ta sẽ phải vứt bỏ hàng trăm cục pin trị giá hàng triệu USD. Tới nay, súng điện từ đã không còn sử dụng pin dùng một lần nữa và các nhà khoa học đang đặt mục tiêu cho các hệ thống pin có thể tái nạp lại 1000 lần trước khi phải thay mới, nghĩa là một hệ thống pin có thể được sử dụng cho hàng nghìn phát bắn trước khi phải thay mới. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, trên lý thuyết các thiết bị sử dụng trong súng điện từ có thể chịu được khoảng 6 phát bắn mỗi phút, vấn đề là ở chỗ với 6 phát bắn, súng điện từ sẽ tiêu tốn khoảng 2 MW (Megawatt) tương đương với 2 triệu Watt, tương đương với lượng điện một cánh quạt gió tạo ra trong vòng... 6 tháng hoặc lượng điện của 30 nhà máy công nghiệp cỡ vừa của Anh tiêu thụ trong vòng 1 tháng. Nguồn ảnh: Sina.Với lượng điện tốn kinh khủng như vậy, không một tàu khu trục nào hay bất cứ một máy bay nào có thể cung cấp đủ điện năng cho hệ thống vũ khí này. Duy nhất chỉ có các tàu sân bay lớp Nimitz hoặc Ford với công nghệ hạt nhân mới nhất mới đủ khả năng "nuôi" nổi khẩu súng này. Nguồn ảnh: Sina.Vậy tại sao không đặt súng điện từ dưới đất? Câu trả lời rất đơn giản, nếu đặt trong lãnh thổ nước Mỹ thì khẩu súng điện từ sẽ không hề có tác dụng "giương oai" như một loại vũ khí chiến lược, còn nếu đặt nó ở lãnh thổ của các nước NATO thì việc bị lộ bí mật, bị phá hoại hoặc bị vài trăm quả tên lửa đất đối đất của đối phương "nhắm sẵn" vào cũng sẽ khiến giới chức quân sự Mỹ không yên lòng chút nào. Nguồn ảnh: Sina.Vậy nên, khi mà không một loại phương tiện nào có đủ khả năng cung cấp lượng năng lượng cực lớn cho những khẩu súng điện từ này thì khẩu súng trong mơ có tầm bắn xa hơn 20 lần, gia tốc đầu đạn nhanh gấp 10 lần bình thường này vẫn chỉ là một công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết, đặt nền móng cho vũ khí tương lai trong khoảng... 100 năm tới. Nguồn ảnh: Sina.Giới chức quân sự Mỹ cùng các nhà khoa học cầm trên tay viên đạn của khẩu súng điện từ được Mỹ bắn thử thành công vào dịp đầu năm 2017 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.Kể cả khi súng điện từ trở thành hiện thực thì nó cũng sẽ chỉ giống như các loại vũ khí mang tính chiến lược khác, nghĩa là giống với bom hạt nhân-thứ được các nước mang ra "dọa" nhau là chính vì có sức công phá quá khủng khiếp. Có lẽ súng điện từ trong tương lai nếu được dùng thường xuyên cũng chỉ để "đánh chặn các vật thể lạ trong vũ trụ" đúng như lời Bộ Quốc Phòng Mỹ đã nói khi được được hỏi về "mục đích hòa bình" của khẩu súng đến từ tương lai này. Nguồn ảnh: Sina.
Trên lý thuyết, súng điện từ sẽ tiêu tốn một lượng điện năng cực lớn chỉ để phục vụ một phát bắn, nghĩa là nó có thể tốn hàng triệu Watt chỉ trong một phần nghìn giây ngắn ngủi khi súng khai hỏa. Với kiểu "đốt" điện như vậy, việc nối điện trực tiếp vào súng điện từ là điều không thể. Nguồn ảnh: Sina.
Giải pháp duy nhất tính đến thời điểm này đó là sử dụng hệ thống pin điện. Mỗi phát bắn của súng điện từ sẽ đốt sạch lượng điện dự trữ trong những khối pin và cần cả tiếng đồng hồ để tái nạp lại điện vào pin trước khi có thể khai hỏa được phát thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các thông tin được đăng tải trên trang Breaking Defence, kể từ khi khái niệm Súng điện từ được ra đời, khoa học công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, tuy nhiên công nghệ ché tạo pin vẫn... dậm chân tại chỗ. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, những mẫu súng điện từ đầu tiên chỉ sử dụng pin dùng một lần, nghĩa là sau mỗi một lần bắn người ta sẽ phải vứt bỏ hàng trăm cục pin trị giá hàng triệu USD. Tới nay, súng điện từ đã không còn sử dụng pin dùng một lần nữa và các nhà khoa học đang đặt mục tiêu cho các hệ thống pin có thể tái nạp lại 1000 lần trước khi phải thay mới, nghĩa là một hệ thống pin có thể được sử dụng cho hàng nghìn phát bắn trước khi phải thay mới. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, trên lý thuyết các thiết bị sử dụng trong súng điện từ có thể chịu được khoảng 6 phát bắn mỗi phút, vấn đề là ở chỗ với 6 phát bắn, súng điện từ sẽ tiêu tốn khoảng 2 MW (Megawatt) tương đương với 2 triệu Watt, tương đương với lượng điện một cánh quạt gió tạo ra trong vòng... 6 tháng hoặc lượng điện của 30 nhà máy công nghiệp cỡ vừa của Anh tiêu thụ trong vòng 1 tháng. Nguồn ảnh: Sina.
Với lượng điện tốn kinh khủng như vậy, không một tàu khu trục nào hay bất cứ một máy bay nào có thể cung cấp đủ điện năng cho hệ thống vũ khí này. Duy nhất chỉ có các tàu sân bay lớp Nimitz hoặc Ford với công nghệ hạt nhân mới nhất mới đủ khả năng "nuôi" nổi khẩu súng này. Nguồn ảnh: Sina.
Vậy tại sao không đặt súng điện từ dưới đất? Câu trả lời rất đơn giản, nếu đặt trong lãnh thổ nước Mỹ thì khẩu súng điện từ sẽ không hề có tác dụng "giương oai" như một loại vũ khí chiến lược, còn nếu đặt nó ở lãnh thổ của các nước NATO thì việc bị lộ bí mật, bị phá hoại hoặc bị vài trăm quả tên lửa đất đối đất của đối phương "nhắm sẵn" vào cũng sẽ khiến giới chức quân sự Mỹ không yên lòng chút nào. Nguồn ảnh: Sina.
Vậy nên, khi mà không một loại phương tiện nào có đủ khả năng cung cấp lượng năng lượng cực lớn cho những khẩu súng điện từ này thì khẩu súng trong mơ có tầm bắn xa hơn 20 lần, gia tốc đầu đạn nhanh gấp 10 lần bình thường này vẫn chỉ là một công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết, đặt nền móng cho vũ khí tương lai trong khoảng... 100 năm tới. Nguồn ảnh: Sina.
Giới chức quân sự Mỹ cùng các nhà khoa học cầm trên tay viên đạn của khẩu súng điện từ được Mỹ bắn thử thành công vào dịp đầu năm 2017 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.
Kể cả khi súng điện từ trở thành hiện thực thì nó cũng sẽ chỉ giống như các loại vũ khí mang tính chiến lược khác, nghĩa là giống với bom hạt nhân-thứ được các nước mang ra "dọa" nhau là chính vì có sức công phá quá khủng khiếp. Có lẽ súng điện từ trong tương lai nếu được dùng thường xuyên cũng chỉ để "đánh chặn các vật thể lạ trong vũ trụ" đúng như lời Bộ Quốc Phòng Mỹ đã nói khi được được hỏi về "mục đích hòa bình" của khẩu súng đến từ tương lai này. Nguồn ảnh: Sina.