Súng bắn tỉa cỡ nòng 14,5 mm thực ra không có gì mới, ngay từ khi xe tăng ra đời, người ta đã bắt đầu nghĩ đến một khẩu súng có thể bắn xuyên giáp của xe tăng. Súng trường chống tăng T-Gewehr kiểu 1918 của Đức ra đời sớm nhất, súng có cỡ nòng 13,2 mm và có thể xuyên thủng lớp giáp 25 mm ở khoảng cách 150 mét. Ảnh: Súng chống tăng T-Gewehr kiểu 1918.Tuy nhiên, độ giật của loại súng băn tỉa chống tăng cỡ lớn này quá lớn, binh lính thường không chịu nổi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Liên Xô sử dụng hai loại súng trường chống tăng, là súng trường chống tăng PTRD-41 Zeggalev và PTRS-41 Simonov, cả hai đều có cỡ nòng 14,5 mm. Ảnh: Súng trường chống tăng PTRD-41 Zeggalev.Tuy nhiên giai đoạn cuối của thế chiến hai, lớp giáp của xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới ngày càng dày hơn và súng trường chống tăng chỉ có thể tiêu diệt xe cơ giới, và loại súng này cũng biến mất trong trang bị quân đội các nước.Với những súng có cỡ nòng lớn từ 14,5 mm trở lên, độ giật của súng rất mạnh, vì vậy súng chống tăng đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, nhưng đạn 14,5 mm vẫn còn tồn tại; lý do rất đơn giản, khả năng xuyên giáp quá tốt, dù khó chống lại xe tăng, nhưng nó có thể chống lại xe bọc thép, trực thăng, radar, tên lửa.Thậm chí với cỡ đạn 14,5 mm, với loại đạn xuyên giáp, nó có thể dễ dàng xuyên qua các lớp công sự sơ sài, vừa có thể dùng để tiêu diệt sinh lực địch ở cự ly xa, vừa có thể xuyên thủng kính chống đạn, áo chống đạn một cách dễ dàng. Mỹ là quốc gia đi đầu trong phát triển các loại súng bắn tỉa cỡ nòng lớn, thậm chí đến 20 mm, có tầm bắn tối đa là 4.572 mét, xa hơn nhiều so với các loại tên lửa chống tăng đời đầu. Ảnh: Súng bắn tỉa cỡ nòng 20 mm của Mỹ.Trước sự về súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn, Trung Quốc cũng kiên quyết không để "bỏ lại phía sau"; họ đã tung ra loại súng bắn tỉa Snipex có cỡ nòng 14,5mm; súng dài 1,6m, nòng dài 1,2m. Nhằm giảm trọng lượng và nâng cao độ chính xác, khẩu súng này không sử dụng hộp tiếp đạn, dùng khóa nòng then ngang và lên đạn thủ công sau mỗi phát bắn. Ảnh: Súng bắn tỉa Snipex.Do độ giật do đạn 14,5mm quá lớn, nên khẩu Snipex áp dụng một loạt thiết kế để giảm độ giật. Đầu tiên, nó sử dụng thiết kế lùi nòng, tương tự như khẩu GM3 của Hungary. Sau khi bắn, nòng súng sẽ lùi sau và được hãm lại bằng lò xo, lò xo này hấp thu một phần năng lượng giật hậu của súng, giảm sức giật lên vai của xạ thủ.Nòng súng khẩu Snipex cũng được trang bị loa giảm giật kiểu va đập, góp phần tiêu hao lực giật; ngoài ra báng cao su có đục lỗ, có thể hấp thụ độ giật còn lại; do vậy độ giật lên vai xạ thủ không quá lớn.Nòng của khẩu súng trường Snipex bằng thép đặc biệt, có khả năng chống mài mòn cao và bố trí kiểu "treo", được bọc bởi một tấm tản nhiệt, tấm tản nhiệt có nhiều lỗ tròn giúp nòng nguội nhanh; chân chống cũng được lắp trên tấm tản nhiệt và không chạm vào nòng súng. Một thanh ray Picatinny được bố trí phía trên để lắp kính ngắm quang học.Súng bắn tỉa Snipex có tầm bắn xa và uy lực lớn, với tầm bắn hiệu quả lên đến 4.000 mét; theo nhà sản xuất Norinco, đạn của Snipex có thể xuyên thủng lớp giáp của xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ, trong cự ly đến 2.600 mét.Loại súng này không chỉ có thể sử dụng loại đạn 14,5x114 mm được sử dụng trên thị trường quốc tế, nhà sản xuất Norinco cũng sản xuất loại đạn đặc biệt dùng cho khẩu Snipex, đó là loại đạn xuyên giáp 14,5 mm DGJ02 và đạn xuyên cháy 14,5mm DGE02. Ảnh: Đạn xuyên giáp DGJ02.Đầu đạn xuyên giáp DGJ02 có lõi bằng vonfram, ban đầu được sử dụng để trang bị cho súng máy phòng không 14,5mm. DGJ02 được phát triển vào năm 1994 và hoàn thiện thiết kế vào năm 2002. Do sử dụng lõi lõi hợp kim vonfram mật độ cao, nên có đường đạn ổn định, sơ tốc đầu nòng và độ chính xác cao, lực xuyên lớn.Đạn xuyên giáp DGE02 không chỉ có sức xuyên mạnh, sau khi nổ còn tạo ra hơn 20 mảnh vỡ, các mảnh vỡ này có thể xuyên thủng lớp thép cứng dày đến 1,2 mm, như vỏ trực thăng vũ trang, xe chiến đấu bộ binh, xe vận tải bọc thép, tàu hạng nhẹ và các mục tiêu bọc thép thành mỏng khác. Ảnh: Đạn xuyên giáp DGJ02 – Nguồn: SinaSúng bắn tỉa Snipex 14,5mm, với đạn xuyên giáp chuyên dụng có thể phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ. Các mảnh vỡ tạo ra sau khi nó phát nổ vẫn có tác dụng sát thương nhất định. So với các loại súng bắn tỉa phương tiện thông thường, súng Snipex đã tăng gấp đôi khả năng sát thương đối với các mục tiêu như trực thăng vũ trang.Ngoài ra, khi đối mặt với kẻ thù ẩn nấp trong các tòa nhà, với loại đạn xuyên giáp, có thể dễ dàng xuyên qua các bức tường xây và tiêu diệt các mục tiêu bên trong, như vậy rất hữu ích trong tác chiến ở khu vực đô thị. Từ khi ra đời năm 2017, Norinco đã bán được 600 khẩu Snipex, chủ yếu là khu vực Trung Đông. Hiện tại, loại súng này đã thấy xuất hiện trong lực lượng phiến quân Syria. Nguồn ảnh: Sina
Súng bắn tỉa cỡ nòng 14,5 mm thực ra không có gì mới, ngay từ khi xe tăng ra đời, người ta đã bắt đầu nghĩ đến một khẩu súng có thể bắn xuyên giáp của xe tăng. Súng trường chống tăng T-Gewehr kiểu 1918 của Đức ra đời sớm nhất, súng có cỡ nòng 13,2 mm và có thể xuyên thủng lớp giáp 25 mm ở khoảng cách 150 mét. Ảnh: Súng chống tăng T-Gewehr kiểu 1918.
Tuy nhiên, độ giật của loại súng băn tỉa chống tăng cỡ lớn này quá lớn, binh lính thường không chịu nổi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Liên Xô sử dụng hai loại súng trường chống tăng, là súng trường chống tăng PTRD-41 Zeggalev và PTRS-41 Simonov, cả hai đều có cỡ nòng 14,5 mm. Ảnh: Súng trường chống tăng PTRD-41 Zeggalev.
Tuy nhiên giai đoạn cuối của thế chiến hai, lớp giáp của xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới ngày càng dày hơn và súng trường chống tăng chỉ có thể tiêu diệt xe cơ giới, và loại súng này cũng biến mất trong trang bị quân đội các nước.
Với những súng có cỡ nòng lớn từ 14,5 mm trở lên, độ giật của súng rất mạnh, vì vậy súng chống tăng đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, nhưng đạn 14,5 mm vẫn còn tồn tại; lý do rất đơn giản, khả năng xuyên giáp quá tốt, dù khó chống lại xe tăng, nhưng nó có thể chống lại xe bọc thép, trực thăng, radar, tên lửa.
Thậm chí với cỡ đạn 14,5 mm, với loại đạn xuyên giáp, nó có thể dễ dàng xuyên qua các lớp công sự sơ sài, vừa có thể dùng để tiêu diệt sinh lực địch ở cự ly xa, vừa có thể xuyên thủng kính chống đạn, áo chống đạn một cách dễ dàng. Mỹ là quốc gia đi đầu trong phát triển các loại súng bắn tỉa cỡ nòng lớn, thậm chí đến 20 mm, có tầm bắn tối đa là 4.572 mét, xa hơn nhiều so với các loại tên lửa chống tăng đời đầu. Ảnh: Súng bắn tỉa cỡ nòng 20 mm của Mỹ.
Trước sự về súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn, Trung Quốc cũng kiên quyết không để "bỏ lại phía sau"; họ đã tung ra loại súng bắn tỉa Snipex có cỡ nòng 14,5mm; súng dài 1,6m, nòng dài 1,2m. Nhằm giảm trọng lượng và nâng cao độ chính xác, khẩu súng này không sử dụng hộp tiếp đạn, dùng khóa nòng then ngang và lên đạn thủ công sau mỗi phát bắn. Ảnh: Súng bắn tỉa Snipex.
Do độ giật do đạn 14,5mm quá lớn, nên khẩu Snipex áp dụng một loạt thiết kế để giảm độ giật. Đầu tiên, nó sử dụng thiết kế lùi nòng, tương tự như khẩu GM3 của Hungary. Sau khi bắn, nòng súng sẽ lùi sau và được hãm lại bằng lò xo, lò xo này hấp thu một phần năng lượng giật hậu của súng, giảm sức giật lên vai của xạ thủ.
Nòng súng khẩu Snipex cũng được trang bị loa giảm giật kiểu va đập, góp phần tiêu hao lực giật; ngoài ra báng cao su có đục lỗ, có thể hấp thụ độ giật còn lại; do vậy độ giật lên vai xạ thủ không quá lớn.
Nòng của khẩu súng trường Snipex bằng thép đặc biệt, có khả năng chống mài mòn cao và bố trí kiểu "treo", được bọc bởi một tấm tản nhiệt, tấm tản nhiệt có nhiều lỗ tròn giúp nòng nguội nhanh; chân chống cũng được lắp trên tấm tản nhiệt và không chạm vào nòng súng. Một thanh ray Picatinny được bố trí phía trên để lắp kính ngắm quang học.
Súng bắn tỉa Snipex có tầm bắn xa và uy lực lớn, với tầm bắn hiệu quả lên đến 4.000 mét; theo nhà sản xuất Norinco, đạn của Snipex có thể xuyên thủng lớp giáp của xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ, trong cự ly đến 2.600 mét.
Loại súng này không chỉ có thể sử dụng loại đạn 14,5x114 mm được sử dụng trên thị trường quốc tế, nhà sản xuất Norinco cũng sản xuất loại đạn đặc biệt dùng cho khẩu Snipex, đó là loại đạn xuyên giáp 14,5 mm DGJ02 và đạn xuyên cháy 14,5mm DGE02. Ảnh: Đạn xuyên giáp DGJ02.
Đầu đạn xuyên giáp DGJ02 có lõi bằng vonfram, ban đầu được sử dụng để trang bị cho súng máy phòng không 14,5mm. DGJ02 được phát triển vào năm 1994 và hoàn thiện thiết kế vào năm 2002. Do sử dụng lõi lõi hợp kim vonfram mật độ cao, nên có đường đạn ổn định, sơ tốc đầu nòng và độ chính xác cao, lực xuyên lớn.
Đạn xuyên giáp DGE02 không chỉ có sức xuyên mạnh, sau khi nổ còn tạo ra hơn 20 mảnh vỡ, các mảnh vỡ này có thể xuyên thủng lớp thép cứng dày đến 1,2 mm, như vỏ trực thăng vũ trang, xe chiến đấu bộ binh, xe vận tải bọc thép, tàu hạng nhẹ và các mục tiêu bọc thép thành mỏng khác. Ảnh: Đạn xuyên giáp DGJ02 – Nguồn: Sina
Súng bắn tỉa Snipex 14,5mm, với đạn xuyên giáp chuyên dụng có thể phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ. Các mảnh vỡ tạo ra sau khi nó phát nổ vẫn có tác dụng sát thương nhất định. So với các loại súng bắn tỉa phương tiện thông thường, súng Snipex đã tăng gấp đôi khả năng sát thương đối với các mục tiêu như trực thăng vũ trang.
Ngoài ra, khi đối mặt với kẻ thù ẩn nấp trong các tòa nhà, với loại đạn xuyên giáp, có thể dễ dàng xuyên qua các bức tường xây và tiêu diệt các mục tiêu bên trong, như vậy rất hữu ích trong tác chiến ở khu vực đô thị. Từ khi ra đời năm 2017, Norinco đã bán được 600 khẩu Snipex, chủ yếu là khu vực Trung Đông. Hiện tại, loại súng này đã thấy xuất hiện trong lực lượng phiến quân Syria. Nguồn ảnh: Sina