Vào ngày 25/9/1997, Sukhoi S-37 Berkut (Đại bàng Hoàng gia) thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình từ sân bay của trung tâm thử nghiệm bay tại Zhukhovskiy. Nguồn ảnh: Militarytoday.Nguyên mẫu Sukhoi S-37 (đôi khi được gọi là Su-47) được phát triển bởi Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi với các động cơ đẩy hai chiều vừa có hướng vừa có tốc độ tốt, khả năng siêu thanh. Mặc dù rất giống như là một máy bay nghiên cứu và trình diễn ý tưởng nhiều hơn, nhưng nó chính là cơ sơ để hình thành một máy bay chiến đấu đa năng tàng hình mới Sukhoi Su-57 (trước đây gọi là PAK FA). Nguồn ảnh: Militarytoday.S-37 chia sẻ nhiều thành phần với Su-27, bao gồm cả khung thân trước đó vốn được phát triển cho Su-33. Đồng thời S-37 cũng được trang bị hệ thống điều khiển bay fly-by-wire hiện đại của Su-35. Nguồn ảnh: Militarytoday.S-37 Berkut có chiều dài 22,6 mét, sải cánh rộng 16,7 mét và sử dụng kiểu cánh tiến cực kỳ độc đáo. Trọng lượng cất cánh tối đa của chiếc máy bay này được công bố vào khoảng 34 tấn. Nguồn ảnh: Militarytoday.Hai động cơ mà S-37 Berkut sử dụng cho phép nó di chuyển với tốc độ lên tới tối đa 2200 km/h với trần bay 18 km cùng tầm hoạt động tối đa 3300 mét. Nguồn ảnh: Airliners.Với kiểu cánh tiến này, khả năng cơ động của S-37 Berkut là cực kỳ đáng nể kể cả ở tốc độ siêu âm. Những màn trình diễn của chiếc chiến đấu cơ này được cho là độc nhất vô nhị với những động tác chỉ có thể thực hiện được khi mang theo kiểu cánh tiến này. Nguồn ảnh: Militarytoday.Kiểu dáng của S-37 Berkut cũng có hiệu năng khí động học cực cao, cho phép nó mở rộng được tầm hoạt động và có thể bay được ở tốc độ cao hơn thông thường ở độ cao thấp - điều chỉ thấy được ở những loại máy bay phản lực được tối ưu hoá kiểu dáng khí động học. Nguồn ảnh: Militarytoday.Về mặt trang bị vũ khí, chiến đấu cơ S-37 được trang bị một khẩu pháo 30mm và rất có thể, nó được trang bị cả một khoang chứa vũ khí với khả năng mang theo tên lửa R-77. Nguồn ảnh: Russianplanes.Mặc dù vậy, do chỉ là một tiêm kích thử nghiệm nên khả năng thực chiến của S-37 vẫn chưa được kiểm chứng trong thực tế. Nguồn ảnh: Militarytoday. Mời độc giả xem Video: Động tác bay cực khó mà chỉ S-37 Berkut thực hiện được.
Vào ngày 25/9/1997, Sukhoi S-37 Berkut (Đại bàng Hoàng gia) thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình từ sân bay của trung tâm thử nghiệm bay tại Zhukhovskiy. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Nguyên mẫu Sukhoi S-37 (đôi khi được gọi là Su-47) được phát triển bởi Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi với các động cơ đẩy hai chiều vừa có hướng vừa có tốc độ tốt, khả năng siêu thanh. Mặc dù rất giống như là một máy bay nghiên cứu và trình diễn ý tưởng nhiều hơn, nhưng nó chính là cơ sơ để hình thành một máy bay chiến đấu đa năng tàng hình mới Sukhoi Su-57 (trước đây gọi là PAK FA). Nguồn ảnh: Militarytoday.
S-37 chia sẻ nhiều thành phần với Su-27, bao gồm cả khung thân trước đó vốn được phát triển cho Su-33. Đồng thời S-37 cũng được trang bị hệ thống điều khiển bay fly-by-wire hiện đại của Su-35. Nguồn ảnh: Militarytoday.
S-37 Berkut có chiều dài 22,6 mét, sải cánh rộng 16,7 mét và sử dụng kiểu cánh tiến cực kỳ độc đáo. Trọng lượng cất cánh tối đa của chiếc máy bay này được công bố vào khoảng 34 tấn. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Hai động cơ mà S-37 Berkut sử dụng cho phép nó di chuyển với tốc độ lên tới tối đa 2200 km/h với trần bay 18 km cùng tầm hoạt động tối đa 3300 mét. Nguồn ảnh: Airliners.
Với kiểu cánh tiến này, khả năng cơ động của S-37 Berkut là cực kỳ đáng nể kể cả ở tốc độ siêu âm. Những màn trình diễn của chiếc chiến đấu cơ này được cho là độc nhất vô nhị với những động tác chỉ có thể thực hiện được khi mang theo kiểu cánh tiến này. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Kiểu dáng của S-37 Berkut cũng có hiệu năng khí động học cực cao, cho phép nó mở rộng được tầm hoạt động và có thể bay được ở tốc độ cao hơn thông thường ở độ cao thấp - điều chỉ thấy được ở những loại máy bay phản lực được tối ưu hoá kiểu dáng khí động học. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Về mặt trang bị vũ khí, chiến đấu cơ S-37 được trang bị một khẩu pháo 30mm và rất có thể, nó được trang bị cả một khoang chứa vũ khí với khả năng mang theo tên lửa R-77. Nguồn ảnh: Russianplanes.
Mặc dù vậy, do chỉ là một tiêm kích thử nghiệm nên khả năng thực chiến của S-37 vẫn chưa được kiểm chứng trong thực tế. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Mời độc giả xem Video: Động tác bay cực khó mà chỉ S-37 Berkut thực hiện được.