Đầu tuần vừa rồi, một tiêm kích F-35C của Không quân Hải quân Mỹ, đã gặp tai nạn khi đang hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.Thông cáo báo chí từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, chiếc tiêm kích hạm F-35C Lightning II đã gặp trục trặc khi hạ cánh trên tàu sân bay, trong lúc tàu sân bay này đang cho thực hiện những hoạt động bay thường lệ ở biển Đông.Phía Hải quân Mỹ cũng nêu rõ, có tổng cộng 7 thuỷ thủ đã bị thương trong vụ tai nạn đáng tiếc này, trong số đó có 3 người cần được chăm sóc y tế đặc biệt, đã được không vận nhanh chóng về Malina, Philippines.Không rõ nguyên nhân cụ thể của vụ tai nạn nói trên, tuy nhiên rất có thể vụ tai nạn có nguyên nhân từ chính chiếc tiêm kích F-35C - một trong những chiếc chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới.Được phát triển từ phiên bản F-35, tiêm kích hạm F-35C của Mỹ được tối ưu cho hoạt động trên tàu sân bay - trong đó bao gồm các yêu cầu về tối ưu hoá kích thước lưu kho, tối ưu khả năng chịu nặng của càng đáp và tối ưu về khả năng tiếp vận vũ khí trên boong tàu chật chội.Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của chiếc tiêm kích F-35C khi phân biệt với các phiên bản khác, đó là nó có càng đáp phía trước sử dụng bánh kép.Ngoài ra, phía đuôi máy bay còn có một cáp hãm đà để hạ cánh. Càng đáp trước được gia cố để có thể chịu được những pha hạ cánh ở tốc độ cao, cũng như những pha phóng máy bay cất cánh với gia tốc cực lớn.Để tối ưu hoá khả năng lưu trữ trên tàu sân bay chật chội, tiêm kích F-35C cũng được thiết kế để có thể gập cánh - giống như mọi loại tiêm kích hạm khác của Mỹ ở thời điểm hiện tại.Đánh đổi lại cho những sửa đổi này, tiêm kích hạm F-35C sẽ có khả năng chịu lực gia tốc trọng trường kém hơn so với các phiên bản khác của nó, bao gồm phiên bản F-35A thông thường và F-35B với khả năng cất - hạ cánh trên đường băng ngắn.Cụ thể, trong khi các phiên bản khác của F-35 có thể chịu được lực gia tốc trọng trường lên tới 9G, thì ở phiên bản F-35C, gia tốc trọng trường tối đa có thể chịu đựng được chỉ là 7,5G.Đây cũng là điểm yếu khá lớn của loại tiêm kích này, khi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cơ động của máy bay ở tốc độ cao, đặc biệt là trong những pha không chiến tầm gần.Tuy nhiên, giới chuyên gia lại cho rằng, bản thân toàn bộ các phiên bản F-35 đều không được thiết kế để không chiến ở cự ly gần, nói một cách công bằng, khi tác chiến quần vòng ở cự ly ngắn, mọi phiên bản tiêm kích F-35 thậm chí còn thua cả chiến đấu cơ F-16 "giá rẻ". Nguồn ảnh: Ydex.
Đầu tuần vừa rồi, một tiêm kích F-35C của Không quân Hải quân Mỹ, đã gặp tai nạn khi đang hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.
Thông cáo báo chí từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, chiếc tiêm kích hạm F-35C Lightning II đã gặp trục trặc khi hạ cánh trên tàu sân bay, trong lúc tàu sân bay này đang cho thực hiện những hoạt động bay thường lệ ở biển Đông.
Phía Hải quân Mỹ cũng nêu rõ, có tổng cộng 7 thuỷ thủ đã bị thương trong vụ tai nạn đáng tiếc này, trong số đó có 3 người cần được chăm sóc y tế đặc biệt, đã được không vận nhanh chóng về Malina, Philippines.
Không rõ nguyên nhân cụ thể của vụ tai nạn nói trên, tuy nhiên rất có thể vụ tai nạn có nguyên nhân từ chính chiếc tiêm kích F-35C - một trong những chiếc chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới.
Được phát triển từ phiên bản F-35, tiêm kích hạm F-35C của Mỹ được tối ưu cho hoạt động trên tàu sân bay - trong đó bao gồm các yêu cầu về tối ưu hoá kích thước lưu kho, tối ưu khả năng chịu nặng của càng đáp và tối ưu về khả năng tiếp vận vũ khí trên boong tàu chật chội.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của chiếc tiêm kích F-35C khi phân biệt với các phiên bản khác, đó là nó có càng đáp phía trước sử dụng bánh kép.
Ngoài ra, phía đuôi máy bay còn có một cáp hãm đà để hạ cánh. Càng đáp trước được gia cố để có thể chịu được những pha hạ cánh ở tốc độ cao, cũng như những pha phóng máy bay cất cánh với gia tốc cực lớn.
Để tối ưu hoá khả năng lưu trữ trên tàu sân bay chật chội, tiêm kích F-35C cũng được thiết kế để có thể gập cánh - giống như mọi loại tiêm kích hạm khác của Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Đánh đổi lại cho những sửa đổi này, tiêm kích hạm F-35C sẽ có khả năng chịu lực gia tốc trọng trường kém hơn so với các phiên bản khác của nó, bao gồm phiên bản F-35A thông thường và F-35B với khả năng cất - hạ cánh trên đường băng ngắn.
Cụ thể, trong khi các phiên bản khác của F-35 có thể chịu được lực gia tốc trọng trường lên tới 9G, thì ở phiên bản F-35C, gia tốc trọng trường tối đa có thể chịu đựng được chỉ là 7,5G.
Đây cũng là điểm yếu khá lớn của loại tiêm kích này, khi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cơ động của máy bay ở tốc độ cao, đặc biệt là trong những pha không chiến tầm gần.
Tuy nhiên, giới chuyên gia lại cho rằng, bản thân toàn bộ các phiên bản F-35 đều không được thiết kế để không chiến ở cự ly gần, nói một cách công bằng, khi tác chiến quần vòng ở cự ly ngắn, mọi phiên bản tiêm kích F-35 thậm chí còn thua cả chiến đấu cơ F-16 "giá rẻ". Nguồn ảnh: Ydex.