Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của nước này sẽ được triển khai tới Trung Đông trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4-2020 nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch quân sự Chammal ở khu vực.Chammal là chiến dịch đã được phát động từ năm 2014 để ngăn chặn sự lan tỏa của khủng bố đồng thời cũng nhằm yểm trợ cho quân đội Iraq trong cuộc chiến chống lại các phần tử thánh chiến cực đoan tại quốc gia này.Theo kế hoạch dự kiến, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp sẽ tham gia vào hoạt động triển khai này của Pháp và cùng hộ tống tàu sân bay Charles De Gaulle tới khu vực.Tổng thống Macron cho biết, sau thời gian triển khai ở Trung Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle sẽ được điều động tham gia các sứ mệnh mới ở Đại Tây Dương và Biển Bắc.Quyết định trên của Pháp được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần đây đã có sự điều chỉnh về cách thức can dự ở Trung Đông.Cụ thể, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, khối quân sự này sẽ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề trong khu vực sau yêu cầu thay đổi từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.Charles de Gaulle là tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Pháp, hạ thủy năm 1994 và chính thức bàn giao cho Hải quân Pháp năm 2000.Tàu có thể chở theo 550 tấn vũ khí và 3.400 tấn nhiên liệu.Tàu có hệ thống CMS Model 8 có khả năng theo dõi 2.000 mục tiêu trên không, trên biển và trên bờ cùng lúc, theo Global Security.Tàu sân bay Charles de Gaulle có thể chở từ 35-40 máy bay, mỗi ngày thực hiện khoảng 100 lần cất cánh.Tàu có 2 máy phóng giúp máy bay như Rafale, Hawkeye hay Super Etendard tăng tốc lên 300 km/giờ chỉ trong khoảng cách chạy đà 75 m.Mỗi máy bay có thể xuất phát cách nhau 30 giây và đường băng có thể tiếp nhận 20 máy bay hạ cánh chỉ trong 12 phút.Đội bay thường trực trên tàu gồm 12 chiến đấu cơ Rafale, 9 chiếc Super Etendard, 2 máy bay do thám Hawkeye, 2 trực thăng chiến đấu Dauphin và 1 trực thăng Alouette.Tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 1.950 người, gồm 600 nhân viên hàng không và 1.350 thủy thủ và sĩ quan.Thủy thủ đoàn trên tàu được đào tạo bài bản, đảm bảo cho cỗ máy chiến tranh chủ lực của Pháp luôn được vận hành trơn tru.Tàu sân bay Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và nó là một trong những tàu sân bay tham chiến nhiều nhất trên thế giới.Năm 2001, tàu lần đầu tham chiến trong Chiến dịch Tự do bền vững do Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban.Trong đợt triển khai đầu tiên này, con tàu đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu.Năm 2011, R91 được triển khai đến Địa Trung Hải để thực hiện thiết lập vùng cấm bay ở Libya theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.Các máy bay chiến đấu trên tàu đã thực hiện 1.350 phi vụ chiến đấu trên bầu trời Libya.Năm 2015, Charles de Gaulle được triển khai đến Vịnh Ba Tư để hỗ trợ chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông.Trong thời gian triển khai kéo dài 2 tháng, mỗi ngày tàu thực hiện khoảng 10-15 phi vụ trinh sát và chiến đấu.Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân Areva K15, công suất 150 MW mỗi lò, cung cấp năng lượng cho 2 tuabin hơi nước, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.Với việc triển khai tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Châu Âu tới Trung Đông, một lần nữa cho thấy, Pháp sẵn sàng kề vai với Mỹ trong các vấn đề nóng bỏng tại khu vực này.Trong chiến dịch tấn công vào Syria, Pháp cũng là nước có những hoạt động quân sự tích cực nhất bên cạnh Mỹ.Quanh vấn đề khủng hoảng giữa Mỹ và Iran, Pháp cũng luôn tỏ thái độ cứng rắn, sẵn sàng cho các hoạt động quân sự trợ giúp đồng minh khi cần thiết.Chính vì vậy, hành động điều động tàu sân bay lần này, Paris muốn nắn gân Iran cũng như điều phối các lợi ích của nước này trong khu vực Trung Đông.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của nước này sẽ được triển khai tới Trung Đông trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4-2020 nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch quân sự Chammal ở khu vực.
Chammal là chiến dịch đã được phát động từ năm 2014 để ngăn chặn sự lan tỏa của khủng bố đồng thời cũng nhằm yểm trợ cho quân đội Iraq trong cuộc chiến chống lại các phần tử thánh chiến cực đoan tại quốc gia này.
Theo kế hoạch dự kiến, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp sẽ tham gia vào hoạt động triển khai này của Pháp và cùng hộ tống tàu sân bay Charles De Gaulle tới khu vực.
Tổng thống Macron cho biết, sau thời gian triển khai ở Trung Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle sẽ được điều động tham gia các sứ mệnh mới ở Đại Tây Dương và Biển Bắc.
Quyết định trên của Pháp được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần đây đã có sự điều chỉnh về cách thức can dự ở Trung Đông.
Cụ thể, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, khối quân sự này sẽ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề trong khu vực sau yêu cầu thay đổi từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Charles de Gaulle là tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Pháp, hạ thủy năm 1994 và chính thức bàn giao cho Hải quân Pháp năm 2000.
Tàu có thể chở theo 550 tấn vũ khí và 3.400 tấn nhiên liệu.
Tàu có hệ thống CMS Model 8 có khả năng theo dõi 2.000 mục tiêu trên không, trên biển và trên bờ cùng lúc, theo Global Security.
Tàu sân bay Charles de Gaulle có thể chở từ 35-40 máy bay, mỗi ngày thực hiện khoảng 100 lần cất cánh.
Tàu có 2 máy phóng giúp máy bay như Rafale, Hawkeye hay Super Etendard tăng tốc lên 300 km/giờ chỉ trong khoảng cách chạy đà 75 m.
Mỗi máy bay có thể xuất phát cách nhau 30 giây và đường băng có thể tiếp nhận 20 máy bay hạ cánh chỉ trong 12 phút.
Đội bay thường trực trên tàu gồm 12 chiến đấu cơ Rafale, 9 chiếc Super Etendard, 2 máy bay do thám Hawkeye, 2 trực thăng chiến đấu Dauphin và 1 trực thăng Alouette.
Tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 1.950 người, gồm 600 nhân viên hàng không và 1.350 thủy thủ và sĩ quan.
Thủy thủ đoàn trên tàu được đào tạo bài bản, đảm bảo cho cỗ máy chiến tranh chủ lực của Pháp luôn được vận hành trơn tru.
Tàu sân bay Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và nó là một trong những tàu sân bay tham chiến nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2001, tàu lần đầu tham chiến trong Chiến dịch Tự do bền vững do Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban.
Trong đợt triển khai đầu tiên này, con tàu đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu.
Năm 2011, R91 được triển khai đến Địa Trung Hải để thực hiện thiết lập vùng cấm bay ở Libya theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Các máy bay chiến đấu trên tàu đã thực hiện 1.350 phi vụ chiến đấu trên bầu trời Libya.
Năm 2015, Charles de Gaulle được triển khai đến Vịnh Ba Tư để hỗ trợ chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông.
Trong thời gian triển khai kéo dài 2 tháng, mỗi ngày tàu thực hiện khoảng 10-15 phi vụ trinh sát và chiến đấu.
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân Areva K15, công suất 150 MW mỗi lò, cung cấp năng lượng cho 2 tuabin hơi nước, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.
Với việc triển khai tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Châu Âu tới Trung Đông, một lần nữa cho thấy, Pháp sẵn sàng kề vai với Mỹ trong các vấn đề nóng bỏng tại khu vực này.
Trong chiến dịch tấn công vào Syria, Pháp cũng là nước có những hoạt động quân sự tích cực nhất bên cạnh Mỹ.
Quanh vấn đề khủng hoảng giữa Mỹ và Iran, Pháp cũng luôn tỏ thái độ cứng rắn, sẵn sàng cho các hoạt động quân sự trợ giúp đồng minh khi cần thiết.
Chính vì vậy, hành động điều động tàu sân bay lần này, Paris muốn nắn gân Iran cũng như điều phối các lợi ích của nước này trong khu vực Trung Đông.