Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về An ninh HSE-2017, tập đoàn quốc phòng hàng đầu của châu Âu là MBDA đã chính thức chào bán một số dòng tên lửa tấn công và phòng thủ hiện đại nhất của công ty này cho thị trường Việt Nam và một số nước Đông Nam Á cũng như tái khẳng định khu vực châu Á – Thái Bình Dương là thị trường tiềm năng nhất của công ty này trong tương lai.Trả lời phỏng vấn báo QĐND tại triển lãm, đại diện Tập đoàn MBDA, ông Daniel Petit, cho biết: “Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển rất năng động, đi kèm với đó là các thách thức mới về an ninh, MBDA với vai trò là hãng công nghệ an ninh hàng đầu châu Âu mong muốn hợp tác với các đối tác để giải quyết vấn đề trên. Chúng tôi hy vọng mở rộng hợp tác, chia sẻ công nghệ với các quốc gia đối tác, trong đó có Việt Nam”. Trong ảnh là bộ ba tên lửa MBDA được giới thiệu tại HSE-2017, trong đó có cả tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3.Bên cạnh đó còn có bộ đôi tên lửa phòng không tầm ngắn – tầm trung VL MICA với hai biến thể mặt đất và trên hạm như ta thấy trong hình.Exocet là dòng tên lửa chống hạm khá nổi tiếng của MBDA, được hải quân nhiều nước châu Âu sử dụng kể từ khi nó được phép hoạt động chính thức từ năm 1973 cho đến nay. Trong suốt thời gian trên Exocet cũng được MBDA nâng cấp và cải tiến nhiều lần để mẫu tên lửa này phù hợp hơn với môi trường chiến tranh hiện đại.Biến thể Exocet MM40 Block 3 là phiên bản mới nhất của tên lửa chống hạm Exocet được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2004 và nó đang có mặt trong biên chế hải quân của hơn 30 nước trên thế giới.Dòng tên lửa chống hạm này có thể triển khai phóng trên đa nền tảng từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, trực thăng và máy bay cánh cố định với trọng lượng từ 670kg (tùy biến thể), dài 4,7m, lắp đầu nổ 165kg, sải cánh 1,1m, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Tầm bắn của nó có thể đạt 180km với tốc độ hành trình bay lên đến Mach 2.2.Một mẫu tên lửa dành cho hải quân khác được MBDA giới thiệu tại HSE lần này là tên lửa phòng không trên hạm VL MICA-M một phiên bản mở rộng của tên lửa không đối không tầm trung MICA do MBDA phát triển từ đầu những năm 1990.Theo đó các tên lửa VL MICA-M dành cho tàu mặt nước được triển khai từ các bệ phóng thẳng đứng VLS với các hệ thống phóng 2x4 hoặc 4x4. Biến thể tên lửa phòng không này được MBDA giới thiệu vào năm 2008.Tầm bắn hiệu quả VL MICA-M có thể lên đến 20km với hệ thống dẫn bắn được tích hợp sẵn trên tàu chiến, nó được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu tầm trung và tầm thấp như UAV, trực thăng, máy bay cánh cố định hay cả chiến đấu cơ và tên lửa hành trình.Một người anh em khác của VL MICA-M là VL MICA cũng được mang đến HSE, VL MICA có tới hai biến thể như VL MICA-M gồm VL MICA RF và VL MICA EM dành cho nhiệm vụ phòng không tầm thấp và tầm trung. Và được triển khai từ các tổ hợp phóng di động trên mặt đất.Tầm bắn hiệu quả của VL MICA là từ 1.000m đến 20km tương tự như VL MICA-M, mỗi tổ hợp phóng của hệ thống phòng không này có thể mang theo tối đa 4 bốn tên lửa có thể bố trí xen kẽ giữa các tên lửa RF và EM.Các tên lửa MICA có trọng lượng cơ bản 112kg, dài 1,2m và có đường kính 160mm. Nó được trang bị đầu đạn nặng 12kg với cơ cấu kích nổ gián tiếp và trực tiếp. Tốc độ bay cả MICA có thể đạt đến Mach 3 từ các bệ phóng di động thẳng đứng.Cận cảnh mô hình hệ thống phòng không VL MICA được MBDA giới thiệu tại HSE-2017, với cụm tổ hợp phóng gồm 4 tên lửa.Các tổ hơp này thường được đặt trên khung gầm đặc chủng bánh lốp 6x6 với cơ chế kích hoạt tự động có khả năng triển khai nhanh trong vài phút.
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về An ninh HSE-2017, tập đoàn quốc phòng hàng đầu của châu Âu là MBDA đã chính thức chào bán một số dòng tên lửa tấn công và phòng thủ hiện đại nhất của công ty này cho thị trường Việt Nam và một số nước Đông Nam Á cũng như tái khẳng định khu vực châu Á – Thái Bình Dương là thị trường tiềm năng nhất của công ty này trong tương lai.
Trả lời phỏng vấn báo QĐND tại triển lãm, đại diện Tập đoàn MBDA, ông Daniel Petit, cho biết: “Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển rất năng động, đi kèm với đó là các thách thức mới về an ninh, MBDA với vai trò là hãng công nghệ an ninh hàng đầu châu Âu mong muốn hợp tác với các đối tác để giải quyết vấn đề trên. Chúng tôi hy vọng mở rộng hợp tác, chia sẻ công nghệ với các quốc gia đối tác, trong đó có Việt Nam”. Trong ảnh là bộ ba tên lửa MBDA được giới thiệu tại HSE-2017, trong đó có cả tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3.
Bên cạnh đó còn có bộ đôi tên lửa phòng không tầm ngắn – tầm trung VL MICA với hai biến thể mặt đất và trên hạm như ta thấy trong hình.
Exocet là dòng tên lửa chống hạm khá nổi tiếng của MBDA, được hải quân nhiều nước châu Âu sử dụng kể từ khi nó được phép hoạt động chính thức từ năm 1973 cho đến nay. Trong suốt thời gian trên Exocet cũng được MBDA nâng cấp và cải tiến nhiều lần để mẫu tên lửa này phù hợp hơn với môi trường chiến tranh hiện đại.
Biến thể Exocet MM40 Block 3 là phiên bản mới nhất của tên lửa chống hạm Exocet được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2004 và nó đang có mặt trong biên chế hải quân của hơn 30 nước trên thế giới.
Dòng tên lửa chống hạm này có thể triển khai phóng trên đa nền tảng từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, trực thăng và máy bay cánh cố định với trọng lượng từ 670kg (tùy biến thể), dài 4,7m, lắp đầu nổ 165kg, sải cánh 1,1m, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Tầm bắn của nó có thể đạt 180km với tốc độ hành trình bay lên đến Mach 2.2.
Một mẫu tên lửa dành cho hải quân khác được MBDA giới thiệu tại HSE lần này là tên lửa phòng không trên hạm VL MICA-M một phiên bản mở rộng của tên lửa không đối không tầm trung MICA do MBDA phát triển từ đầu những năm 1990.
Theo đó các tên lửa VL MICA-M dành cho tàu mặt nước được triển khai từ các bệ phóng thẳng đứng VLS với các hệ thống phóng 2x4 hoặc 4x4. Biến thể tên lửa phòng không này được MBDA giới thiệu vào năm 2008.
Tầm bắn hiệu quả VL MICA-M có thể lên đến 20km với hệ thống dẫn bắn được tích hợp sẵn trên tàu chiến, nó được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu tầm trung và tầm thấp như UAV, trực thăng, máy bay cánh cố định hay cả chiến đấu cơ và tên lửa hành trình.
Một người anh em khác của VL MICA-M là VL MICA cũng được mang đến HSE, VL MICA có tới hai biến thể như VL MICA-M gồm VL MICA RF và VL MICA EM dành cho nhiệm vụ phòng không tầm thấp và tầm trung. Và được triển khai từ các tổ hợp phóng di động trên mặt đất.
Tầm bắn hiệu quả của VL MICA là từ 1.000m đến 20km tương tự như VL MICA-M, mỗi tổ hợp phóng của hệ thống phòng không này có thể mang theo tối đa 4 bốn tên lửa có thể bố trí xen kẽ giữa các tên lửa RF và EM.
Các tên lửa MICA có trọng lượng cơ bản 112kg, dài 1,2m và có đường kính 160mm. Nó được trang bị đầu đạn nặng 12kg với cơ cấu kích nổ gián tiếp và trực tiếp. Tốc độ bay cả MICA có thể đạt đến Mach 3 từ các bệ phóng di động thẳng đứng.
Cận cảnh mô hình hệ thống phòng không VL MICA được MBDA giới thiệu tại HSE-2017, với cụm tổ hợp phóng gồm 4 tên lửa.
Các tổ hơp này thường được đặt trên khung gầm đặc chủng bánh lốp 6x6 với cơ chế kích hoạt tự động có khả năng triển khai nhanh trong vài phút.