Tàu ngầm K-329 Belgorod được chế tạo theo Dự án 09852 cho Hải quân Nga, do Sevmash, một công ty đóng tàu thuộc Tập đoàn United Shipbuilding (USC) của Nga chế tạo. Tàu Belgorod hạ thủy vào năm 2019 và được biên chế cho Hải quân Nga tháng 7/2022. Tàu dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong năm 2025. Ảnh: Naval News.Belgorod có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công hạt nhân, nghiên cứu, thử nghiệm thiết bị nghiên cứu mới, và cứu hộ cứu nạn. Tàu ngầm này đã thực hiện thành công một loạt vụ phóng thử nghiệm ngư lôi Poseidon vào tháng 1 năm ngoái. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh được hiệu suất của tàu ngầm ở các độ sâu khác nhau. Ảnh: Sputnik.Tàu ngầm Belgorod có chiều dài 184m, rộng 18,2m, lượng choán nước dưới ngầm gần 24.000 tấn, tốc độ hành tiến lên đến 32 hải lý/giờ, độ sâu lặn đến 510 m, là tàu ngầm dài nhất đại dương hiện nay, thậm chí còn dài hơn cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo dẫn đường lớp Ohio của Hải quân Mỹ, có chiều dài 171 m. Nó có thể hoạt động dưới nước khoảng 4 tháng. Ảnh: Mil.ru.Các chuyên gia cho rằng, thiết kế của nó là phiên bản sửa đổi của tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Oscar II của Nga, được chế tạo dài hơn với mục đích để chứa ngư lôi tàng hình trang bị vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới và thiết bị thu thập thông tin tình báo. Ảnh: Mil.ru.Theo nhà sản xuất, Belgorod có thể mang theo trạm hạt nhân nước sâu AS-15 và các tàu ngầm nhỏ chạy bằng năng lượng hạt nhân để tiến hành các hoạt động bí mật dưới biển sâu. Belgorod hoạt động bằng hai lò phản ứng nước điều áp có công suất gần 255.000 mã lực, do đó tàu có thể đạt vận tốc tối đa hơn 59km/giờ. Ảnh: Naval News.Đáng chú ý, Belgorod được trang bị 6 ngư lôi hạt nhân Poseidon cùng 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Poseidon là loại ngư lôi tự động mang đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 100Mt, chạy bằng năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân. Ngư lôi này có chiều dài ước tính 24m và đường kính 1,6m. Nó có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 1.000m và có khả năng hoạt động 10.000km và hoạt động liên tục khoảng 100 giờ. Đây là ngư lôi lớn nhất thế giới và là một vũ khí chiến lược có thể tấn công các căn cứ hải quân và các thành phố ven biển. Ảnh: Wikimedia.Theo chuyên gia quân sự, cựu sĩ quan Lục quân Mỹ, Brent Eastwood, trong kho vũ khí của các nước NATO không hề có vũ khí nào có thể ngăn chặn siêu ngư lôi này, có nghĩa, Poseidon đủ khả năng vượt qua mọi phương tiện trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa của phương Tây. Ảnh: Eurasiantimes.Sức mạnh Poseidon được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố lần đầu tiên trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang năm 2018. Theo đó, siêu ngư lôi hạt nhân có khả năng di chuyển ở độ sâu vài trăm mét với tốc độ lớn, ưu điểm nổi bật là tiếng ồn thấp và khả năng cơ động nhanh. Ảnh: BQP Nga.Trạm điện hạt nhân của Poseidon độc đáo với kích thước nhỏ gọn, tỉ lệ công suất trên trọng lượng siêu cao. Với khối lượng nhỏ hơn 100 lần so với các trạm điện của tàu ngầm hạt nhân hiện đại, nhưng nó lại có công suất lớn hơn và thời gian khởi động chế độ chiến đấu ít hơn 200 lần. Ảnh: Military-Today.com.Việc xuất hiện hệ thống vũ khí như Poseidon của Nga đã khiến các chuyên gia quân sự phương Tây lo ngại. Trong bài viết có tiêu đề “Nga đang chế tạo tàu ngầm có khả năng gây ra ‘sóng thần phóng xạ’ trên đại dương”, tạp chí quân sự Mỹ The National Interest viết, “thay vì đánh trực tiếp triệt hạ mục tiêu, sẽ tạo ra một vụ nổ dưới nước gây trận sóng thần phóng xạ có thể phá hủy các thành phố ven biển và các chủ thể cơ sở hạ tầng khác ở sâu trong đất liền đến mấy km,.. Poseidon còn có thể ém mình ở ngoài khơi đối phương hàng tuần để chuẩn bị cho đòn tấn công phối hợp”. Ảnh: RT.Tờ The National Interest cũng từng lưu ý, tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng Belgorod được thiết kế để giáng đòn tấn công trả đũa trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Một bài viết trên tờ The Drive cho rằng K-329 sẽ cho phép Hạm đội của Hải quân Nga giữ quyền thống lĩnh ở Bắc Cực. Ảnh: Naval News.CNN nhận xét, tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng Belgorod của Nga có thể tạo tiền đề cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở đại dương thế giới. Nếu Belgorod có thể thành công mở rộng tiềm năng của hạm đội Nga, thì điều đó sẽ mở đường cho bùng nổ Chiến tranh Lạnh ở trong lòng đại dương trong thập kỷ tới ...”, bài báo viết. Ảnh: RT.
Tàu ngầm K-329 Belgorod được chế tạo theo Dự án 09852 cho Hải quân Nga, do Sevmash, một công ty đóng tàu thuộc Tập đoàn United Shipbuilding (USC) của Nga chế tạo. Tàu Belgorod hạ thủy vào năm 2019 và được biên chế cho Hải quân Nga tháng 7/2022. Tàu dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong năm 2025. Ảnh: Naval News.
Belgorod có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công hạt nhân, nghiên cứu, thử nghiệm thiết bị nghiên cứu mới, và cứu hộ cứu nạn. Tàu ngầm này đã thực hiện thành công một loạt vụ phóng thử nghiệm ngư lôi Poseidon vào tháng 1 năm ngoái. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh được hiệu suất của tàu ngầm ở các độ sâu khác nhau. Ảnh: Sputnik.
Tàu ngầm Belgorod có chiều dài 184m, rộng 18,2m, lượng choán nước dưới ngầm gần 24.000 tấn, tốc độ hành tiến lên đến 32 hải lý/giờ, độ sâu lặn đến 510 m, là tàu ngầm dài nhất đại dương hiện nay, thậm chí còn dài hơn cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo dẫn đường lớp Ohio của Hải quân Mỹ, có chiều dài 171 m. Nó có thể hoạt động dưới nước khoảng 4 tháng. Ảnh: Mil.ru.
Các chuyên gia cho rằng, thiết kế của nó là phiên bản sửa đổi của tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Oscar II của Nga, được chế tạo dài hơn với mục đích để chứa ngư lôi tàng hình trang bị vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới và thiết bị thu thập thông tin tình báo. Ảnh: Mil.ru.
Theo nhà sản xuất, Belgorod có thể mang theo trạm hạt nhân nước sâu AS-15 và các tàu ngầm nhỏ chạy bằng năng lượng hạt nhân để tiến hành các hoạt động bí mật dưới biển sâu. Belgorod hoạt động bằng hai lò phản ứng nước điều áp có công suất gần 255.000 mã lực, do đó tàu có thể đạt vận tốc tối đa hơn 59km/giờ. Ảnh: Naval News.
Đáng chú ý, Belgorod được trang bị 6 ngư lôi hạt nhân Poseidon cùng 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Poseidon là loại ngư lôi tự động mang đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 100Mt, chạy bằng năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân. Ngư lôi này có chiều dài ước tính 24m và đường kính 1,6m. Nó có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 1.000m và có khả năng hoạt động 10.000km và hoạt động liên tục khoảng 100 giờ. Đây là ngư lôi lớn nhất thế giới và là một vũ khí chiến lược có thể tấn công các căn cứ hải quân và các thành phố ven biển. Ảnh: Wikimedia.
Theo chuyên gia quân sự, cựu sĩ quan Lục quân Mỹ, Brent Eastwood, trong kho vũ khí của các nước NATO không hề có vũ khí nào có thể ngăn chặn siêu ngư lôi này, có nghĩa, Poseidon đủ khả năng vượt qua mọi phương tiện trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa của phương Tây. Ảnh: Eurasiantimes.
Sức mạnh Poseidon được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố lần đầu tiên trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang năm 2018. Theo đó, siêu ngư lôi hạt nhân có khả năng di chuyển ở độ sâu vài trăm mét với tốc độ lớn, ưu điểm nổi bật là tiếng ồn thấp và khả năng cơ động nhanh. Ảnh: BQP Nga.
Trạm điện hạt nhân của Poseidon độc đáo với kích thước nhỏ gọn, tỉ lệ công suất trên trọng lượng siêu cao. Với khối lượng nhỏ hơn 100 lần so với các trạm điện của tàu ngầm hạt nhân hiện đại, nhưng nó lại có công suất lớn hơn và thời gian khởi động chế độ chiến đấu ít hơn 200 lần. Ảnh: Military-Today.com.
Việc xuất hiện hệ thống vũ khí như Poseidon của Nga đã khiến các chuyên gia quân sự phương Tây lo ngại. Trong bài viết có tiêu đề “Nga đang chế tạo tàu ngầm có khả năng gây ra ‘sóng thần phóng xạ’ trên đại dương”, tạp chí quân sự Mỹ The National Interest viết, “thay vì đánh trực tiếp triệt hạ mục tiêu, sẽ tạo ra một vụ nổ dưới nước gây trận sóng thần phóng xạ có thể phá hủy các thành phố ven biển và các chủ thể cơ sở hạ tầng khác ở sâu trong đất liền đến mấy km,.. Poseidon còn có thể ém mình ở ngoài khơi đối phương hàng tuần để chuẩn bị cho đòn tấn công phối hợp”. Ảnh: RT.
Tờ The National Interest cũng từng lưu ý, tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng Belgorod được thiết kế để giáng đòn tấn công trả đũa trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Một bài viết trên tờ The Drive cho rằng K-329 sẽ cho phép Hạm đội của Hải quân Nga giữ quyền thống lĩnh ở Bắc Cực. Ảnh: Naval News.
CNN nhận xét, tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng Belgorod của Nga có thể tạo tiền đề cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở đại dương thế giới. Nếu Belgorod có thể thành công mở rộng tiềm năng của hạm đội Nga, thì điều đó sẽ mở đường cho bùng nổ Chiến tranh Lạnh ở trong lòng đại dương trong thập kỷ tới ...”, bài báo viết. Ảnh: RT.