Tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda do Liên doanh Naval Group và Areva-Technicatome chế tạo, có trị giá khoảng 1,4 tỷ USD một chiếc, và chúng được đặt theo tên các đô đốc và thủy thủ nổi tiếng của Hải quân Pháp. Ảnh: Tàu ngầm Suffren, chiếc đầu tiên trong loạt 6 chiếc lớp Barracuda của Pháp - Nguồn: Naval News.Sáu chiếc SSN lớp Barracuda này sẽ thay thế cho 4 chiếc SSN lớp Ruby được đưa vào biên chế của Hải quân Pháp từ năm 1983-1988 và 2 chiếc SSN lớp Amethyste trang bị vào năm 1992 và 1993. Ảnh: SSN Casabianca lớp Rubi của Hải quân Pháp - Nguồn: Wikipedia.Sáu chiếc SSN lớp Barracuda này sẽ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như chống tàu mặt nước, chống ngầm, tấn công đất liền và thu thập thông tin tình báo. SSN lớp Barracuda được giới lãnh đạo Paris kỳ vọng giữ vai trò chính để duy trì sức mạnh của Hải quân Pháp trong nhiều thập niên tới. Ảnh: Tàu ngầm Suffren, chiếc đầu tiên trong loạt 6 chiếc lớp Barracuda của Pháp - Nguồn: Naval News.Suffren là chiếc đầu tiên, được khởi đóng vào tháng 12/2007; theo kế hoạch, sau khi được bàn giao vào năm 2020, 3 chiếc tiếp theo sẽ được hoàn thành vào năm 2025, còn 2 chiếc cuối sẽ gia nhập Hải quân Pháp vào năm 2029 và chúng phục vụ ít nhất đến năm 2060. Ảnh: Tàu ngầm Suffren đang trong giai đoạn hoàn thiện - Nguồn: Naval News.Theo các chuyên gia quân sự, nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến, SSN Suffren có khả năng tự động hóa rất cao, cho phép giảm thủy thủ đoàn từ 10-15 người và có tải trọng gấp đôi so với các tàu ngầm lớp Ruby và Amethyst hiện có trong trang bị của Hải quân Pháp. Ảnh: Đồ họa SSN lớp Barracuda của Pháp - Nguồn: Naval News.Chi phí hoạt động của SSN Suffren sẽ giảm 30% so với cho phí của SSN lớp Ruby và lớp Amethyst. SSN Suffren còn kết hợp một loạt các công nghệ lặn, an toàn và kiểm soát thiệt hại, hệ thống quản lý phương tiện tích hợp. Ảnh: Tàu ngầm Suffren đang trong giai đoạn hoàn thiện - Nguồn: Naval News.Tàu ngầm SSN Suffren được xem là phiên bản thu nhỏ của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Triomphant. Tàu dài 99,5 m, rộng 8,8 m, mớn nước khi nổi là 7,3 m, lượng giãn nước khi nổi là 4.765 tấn và khi lặn là 5.300 tấn, lớn hơn khoảng 70% so với lớp Améthyste. Ảnh: Lễ hạ thủy tàu SSN Suffren ngày 12/7/2019 tại Cherbourg, Pháp - Nguồn: AmbafranceSSN Suffren sử dụng hệ thống động cơ đẩy kết họp, gồm động cơ hạt nhân KI5, động cơ hơi nước và động cơ điện; SSN Suffren có khả năng lặn sâu tối đa 350 m, tốc độ hơn 25 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục 70-90 ngày mà không cần tiếp tế (so với 45-60 ngày của tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Ruby); thủy thủ đoàn 60 người, bao gồm 15 người nhái. Ảnh: Tàu ngầm SSN Suffren ra khơi thử nghiệm - Nguồn: AmbafranceTàu sử dụng hệ thống bơm đẩy phản lực (pump-jet), chứ không dùng chân vịt, hệ thống này có ưu điểm giúp tàu di chuyến cực êm, gấp 10 lần so với tàu ngầm lớp Ruby, không tạo ra bọt khí như sử dụng chân vịt. Ngoài ra, nó còn giúp tàu cơ động linh hoạt hơn, vì vòi phun có thể tạo ra lực đẩy véc-tơ, loại trừ nguy cơ vướng lưới hay các vật dụng khác. Ảnh: Tàu SSN Suffren đang lặn - Nguồn: Naval News.Tốc độ chạy không ồn của SSN Suffren lên đến 25 hải lý/giờ, vận tốc mà không tàu ngầm hiện có nào của Hải quân Pháp có thể vượt qua. Tàu còn sử dụng một lớp vật liệu có khả năng hấp thụ sóng âm, giúp tàu khó bị phát hiện hơn. Sự kết hợp giữa hệ thống bơm phun, cùng vật liệu cách âm, giúp SSN Suffren có khả năng tàng hình rất cao. Ảnh: Tàu SSN Suffren đang thử nghiệm trên biển - Nguồn: Naval News.SSN Suffren được trang bị hệ thống vũ khí quy ước hiện đại và mạnh. Tàu có 4 ống phóng ngư lôi 533 mm chứa 18 ngư lôi và tên lửa trong một khoang vũ khí hỗn hợp. Ảnh: Đồ họa tàu SSN Suffren phóng ngư lôi - Nguồn: Naval News.SSN Suffren được trang bị ngư lôi hạng nặng F21 lắp đầu nổ PBX B2211, đây là biến thể của ngư lôi Black Shark do Hãng WASS của Italia sản xuất. F21 có tốc tối đa lên 50 hải lý/h, tầm bắn 50 km; được dùng chủ yếu để tấn công tàu khu trục cỡ lớn và tàu sân bay. Ảnh: Ngư lôi F21 trang bị trên SSN Suffren - Nguồn: Naval News.Vũ khí chủ yếu của SSN Suffren là tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu ngầm mới của họ Scalp, được Tập đoàn MBDA phát triển dành riêng cho Hải quân Pháp. Scalp nặng 1,4 tấn, dài 6,5 m, tốc độ 800 km/h, tầm bắn hơn 1.000 km, độ chính xác cực cao nhờ hệ thống dẫn đường hỗn hợp; có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thố đối phương. Ảnh: Tên lửa hành trình Scalp phóng từ tàu ngầm - Nguồn: Naval News.SSN Suffren còn được trang bị tên lửa hành trình chống tàu SM-39 Exocet phóng từ ống phóng ngư lôi. SM-39 Exocet dài 4,69 m, đường kính thân 0,35 m, tổng khối lượng 655 kg (đầu đạn nặng 165 kg). Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính và radar chủ động trong giai đoạn cuối của chuyến bay, tầm bắn tối đa 70 km; ngoài ra, tàu còn được trang bị thủy lôi FG29. Ảnh: Nạp tên lửa chống hạm SM-39 Exocet vào tàu ngầm - Nguồn: Naval News.SSN Suffren được báo chí Pháp mệnh danh là “viên ngọc công nghệ” và giới chuyên gia đánh giá là một trong những SSN tiên tiến, nguy hiểm nhất thế giới. Khi đi vào hoạt động, Suffren sẽ là loại SSN hiện đại nhất Châu Âu, có thể duy trì sức mạnh vượt trội của Hải quân Pháp với khả năng tác chiến và thực thi các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt trên biển, tấn công đất liền trong các chiến dịch trên toàn cầu. Ảnh: Tàu SSN Suffren đang chuẩn bị hạ thủy - Nguồn: Naval News.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda do Liên doanh Naval Group và Areva-Technicatome chế tạo, có trị giá khoảng 1,4 tỷ USD một chiếc, và chúng được đặt theo tên các đô đốc và thủy thủ nổi tiếng của Hải quân Pháp. Ảnh: Tàu ngầm Suffren, chiếc đầu tiên trong loạt 6 chiếc lớp Barracuda của Pháp - Nguồn: Naval News.
Sáu chiếc SSN lớp Barracuda này sẽ thay thế cho 4 chiếc SSN lớp Ruby được đưa vào biên chế của Hải quân Pháp từ năm 1983-1988 và 2 chiếc SSN lớp Amethyste trang bị vào năm 1992 và 1993. Ảnh: SSN Casabianca lớp Rubi của Hải quân Pháp - Nguồn: Wikipedia.
Sáu chiếc SSN lớp Barracuda này sẽ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như chống tàu mặt nước, chống ngầm, tấn công đất liền và thu thập thông tin tình báo. SSN lớp Barracuda được giới lãnh đạo Paris kỳ vọng giữ vai trò chính để duy trì sức mạnh của Hải quân Pháp trong nhiều thập niên tới. Ảnh: Tàu ngầm Suffren, chiếc đầu tiên trong loạt 6 chiếc lớp Barracuda của Pháp - Nguồn: Naval News.
Suffren là chiếc đầu tiên, được khởi đóng vào tháng 12/2007; theo kế hoạch, sau khi được bàn giao vào năm 2020, 3 chiếc tiếp theo sẽ được hoàn thành vào năm 2025, còn 2 chiếc cuối sẽ gia nhập Hải quân Pháp vào năm 2029 và chúng phục vụ ít nhất đến năm 2060. Ảnh: Tàu ngầm Suffren đang trong giai đoạn hoàn thiện - Nguồn: Naval News.
Theo các chuyên gia quân sự, nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến, SSN Suffren có khả năng tự động hóa rất cao, cho phép giảm thủy thủ đoàn từ 10-15 người và có tải trọng gấp đôi so với các tàu ngầm lớp Ruby và Amethyst hiện có trong trang bị của Hải quân Pháp. Ảnh: Đồ họa SSN lớp Barracuda của Pháp - Nguồn: Naval News.
Chi phí hoạt động của SSN Suffren sẽ giảm 30% so với cho phí của SSN lớp Ruby và lớp Amethyst. SSN Suffren còn kết hợp một loạt các công nghệ lặn, an toàn và kiểm soát thiệt hại, hệ thống quản lý phương tiện tích hợp. Ảnh: Tàu ngầm Suffren đang trong giai đoạn hoàn thiện - Nguồn: Naval News.
Tàu ngầm SSN Suffren được xem là phiên bản thu nhỏ của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Triomphant. Tàu dài 99,5 m, rộng 8,8 m, mớn nước khi nổi là 7,3 m, lượng giãn nước khi nổi là 4.765 tấn và khi lặn là 5.300 tấn, lớn hơn khoảng 70% so với lớp Améthyste. Ảnh: Lễ hạ thủy tàu SSN Suffren ngày 12/7/2019 tại Cherbourg, Pháp - Nguồn: Ambafrance
SSN Suffren sử dụng hệ thống động cơ đẩy kết họp, gồm động cơ hạt nhân KI5, động cơ hơi nước và động cơ điện; SSN Suffren có khả năng lặn sâu tối đa 350 m, tốc độ hơn 25 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục 70-90 ngày mà không cần tiếp tế (so với 45-60 ngày của tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Ruby); thủy thủ đoàn 60 người, bao gồm 15 người nhái. Ảnh: Tàu ngầm SSN Suffren ra khơi thử nghiệm - Nguồn: Ambafrance
Tàu sử dụng hệ thống bơm đẩy phản lực (pump-jet), chứ không dùng chân vịt, hệ thống này có ưu điểm giúp tàu di chuyến cực êm, gấp 10 lần so với tàu ngầm lớp Ruby, không tạo ra bọt khí như sử dụng chân vịt. Ngoài ra, nó còn giúp tàu cơ động linh hoạt hơn, vì vòi phun có thể tạo ra lực đẩy véc-tơ, loại trừ nguy cơ vướng lưới hay các vật dụng khác. Ảnh: Tàu SSN Suffren đang lặn - Nguồn: Naval News.
Tốc độ chạy không ồn của SSN Suffren lên đến 25 hải lý/giờ, vận tốc mà không tàu ngầm hiện có nào của Hải quân Pháp có thể vượt qua. Tàu còn sử dụng một lớp vật liệu có khả năng hấp thụ sóng âm, giúp tàu khó bị phát hiện hơn. Sự kết hợp giữa hệ thống bơm phun, cùng vật liệu cách âm, giúp SSN Suffren có khả năng tàng hình rất cao. Ảnh: Tàu SSN Suffren đang thử nghiệm trên biển - Nguồn: Naval News.
SSN Suffren được trang bị hệ thống vũ khí quy ước hiện đại và mạnh. Tàu có 4 ống phóng ngư lôi 533 mm chứa 18 ngư lôi và tên lửa trong một khoang vũ khí hỗn hợp. Ảnh: Đồ họa tàu SSN Suffren phóng ngư lôi - Nguồn: Naval News.
SSN Suffren được trang bị ngư lôi hạng nặng F21 lắp đầu nổ PBX B2211, đây là biến thể của ngư lôi Black Shark do Hãng WASS của Italia sản xuất. F21 có tốc tối đa lên 50 hải lý/h, tầm bắn 50 km; được dùng chủ yếu để tấn công tàu khu trục cỡ lớn và tàu sân bay. Ảnh: Ngư lôi F21 trang bị trên SSN Suffren - Nguồn: Naval News.
Vũ khí chủ yếu của SSN Suffren là tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu ngầm mới của họ Scalp, được Tập đoàn MBDA phát triển dành riêng cho Hải quân Pháp. Scalp nặng 1,4 tấn, dài 6,5 m, tốc độ 800 km/h, tầm bắn hơn 1.000 km, độ chính xác cực cao nhờ hệ thống dẫn đường hỗn hợp; có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thố đối phương. Ảnh: Tên lửa hành trình Scalp phóng từ tàu ngầm - Nguồn: Naval News.
SSN Suffren còn được trang bị tên lửa hành trình chống tàu SM-39 Exocet phóng từ ống phóng ngư lôi. SM-39 Exocet dài 4,69 m, đường kính thân 0,35 m, tổng khối lượng 655 kg (đầu đạn nặng 165 kg). Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính và radar chủ động trong giai đoạn cuối của chuyến bay, tầm bắn tối đa 70 km; ngoài ra, tàu còn được trang bị thủy lôi FG29. Ảnh: Nạp tên lửa chống hạm SM-39 Exocet vào tàu ngầm - Nguồn: Naval News.
SSN Suffren được báo chí Pháp mệnh danh là “viên ngọc công nghệ” và giới chuyên gia đánh giá là một trong những SSN tiên tiến, nguy hiểm nhất thế giới. Khi đi vào hoạt động, Suffren sẽ là loại SSN hiện đại nhất Châu Âu, có thể duy trì sức mạnh vượt trội của Hải quân Pháp với khả năng tác chiến và thực thi các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt trên biển, tấn công đất liền trong các chiến dịch trên toàn cầu. Ảnh: Tàu SSN Suffren đang chuẩn bị hạ thủy - Nguồn: Naval News.