Ngày 4/5/2019, Quân đội Triều Tiên đã bắn thử một tên lửa đạn đạo tầm ngắn, vụ phóng lớn đầu tiên trong vòng 18 tháng, kể từ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đình chỉ việc thử tên lửa, trước hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.Các vụ thử tên lửa sau đó, phần lớn là tên lửa tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, khiến các nhà quan sát nước ngoài giật mình và đe dọa làm gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản với Triều Tiên và người bảo trợ chính của họ là Trung Quốc.Các báo cáo cho biết, dưới sự giám sát của Lãnh đạo Kim Jong Un, Triều Tiên đã phóng một loạt đạn gồm hai loại cỡ nòng lớn, cùng nhiều hệ thống phóng tên lửa và bắn một tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới.Triều Tiên đã công bố các bức ảnh chụp các quả đạn đã thử nghiệm, tạo cơ sở cho các đánh giá sơ bộ của quân đội Triều Tiên. Các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) có đường kính 240 mm và 300 mm, được trang bị số lượng lớn trong quân đội Triều Tiên, tuy nhiên quân đội Mỹ và Hàn Quốc đánh giá chúng không đáng lo ngại. Bình Nhưỡng đã trang bị các hệ thống pháo cỡ lớn từ lâu. Nhưng Mỹ và Hàn Quốc đã đánh giá sai, khi hạ thấp tầm quan trọng của cuộc thử nghiệm pháo binh vào tháng 5/2019. Bởi vì, khoảng 13.000 quả pháo của Triều Tiên, sẽ gây ra thương vong tức thời lớn hơn, so với sử dụng bom hạt nhân.Hỏa lực pháo binh tầm xa, cùng lúc với tên lửa đạn đạo, Triều Tiên sẽ tạo nên một làn hỏa lực khổng lồ, gây đe dọa nghiêm trọng đối với Hàn Quốc, đặc biệt là những nơi nằm lọt trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên. Trước đó, Triều Tiên đã thử nghiệm nâng cấp pháo phi hạt nhân vào tháng 11/2018.Hầu hết phạm vi của Seoul và các vùng lân cận, khoảng 40km về phía nam từ khu phi quân sự, nằm gọn trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên. Khoảng 10 triệu người sống trong khu vực Seoul và 15 triệu người khác sống ở khu vực lân cận.Để đối phó với màn phủ đầu của Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh nổ ra, chính quyền Hàn Quốc đã chuẩn bị những nơi trú ẩn dưới lòng đất, cho toàn bộ người dân Seoul và các khu vực khác trên cả nước.Mặc dù, các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang được quan tâm, nhưng mối đe dọa từ pháo binh Triều Tiên cũng rất nghiêm trọng; đe dọa trực tiếp tính mạng của 25 triệu công dân Hàn Quốc và khoảng 150.000 người Mỹ sống trong Seoul.Triều Tiên đã triển khai ít nhất ba hệ thống pháo, có khả năng tấn công các mục tiêu trong khu vực thủ đô Seoul, mà hầu như không có cảnh báo. Loại siêu pháo Koksan 170 mm là nhiều nhất, tầm xa của pháo đạt tới 59 km. Triều Tiên cũng triển khai các bệ phóng rocket 240 mm gắn trên xe tải.Pháo phản lực KN-09 300 mm là hệ thống mới nhất, với tầm bắn lên tới 100 km. KN-09 sử dụng nhiên liệu rắn tổng hợp năng lượng cao; tên lửa được điều khiển bay bằng bốn vây cánh nhỏ gắn ở đầu tên lửa, gần phần đầu đạn, giúp tăng khả năng tấn công chính xác.KN-09 được đặt trên xe tải sáu bánh, mỗi xe trang bị hai bệ phóng, mỗi bệ có bốn ống phóng. Nhiệm vụ chính của KN-09 là để tấn công các mục tiêu phía sau, tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu, các căn cứ quân sự, sân bay, làm tê liệt hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngày 4/5/2019, Quân đội Triều Tiên đã bắn thử một tên lửa đạn đạo tầm ngắn, vụ phóng lớn đầu tiên trong vòng 18 tháng, kể từ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đình chỉ việc thử tên lửa, trước hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các vụ thử tên lửa sau đó, phần lớn là tên lửa tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, khiến các nhà quan sát nước ngoài giật mình và đe dọa làm gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản với Triều Tiên và người bảo trợ chính của họ là Trung Quốc.
Các báo cáo cho biết, dưới sự giám sát của Lãnh đạo Kim Jong Un, Triều Tiên đã phóng một loạt đạn gồm hai loại cỡ nòng lớn, cùng nhiều hệ thống phóng tên lửa và bắn một tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới.
Triều Tiên đã công bố các bức ảnh chụp các quả đạn đã thử nghiệm, tạo cơ sở cho các đánh giá sơ bộ của quân đội Triều Tiên. Các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) có đường kính 240 mm và 300 mm, được trang bị số lượng lớn trong quân đội Triều Tiên, tuy nhiên quân đội Mỹ và Hàn Quốc đánh giá chúng không đáng lo ngại.
Bình Nhưỡng đã trang bị các hệ thống pháo cỡ lớn từ lâu. Nhưng Mỹ và Hàn Quốc đã đánh giá sai, khi hạ thấp tầm quan trọng của cuộc thử nghiệm pháo binh vào tháng 5/2019. Bởi vì, khoảng 13.000 quả pháo của Triều Tiên, sẽ gây ra thương vong tức thời lớn hơn, so với sử dụng bom hạt nhân.
Hỏa lực pháo binh tầm xa, cùng lúc với tên lửa đạn đạo, Triều Tiên sẽ tạo nên một làn hỏa lực khổng lồ, gây đe dọa nghiêm trọng đối với Hàn Quốc, đặc biệt là những nơi nằm lọt trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên. Trước đó, Triều Tiên đã thử nghiệm nâng cấp pháo phi hạt nhân vào tháng 11/2018.
Hầu hết phạm vi của Seoul và các vùng lân cận, khoảng 40km về phía nam từ khu phi quân sự, nằm gọn trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên. Khoảng 10 triệu người sống trong khu vực Seoul và 15 triệu người khác sống ở khu vực lân cận.
Để đối phó với màn phủ đầu của Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh nổ ra, chính quyền Hàn Quốc đã chuẩn bị những nơi trú ẩn dưới lòng đất, cho toàn bộ người dân Seoul và các khu vực khác trên cả nước.
Mặc dù, các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang được quan tâm, nhưng mối đe dọa từ pháo binh Triều Tiên cũng rất nghiêm trọng; đe dọa trực tiếp tính mạng của 25 triệu công dân Hàn Quốc và khoảng 150.000 người Mỹ sống trong Seoul.
Triều Tiên đã triển khai ít nhất ba hệ thống pháo, có khả năng tấn công các mục tiêu trong khu vực thủ đô Seoul, mà hầu như không có cảnh báo. Loại siêu pháo Koksan 170 mm là nhiều nhất, tầm xa của pháo đạt tới 59 km. Triều Tiên cũng triển khai các bệ phóng rocket 240 mm gắn trên xe tải.
Pháo phản lực KN-09 300 mm là hệ thống mới nhất, với tầm bắn lên tới 100 km. KN-09 sử dụng nhiên liệu rắn tổng hợp năng lượng cao; tên lửa được điều khiển bay bằng bốn vây cánh nhỏ gắn ở đầu tên lửa, gần phần đầu đạn, giúp tăng khả năng tấn công chính xác.
KN-09 được đặt trên xe tải sáu bánh, mỗi xe trang bị hai bệ phóng, mỗi bệ có bốn ống phóng. Nhiệm vụ chính của KN-09 là để tấn công các mục tiêu phía sau, tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu, các căn cứ quân sự, sân bay, làm tê liệt hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.