Chiến đấu cơ F/A-259 Striker do Cộng hòa Czech phát triển đang nổi lên là một trong những máy bay cường kích có chi phí phải chăng nhưng lại cực kỳ hiệu quả.F/A-259 được công ty phát triển vũ khí nổi tiếng Aero Vodochody của CH Czech phát triển cho chương trình OA-X.Tuy hình dáng và kích thước không có nhiều thay đổi so với máy bay huấn luyện nổi tiếng L-39, nhưng F/A-259 lại mang trong mình sức mạnh đáng sợ.Máy bay F/A-259 ra đời từ chương trình OA-X kể từ năm 2009 nhằm tìm kiếm một mẫu máy bay nhẹ, chi phí hoạt động thấp, đảm nhiệm vai trò trinh sát và hỗ trợ hỏa lực tầm gần, phục vụ hoạt động chống khủng bố và trong các cuộc xung đột cường độ thấp.Tổng giám đốc Aero Vodochody, ông Giuseppe Giordo, cho biết mặc dù tham gia chương trình OA-X muộn, F/A-259 là mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ tin cậy, đạt được sự cân bằng giữa chi phí và tính hiệu quả cho vai trò trên.F/A-259 là sự cải tiến sâu về thiết bị điện tử của máy bay phản lực huấn luyện L-159 ALCA, phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay phản lực L-39 nổi tiếng của công ty Aero Vodochody.F/A-259 sử dụng radar mảng pha chủ động và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công do tập đoàn IAI chế tạo.Máy bay có thể mang nhiều loại vũ khí như bom, rocket, tên lửa, pháo tự động gắn ngoài cánh.Đối với chức năng trinh sát, ngoài radar, máy bay được trang bị nhiều loại khí tài quang-điện tử và có khả năng liên kết dữ liệu với các khí tài khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Loại máy bay này có lợi thế hơn so với những ứng viên khác khi sử dụng động cơ phản lực, cho tốc độ tối đa lên đến cận âm, tầm bay xa hơn, có khả năng mang radar ở mũi và có buồng lái bọc giáp.Nhà sản xuất cho biết, nếu được lựa chọn cho dự án OA-X, công ty sẽ thiết lập một dây chuyền sản xuất máy bay tại Mỹ để cung cấp khoảng 350 chiếc F/A-259 phục vụ nhu cầu của Không quân Mỹ.Dây chuyền tại Mỹ sẽ hoạt động song song với cơ sở hiện tại ở Thủ đô Prague để duy trì sản xuất phiên bản huấn luyện L-159.Dự kiến, chiếc F/A-259 đầu tiên sẽ sẵn sàng được chuyển giao vào năm 2020.Hình ảnh buồng lái được thiết kế khá hiện đại. Chiến đấu cơ F/A-259 có chiều dài 12,7m, sải cánh 9,54m chiều cao 4,8m.Trọng lượng rỗng 4,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng hơn 8 tấn.Máy bay được trang bị động cơ F-124-GA có lực đẩy 28,2kN.Với động cơ này, máy bay có thể bay với vận tốc tối đa lên tới 936km/h, tầm bay 1.570km.Ngoài Mỹ, hãng chế tạo máy bay hy vọng F/A-259 sẽ trở thành dòng máy bay ăn khách trên thị trường xuất khẩu.
Chiến đấu cơ F/A-259 Striker do Cộng hòa Czech phát triển đang nổi lên là một trong những máy bay cường kích có chi phí phải chăng nhưng lại cực kỳ hiệu quả.
F/A-259 được công ty phát triển vũ khí nổi tiếng Aero Vodochody của CH Czech phát triển cho chương trình OA-X.
Tuy hình dáng và kích thước không có nhiều thay đổi so với máy bay huấn luyện nổi tiếng L-39, nhưng F/A-259 lại mang trong mình sức mạnh đáng sợ.
Máy bay F/A-259 ra đời từ chương trình OA-X kể từ năm 2009 nhằm tìm kiếm một mẫu máy bay nhẹ, chi phí hoạt động thấp, đảm nhiệm vai trò trinh sát và hỗ trợ hỏa lực tầm gần, phục vụ hoạt động chống khủng bố và trong các cuộc xung đột cường độ thấp.
Tổng giám đốc Aero Vodochody, ông Giuseppe Giordo, cho biết mặc dù tham gia chương trình OA-X muộn, F/A-259 là mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ tin cậy, đạt được sự cân bằng giữa chi phí và tính hiệu quả cho vai trò trên.
F/A-259 là sự cải tiến sâu về thiết bị điện tử của máy bay phản lực huấn luyện L-159 ALCA, phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay phản lực L-39 nổi tiếng của công ty Aero Vodochody.
F/A-259 sử dụng radar mảng pha chủ động và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công do tập đoàn IAI chế tạo.
Máy bay có thể mang nhiều loại vũ khí như bom, rocket, tên lửa, pháo tự động gắn ngoài cánh.
Đối với chức năng trinh sát, ngoài radar, máy bay được trang bị nhiều loại khí tài quang-điện tử và có khả năng liên kết dữ liệu với các khí tài khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Loại máy bay này có lợi thế hơn so với những ứng viên khác khi sử dụng động cơ phản lực, cho tốc độ tối đa lên đến cận âm, tầm bay xa hơn, có khả năng mang radar ở mũi và có buồng lái bọc giáp.
Nhà sản xuất cho biết, nếu được lựa chọn cho dự án OA-X, công ty sẽ thiết lập một dây chuyền sản xuất máy bay tại Mỹ để cung cấp khoảng 350 chiếc F/A-259 phục vụ nhu cầu của Không quân Mỹ.
Dây chuyền tại Mỹ sẽ hoạt động song song với cơ sở hiện tại ở Thủ đô Prague để duy trì sản xuất phiên bản huấn luyện L-159.
Dự kiến, chiếc F/A-259 đầu tiên sẽ sẵn sàng được chuyển giao vào năm 2020.
Hình ảnh buồng lái được thiết kế khá hiện đại. Chiến đấu cơ F/A-259 có chiều dài 12,7m, sải cánh 9,54m chiều cao 4,8m.
Trọng lượng rỗng 4,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng hơn 8 tấn.
Máy bay được trang bị động cơ F-124-GA có lực đẩy 28,2kN.
Với động cơ này, máy bay có thể bay với vận tốc tối đa lên tới 936km/h, tầm bay 1.570km.
Ngoài Mỹ, hãng chế tạo máy bay hy vọng F/A-259 sẽ trở thành dòng máy bay ăn khách trên thị trường xuất khẩu.