Dù sở hữu khá nhiều dòng máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Không quân Nga vẫn duy trì các phi đội máy bay huấn luyện L-39 Albatros do nhà máy hàng không Aero Vodochody, Tiệp Khắc chế tạo từ thời Chiến tranh Lạnh. Bản thân “tuổi thọ” của L-39 trong biên chế Không quân Nga cũng không hề nhỏ khi nó đã phục vụ trên bầu trời gần 50 năm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Bất chấp thời gian L-39 vẫn là một trong những dòng máy bay huấn luyện phổ biến nhất thế giới nhất là tại các Đông Âu. Thiết kế của L-39 cũng đã trở nên quá nổi tiếng và nó hầu như không mấy lỗi thời so với các dòng máy bay huấn luyện hiện tại. Trong hình là phi đội L-39 của Học viện không quân Krasnodar (Krasnodar VVAUL) trực thuộc Không quân Nga, đóng tại vùng Krasnodar gần với vùng đệm biên giới cũ giữa Nga và Bán đảo Crimean. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Krasnodar VVAUL là một trong những học viện không quân lâu đời nhất của Nga, nó được thành lập từ năm 1938 và hoạt động liên tục cho đến tận ngày nay. Được biết hiện tại Krasnodar VVAUL cũng đã đưa vào trang bị dòng máy bay huấn luyện phản lực đa năng thế hệ mới Yak-130, tuy nhiên L-39 vẫn được sử dụng như một nền tảng chính. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trong phóng sự ảnh do phóng viên Arms-Expo thực hiện tại Krasnodar VVAUL gần đây, cũng đúng dịp các học viên của học viện này thực hiện chuyến bay đơn đầu tiên không đi kèm giáo viên hướng dẫn. Và dĩ nhiên họ đều bay trên những chiếc L-39. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Hình ảnh một chiếc L-39 tại Krasnodar VVAUL, trong đó học viên ngồi ở ghế phía trước máy bay còn giáo viên hướng dẫn ngồi phía sau. Một điểm đặc biệt nữa là ghế sau của L-39 thường được nâng lên cao hơn so với ghế trước, giúp giáo viên hướng dẫn dễ dàng quan sát và chỉ dẫn các hành động của học viên trong suốt chuyến bay.Ngay trong giai đoạn đầu phát triển, L-39 đã được định hướng để trở thành một mẫu máy bay huấn luyện phản lực quân sự “giá rẻ” đi kèm với khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Bản thân thiết kế của nó cũng được tối ưu hóa để hạn chế tối đa quy trình bảo dưỡng hay yêu cầu vận hành nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra khi bay do phi hành đoàn thiếu kinh nghiệm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Nhìn chung L-39 được sinh ra để dành cho mọi phi công “tập sự” và ai cũng có thể điều khiển được chúng nếu nắm vững các yêu cầu kỹ thuật bay. L-39 là phương tiện bay chuyển tiếp phổ biến nhất giúp các học viên làm quen dẫn từ các loại máy bay huấn luyện cánh quạt sang máy bay phản lực. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trong ảnh là các học viên năm ba của học viện Krasnodar VVAUL đang chuẩn bị thực hiện chuyến bay đơn đầu tiên của mình với L-39. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Được biết hiện tại Không quân Nga có trong biên chế khoảng 200 chiếc L-39 hoạt động chủ yếu tại các học viên không quân, trong tương lai chúng sẽ dần được thay thế bằng các dòng máy bay huấn luyện hiện đại hơn như Yak-130 hay Yak-152. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Hình ảnh một học viên Krasnodar VVAUL sau khi hoàn thành chuyến bay đơn đầu tiên, theo truyền thống của học viện này học viên trên sẽ ngã tự do từ buồng lái về phía sau và sẽ được đỡ bởi đồng đội ở bên dưới. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Theo ước tính kể từ cuối những năm 1960 cho tới nay, Aero Vodochody đã sản xuất hơn 2.900 chiếc L-39 trong đó vẫn còn hơn 2.000 chiếc đang hoạt động trên khắp thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước đang vận hành dòng máy bay này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Đối với biến thể L-39C trái tim của nó là hệ thống động cơ tuabin phản lực Progress/Ivchenko AI-25TL có công suất 3.800 lbf, trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 4.7 tấn. Tốc độ bay của L-39 không vượt quá Mach 0.8 hoặc tối đa là 750km/h. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Một chiếc L-39 có sải cánh dài gần 9.5m, chiều dài cơ sở của phần thân hơn 12m và như đã nói ở trên nó có phi hành đoàn gồm hai người. Tầm hoạt động hiệu quả của L-39 là hơn 1.000km với trần bay tối đa là 11.500m. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện bay, một chiếc L-39 có thể được chuyển đổi thành máy bay tấn công mặt đất hạng nhẹ với khả năng mang theo gần 1.3 tấn vũ khí các loại. Kho vũ khí của L-39 cũng khá đa dạng gồm bom hạng nhẹ, pod súng máy, rocket phóng loạt và cả tên lửa không đối không. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trong tương lai gần L-39 vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới, khi nó còn có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại. Bản thân L-39 vẫn đang được Aero Vodochody tiếp tục nâng cấp để giúp mẫu máy bay này tồn tại thêm vài thập niên nữa. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Dù sở hữu khá nhiều dòng máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Không quân Nga vẫn duy trì các phi đội máy bay huấn luyện L-39 Albatros do nhà máy hàng không Aero Vodochody, Tiệp Khắc chế tạo từ thời Chiến tranh Lạnh. Bản thân “tuổi thọ” của L-39 trong biên chế Không quân Nga cũng không hề nhỏ khi nó đã phục vụ trên bầu trời gần 50 năm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Bất chấp thời gian L-39 vẫn là một trong những dòng máy bay huấn luyện phổ biến nhất thế giới nhất là tại các Đông Âu. Thiết kế của L-39 cũng đã trở nên quá nổi tiếng và nó hầu như không mấy lỗi thời so với các dòng máy bay huấn luyện hiện tại. Trong hình là phi đội L-39 của Học viện không quân Krasnodar (Krasnodar VVAUL) trực thuộc Không quân Nga, đóng tại vùng Krasnodar gần với vùng đệm biên giới cũ giữa Nga và Bán đảo Crimean. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Krasnodar VVAUL là một trong những học viện không quân lâu đời nhất của Nga, nó được thành lập từ năm 1938 và hoạt động liên tục cho đến tận ngày nay. Được biết hiện tại Krasnodar VVAUL cũng đã đưa vào trang bị dòng máy bay huấn luyện phản lực đa năng thế hệ mới Yak-130, tuy nhiên L-39 vẫn được sử dụng như một nền tảng chính. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trong phóng sự ảnh do phóng viên Arms-Expo thực hiện tại Krasnodar VVAUL gần đây, cũng đúng dịp các học viên của học viện này thực hiện chuyến bay đơn đầu tiên không đi kèm giáo viên hướng dẫn. Và dĩ nhiên họ đều bay trên những chiếc L-39. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Hình ảnh một chiếc L-39 tại Krasnodar VVAUL, trong đó học viên ngồi ở ghế phía trước máy bay còn giáo viên hướng dẫn ngồi phía sau. Một điểm đặc biệt nữa là ghế sau của L-39 thường được nâng lên cao hơn so với ghế trước, giúp giáo viên hướng dẫn dễ dàng quan sát và chỉ dẫn các hành động của học viên trong suốt chuyến bay.
Ngay trong giai đoạn đầu phát triển, L-39 đã được định hướng để trở thành một mẫu máy bay huấn luyện phản lực quân sự “giá rẻ” đi kèm với khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Bản thân thiết kế của nó cũng được tối ưu hóa để hạn chế tối đa quy trình bảo dưỡng hay yêu cầu vận hành nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra khi bay do phi hành đoàn thiếu kinh nghiệm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Nhìn chung L-39 được sinh ra để dành cho mọi phi công “tập sự” và ai cũng có thể điều khiển được chúng nếu nắm vững các yêu cầu kỹ thuật bay. L-39 là phương tiện bay chuyển tiếp phổ biến nhất giúp các học viên làm quen dẫn từ các loại máy bay huấn luyện cánh quạt sang máy bay phản lực. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trong ảnh là các học viên năm ba của học viện Krasnodar VVAUL đang chuẩn bị thực hiện chuyến bay đơn đầu tiên của mình với L-39. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Được biết hiện tại Không quân Nga có trong biên chế khoảng 200 chiếc L-39 hoạt động chủ yếu tại các học viên không quân, trong tương lai chúng sẽ dần được thay thế bằng các dòng máy bay huấn luyện hiện đại hơn như Yak-130 hay Yak-152. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Hình ảnh một học viên Krasnodar VVAUL sau khi hoàn thành chuyến bay đơn đầu tiên, theo truyền thống của học viện này học viên trên sẽ ngã tự do từ buồng lái về phía sau và sẽ được đỡ bởi đồng đội ở bên dưới. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Theo ước tính kể từ cuối những năm 1960 cho tới nay, Aero Vodochody đã sản xuất hơn 2.900 chiếc L-39 trong đó vẫn còn hơn 2.000 chiếc đang hoạt động trên khắp thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước đang vận hành dòng máy bay này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Đối với biến thể L-39C trái tim của nó là hệ thống động cơ tuabin phản lực Progress/Ivchenko AI-25TL có công suất 3.800 lbf, trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 4.7 tấn. Tốc độ bay của L-39 không vượt quá Mach 0.8 hoặc tối đa là 750km/h. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Một chiếc L-39 có sải cánh dài gần 9.5m, chiều dài cơ sở của phần thân hơn 12m và như đã nói ở trên nó có phi hành đoàn gồm hai người. Tầm hoạt động hiệu quả của L-39 là hơn 1.000km với trần bay tối đa là 11.500m. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện bay, một chiếc L-39 có thể được chuyển đổi thành máy bay tấn công mặt đất hạng nhẹ với khả năng mang theo gần 1.3 tấn vũ khí các loại. Kho vũ khí của L-39 cũng khá đa dạng gồm bom hạng nhẹ, pod súng máy, rocket phóng loạt và cả tên lửa không đối không. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trong tương lai gần L-39 vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới, khi nó còn có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại. Bản thân L-39 vẫn đang được Aero Vodochody tiếp tục nâng cấp để giúp mẫu máy bay này tồn tại thêm vài thập niên nữa. Nguồn ảnh: Arms-Expo.