Hôm 18/9, biên đội tàu Hải quân Hàn Quốc gồm tàu khu trục Roks Gang Gam Chan (DDH-979) và tàu hậu cần Roks Hwacheon (AOE-59) đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng 4 ngày, nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Trong ảnh ta có thể thấy phía sau boong tàu, các thủy thủ tàu Roks Gang Gam Chan đã xếp thành số 25 tượng trưng cho số năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, bên cạnh đó là quốc kỳ của Việt Nam và Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, biên đội tàu của Hải quân Hàn Quốc gồm có 633 sĩ quan và thủy thủ do chuẩn đô đốc Yang Yong-Mo, Chỉ huy trưởng nhóm huấn luyện tuần tra trên biển làm trưởng đoàn. Hình ảnh hai tàu Roks Kang Gam Chan và Roks Hwacheon trong hải trình tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Trong số hai tàu chiến trên, đặc biệt nhất vẫn là tàu trục Roks Gang Gam Chan (DDH-979) một trong những khu trục hạm mang tên lửa lớp Chungmugong Yi Sun-sin tiên tiến của Hải quân Hàn Quốc, nó chỉ đứng sau lớp tàu khu trục hạm Sejong Đại đế về sức mạnh hỏa lực cũng như khả năng tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: imgur.com.Có lẽ chính vì điều này mà lớp tàu Chungmugong Yi Sun-sin được đặt theo tên vị đô đốc nổi tiếng nhất trong lịch sử Hàn Quốc và cả Triều Tiên, Đô đốc Yi Sun-sin, người có công giúp nước Triều Tiên trước đây đánh bại sự xâm lược của thủy quân Toyotomi Hideyoshi. Không mấy ngạc nhiên khi hai chiến hạm mạnh nhất của Hàn Quốc đều được đặt tên theo hai vị anh hùng dân tộc của nước này. Nguồn ảnh: tistory.com.Về thiết kế, tàu Chungmugong Yi Sun-sin có lượng giãn nước đầy tải là 5.520 tấn, dài 150m, rộng 17.4m và có mớn nước 9.5m, điều khiển chiến hạm này là thủy thủ đoàn gồm 300 người với tầm hoạt động tối đa khoảng 6.500 km. Nguồn ảnh: milmae.net.Hiện nay Hải quân Hàn Quốc có khoảng 6 tàu khu trục lớp Chungmugong Yi Sun-sin, được đóng mới và đưa vào trang bị trong giai đoạn 2002-2003, trong đó Roks Gang Gam Chan là chiếc thứ 5 của lớp này được đưa vào biên chế từ năm 2007 hoạt động liên tục cho tới tận hiện nay. Nguồn ảnh: milmae.net.Các tàu Chungmugong Yi Sun-sin còn được gọi là thế hệ tàu KDX-II của Hải quân Hàn Quốc, định danh cho các tàu khu trục mang tên lửa do Hàn Quốc tự chế tạo gồm Gwanggaeto Đại đế, Chungmugong Yi Sun-sin và Sejong Đại đế. Trong đó Chungmugong Yi Sun-sin là lớp tàu thành công nhất cho tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: tistory.com.Tuy nhiên điều khiến Chungmugong Yi Sun-sin trở nên nổi bật vẫn là hệ thống vũ khí đa dạng của nó với các tên lửa tấn công và phòng thủ hỗ trợ tác chiến đa nhiệm trên biển. Nguồn ảnh: namu.wiki.Nổi bật là hệ thống ống phóng tên lửa thẳng Mk 41 VLS cho phép tàu khu trục này triển khai các tên lửa đánh chặn tầm cao SM-2 Block IIIA. Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn tầm gần Sea Ram có tầm bắn hiệu quả 9km. Nguồn ảnh: twitter.Tiếp đó là hải pháo 127mm Mark 45 tiên tiến được đặt phía trước đầu tàu có tốc độ bắn lên đến 20 phát/phút với tầm bắn hiệu quả 24km, kết hợp với nó là một hải pháo nòng đôi Nobong 40mm ở phía sau đuôi tàu và tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần 30mm Goalkeeper CIWS trên cấu trúc thượng tầng cũng ở phía sau đuôi tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Nhưng đó chưa phải là tất cả với Chungmugong Yi Sun-sin khi nó còn được trang bị tên lửa chống hạm SSM-700K Haeseong do Hàn Quốc tự phát triển, SSM-700K có tầm bắn lên đến 130km hoặc 300km với biến thể nâng cấp với tốc độ hành trình bay đạt Mach 0.85 mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh. Nguồn ảnh: Wikipedia.Hình ảnh SSM-700K Haeseong được phóng đi từ hệ thống ống phóng Mk 41 VLS trên tàu khu trục Chungmugong Yi Sun-sin. Nguồn ảnh: cdninstagram.com.Với sức mạnh trên của Chungmugong Yi Sun-sin nó xứng đáng là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Hàn Quốc, dù vậy vẫn đáng tiếc là lớp tàu khu trục này chỉ được biên chế 6 chiếc do giá thành đóng mới của chúng quá cao. Bên cạnh đó Hàn Quốc vẫn tập trung vào phát triển các tàu khu trục Sejong Đại đế nhiều hơn . Nguồn ảnh: namu.wiki.
Hôm 18/9, biên đội tàu Hải quân Hàn Quốc gồm tàu khu trục Roks Gang Gam Chan (DDH-979) và tàu hậu cần Roks Hwacheon (AOE-59) đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng 4 ngày, nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Trong ảnh ta có thể thấy phía sau boong tàu, các thủy thủ tàu Roks Gang Gam Chan đã xếp thành số 25 tượng trưng cho số năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, bên cạnh đó là quốc kỳ của Việt Nam và Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, biên đội tàu của Hải quân Hàn Quốc gồm có 633 sĩ quan và thủy thủ do chuẩn đô đốc Yang Yong-Mo, Chỉ huy trưởng nhóm huấn luyện tuần tra trên biển làm trưởng đoàn. Hình ảnh hai tàu Roks Kang Gam Chan và Roks Hwacheon trong hải trình tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Trong số hai tàu chiến trên, đặc biệt nhất vẫn là tàu trục Roks Gang Gam Chan (DDH-979) một trong những khu trục hạm mang tên lửa lớp Chungmugong Yi Sun-sin tiên tiến của Hải quân Hàn Quốc, nó chỉ đứng sau lớp tàu khu trục hạm Sejong Đại đế về sức mạnh hỏa lực cũng như khả năng tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: imgur.com.
Có lẽ chính vì điều này mà lớp tàu Chungmugong Yi Sun-sin được đặt theo tên vị đô đốc nổi tiếng nhất trong lịch sử Hàn Quốc và cả Triều Tiên, Đô đốc Yi Sun-sin, người có công giúp nước Triều Tiên trước đây đánh bại sự xâm lược của thủy quân Toyotomi Hideyoshi. Không mấy ngạc nhiên khi hai chiến hạm mạnh nhất của Hàn Quốc đều được đặt tên theo hai vị anh hùng dân tộc của nước này. Nguồn ảnh: tistory.com.
Về thiết kế, tàu Chungmugong Yi Sun-sin có lượng giãn nước đầy tải là 5.520 tấn, dài 150m, rộng 17.4m và có mớn nước 9.5m, điều khiển chiến hạm này là thủy thủ đoàn gồm 300 người với tầm hoạt động tối đa khoảng 6.500 km. Nguồn ảnh: milmae.net.
Hiện nay Hải quân Hàn Quốc có khoảng 6 tàu khu trục lớp Chungmugong Yi Sun-sin, được đóng mới và đưa vào trang bị trong giai đoạn 2002-2003, trong đó Roks Gang Gam Chan là chiếc thứ 5 của lớp này được đưa vào biên chế từ năm 2007 hoạt động liên tục cho tới tận hiện nay. Nguồn ảnh: milmae.net.
Các tàu Chungmugong Yi Sun-sin còn được gọi là thế hệ tàu KDX-II của Hải quân Hàn Quốc, định danh cho các tàu khu trục mang tên lửa do Hàn Quốc tự chế tạo gồm Gwanggaeto Đại đế, Chungmugong Yi Sun-sin và Sejong Đại đế. Trong đó Chungmugong Yi Sun-sin là lớp tàu thành công nhất cho tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: tistory.com.
Tuy nhiên điều khiến Chungmugong Yi Sun-sin trở nên nổi bật vẫn là hệ thống vũ khí đa dạng của nó với các tên lửa tấn công và phòng thủ hỗ trợ tác chiến đa nhiệm trên biển. Nguồn ảnh: namu.wiki.
Nổi bật là hệ thống ống phóng tên lửa thẳng Mk 41 VLS cho phép tàu khu trục này triển khai các tên lửa đánh chặn tầm cao SM-2 Block IIIA. Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn tầm gần Sea Ram có tầm bắn hiệu quả 9km. Nguồn ảnh: twitter.
Tiếp đó là hải pháo 127mm Mark 45 tiên tiến được đặt phía trước đầu tàu có tốc độ bắn lên đến 20 phát/phút với tầm bắn hiệu quả 24km, kết hợp với nó là một hải pháo nòng đôi Nobong 40mm ở phía sau đuôi tàu và tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần 30mm Goalkeeper CIWS trên cấu trúc thượng tầng cũng ở phía sau đuôi tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Nhưng đó chưa phải là tất cả với Chungmugong Yi Sun-sin khi nó còn được trang bị tên lửa chống hạm SSM-700K Haeseong do Hàn Quốc tự phát triển, SSM-700K có tầm bắn lên đến 130km hoặc 300km với biến thể nâng cấp với tốc độ hành trình bay đạt Mach 0.85 mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Hình ảnh SSM-700K Haeseong được phóng đi từ hệ thống ống phóng Mk 41 VLS trên tàu khu trục Chungmugong Yi Sun-sin. Nguồn ảnh: cdninstagram.com.
Với sức mạnh trên của Chungmugong Yi Sun-sin nó xứng đáng là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Hàn Quốc, dù vậy vẫn đáng tiếc là lớp tàu khu trục này chỉ được biên chế 6 chiếc do giá thành đóng mới của chúng quá cao. Bên cạnh đó Hàn Quốc vẫn tập trung vào phát triển các tàu khu trục Sejong Đại đế nhiều hơn . Nguồn ảnh: namu.wiki.