Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi sau đó cáo buộc Israel đã dùng "một vài quả bom xuyên phá hầm ngầm nặng 2,3 tấn do Mỹ chuyển giao để tấn công các khu dân cư ở Beirut".Ông Abbas Araghchi không đề cập cụ thể tên loại bom, song một số chuyên gia nhận định quan chức Iran đang nói đến dòng GBU-72 được Mỹ phát triển từ năm 2021.Elijah Magnier, nhà phân tích quân sự tại Bỉ, nhận định đây có thể là lần đầu tiên bom GBU-72 được đưa vào thực chiến, cho thấy Israel muốn "đảm bảo không ai có thể sống sót" tại khu vực bị tập kích. "Đây dường như là mục tiêu rất giá trị, hoặc ít nhất Israel nghĩ như thế", ông cho hay.Theo trang Breaking Defense, Israel năm 2021 đã yêu cầu Mỹ cung cấp bom xuyên phá hầm ngầm GBU-72 để có thể sử dụng trong xung đột với Hezbollah. Ở thời điểm đó, Mỹ chỉ mới hoàn tất phát triển bom GBU-72 nhưng Israel muốn có được loại vũ khí mới nhất này.Israel nói bom GBU-72 có khả năng tấn công mục tiêu cực kỳ chính xác nên giúp tránh gây ra thương vong không đáng có ở những nơi có đông người sinh sống như thủ đô Beirut, Lebanon và Dải Gaza.Bom GBU-72 là phiên bản dẫn đường chính xác của bom xuyên phá BLU-138, được tích hợp hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh (GPS). Mỹ chưa công bố thông tin kỹ chiến thuật của loại bom này, nhưng các chuyên gia ước tính nó có khả năng xuyên qua tối đa 30 m đất hoặc bê tông cốt thép dày 6 m.Theo Không quân Mỹ, bom GBU-72 được phát triển để “vượt qua các thách thức mục tiêu khó diệt, nằm sâu trong lòng đất và được thiết kế cho cả máy bay tiêm kích và máy bay cường kích”.GBU-72 được phát triển để tấn công các mục tiêu kiên cố như boongke nằm sâu trong lòng đất, có thể triển khai từ tiêm kích và oanh tạc cơ. Không quân Mỹ không cho biết khả năng xuyên phá của nó, nhưng tiết lộ uy lực của loại bom này vượt xa những vũ khí tiền nhiệm như GBU-28.Dòng GBU-72/B sẽ cải thiện năng lực tấn công hầm ngầm cho không quân Mỹ, nhất là với mục tiêu ngoài khả năng tấn công của bom BLU-109/B nhưng chưa đòi hỏi sử dụng bom GBU-57/B.Ngoài ra GBU-72 sẽ giúp máy bay có thể thả bom từ khoảng cách xa hơn và tăng khả năng sống sót trước hỏa lực phòng không đối phương. Với việc phát triển thành công bom phá boongke GBU-72, kho bom của không quân Mỹ đã trở nên hoàn thiện hơn.GBU-72 ngoài trang bị trên máy bay cường kích đa năng F-15E, chúng cũng sẽ được biên chế cho các loại máy bay có khả năng tấn công mặt đất khác đang được biên chế trong không quân Mỹ. (Nguồn ảnh: Military Aerospace, AP, Reuters, Getty Images).
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi sau đó cáo buộc Israel đã dùng "một vài quả bom xuyên phá hầm ngầm nặng 2,3 tấn do Mỹ chuyển giao để tấn công các khu dân cư ở Beirut".
Ông Abbas Araghchi không đề cập cụ thể tên loại bom, song một số chuyên gia nhận định quan chức Iran đang nói đến dòng GBU-72 được Mỹ phát triển từ năm 2021.
Elijah Magnier, nhà phân tích quân sự tại Bỉ, nhận định đây có thể là lần đầu tiên bom GBU-72 được đưa vào thực chiến, cho thấy Israel muốn "đảm bảo không ai có thể sống sót" tại khu vực bị tập kích. "Đây dường như là mục tiêu rất giá trị, hoặc ít nhất Israel nghĩ như thế", ông cho hay.
Theo trang Breaking Defense, Israel năm 2021 đã yêu cầu Mỹ cung cấp bom xuyên phá hầm ngầm GBU-72 để có thể sử dụng trong xung đột với Hezbollah. Ở thời điểm đó, Mỹ chỉ mới hoàn tất phát triển bom GBU-72 nhưng Israel muốn có được loại vũ khí mới nhất này.
Israel nói bom GBU-72 có khả năng tấn công mục tiêu cực kỳ chính xác nên giúp tránh gây ra thương vong không đáng có ở những nơi có đông người sinh sống như thủ đô Beirut, Lebanon và Dải Gaza.
Bom GBU-72 là phiên bản dẫn đường chính xác của bom xuyên phá BLU-138, được tích hợp hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh (GPS). Mỹ chưa công bố thông tin kỹ chiến thuật của loại bom này, nhưng các chuyên gia ước tính nó có khả năng xuyên qua tối đa 30 m đất hoặc bê tông cốt thép dày 6 m.
Theo Không quân Mỹ, bom GBU-72 được phát triển để “vượt qua các thách thức mục tiêu khó diệt, nằm sâu trong lòng đất và được thiết kế cho cả máy bay tiêm kích và máy bay cường kích”.
GBU-72 được phát triển để tấn công các mục tiêu kiên cố như boongke nằm sâu trong lòng đất, có thể triển khai từ tiêm kích và oanh tạc cơ. Không quân Mỹ không cho biết khả năng xuyên phá của nó, nhưng tiết lộ uy lực của loại bom này vượt xa những vũ khí tiền nhiệm như GBU-28.
Dòng GBU-72/B sẽ cải thiện năng lực tấn công hầm ngầm cho không quân Mỹ, nhất là với mục tiêu ngoài khả năng tấn công của bom BLU-109/B nhưng chưa đòi hỏi sử dụng bom GBU-57/B.
Ngoài ra GBU-72 sẽ giúp máy bay có thể thả bom từ khoảng cách xa hơn và tăng khả năng sống sót trước hỏa lực phòng không đối phương. Với việc phát triển thành công bom phá boongke GBU-72, kho bom của không quân Mỹ đã trở nên hoàn thiện hơn.
GBU-72 ngoài trang bị trên máy bay cường kích đa năng F-15E, chúng cũng sẽ được biên chế cho các loại máy bay có khả năng tấn công mặt đất khác đang được biên chế trong không quân Mỹ. (Nguồn ảnh: Military Aerospace, AP, Reuters, Getty Images).