Cường kích và trinh sát cơ hạng nhẹ OV-10 Bronco được sản xuất bởi Mỹ ra đời từ năm 1965 và tới nay đã bước qua tuổi 52 nhưng vẫn miệt mài cống hiến cho cuộc chiến chống khủng bố IS ở Philippines. Nguồn ảnh: Sina.Được xếp vào loại phi cơ tấn công hạng nhẹ và tuần thám trên không, OV-10 Bronco là loại chiến đấu cơ 2 động cơ, được phát triển từ đầu những năm 1965 theo học thuyết chống nổi loạn (counter-insurgency) của Mỹ trong thời gian này. Hình ảnh OV-10 ném bom vào các mục tiêu của IS tại thành phố Marawi. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó, nhiệm vụ chính của OV-10 vừa là tấn công các mục tiêu mặt đất, vừa là điều khiển các cường kích cơ tấn công mặt đất một cách chính xác nhất giúp bảo đảm an toàn cho các lực lượng bộ binh của Mỹ đang ở gần khu vực đánh phá. Nguồn ảnh: FA.Trước khi phi cơ OV-10 ra đời, các máy bay Cessna O-1 và Cessna O-2 đã từng được sử dụng vào nhiệm vụ tương tự. Tuy nhiên các máy bay dòng Cessna có tốc độ bay quá thấp, thời gian đáp ứng chậm và có độ mang tải thấp, khiến cho chúng khó có thể đảm nhận được vai trò tuần thám hỗ trợ cường kích trong điều kiện tác chiến với cường độ cao. Nguồn ảnh: Funker.Để khắc phục nhược điểm này, chiếc OV-10 đã ra đời. Khác với những chiếc Cessna, OV-10 được trang bị tới 2 động cơ để tăng tốc độ bay cũng như khả năng mang vác của nó; máy bay cũng được biên chế hai phi công, mang được tối đa tới 1,1 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: OV10.Điểm mạnh của chiếc OV-10 đó là nó có độ chịu lực rất lớn. Mặc dù là một máy bay cánh quạt nhưng kết cấu đặc biệt của nó cho phép nó chịu lực từ +8g tới -3g, điều này giúp OV-10 có khả năng cơ động cực tốt trên không ngay cả khi đang di chuyển với tốc độ tối đa. Nguồn ảnh: Cyber.Cường kích cơ OV-10 có tới hay đuôi được nối dài từ động cơ và nối với nhau ở cánh đuôi. Thiết kế này cho phép máy bay có được lực nâng tối đa, giúp nó có thể cất-hạ cánh trên đường băng rất ngắn như trên tàu sân bay hoặc thậm chí hạ cánh ở bất cứ bãi cỏ nào. Nguồn ảnh: Yahoo.Đây cũng là một chiếc máy bay được Mỹ và các lực lượng đồng minh sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam do khả năng phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với nhiều loại cường kích cơ và máy bay tấn công mặt đất khác. Trong chiến tranh Việt Nam, OV-10 thường được trang bị 7 quả pháo phóng loạt 70 mm. Nguồn ảnh: AR15.Nhiệm vụ của OV-10 ở chiến trường Việt Nam đó là sử dụng những quả pháo phóng loạt có chứa phốt-pho trắng này để đánh dấu những mục tiêu cần được oanh tạc và sau đó căn cứ theo khói phốt-pho để chỉ điểm mục tiêu cho các máy bay cường kích. Ảnh: Khoang lái của OV-10. Nguồn ảnh: Pinterest.Tại Philippines, trong cuộc chiến chống IS những chiếc OV-10 vừa làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho các đơn vị mặt đất, vừa làm nhiệm vụ oanh kích tấn công tiêu diệt mục tiêu. Những chiếc OV-10 của Philippines cũng đã từng "lên báo" vì oanh kích nhầm quân mình, khiến hàng chục người thương vong. Nguồn ảnh: OV10.Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của chiến đấu cơ này trong cuộc chiến chống khủng bố và rõ ràng là OV-10 vẫn chưa hề lỗi thời dù nó đã bước qua tuổi 52. Nguồn ảnh: OV10.
Cường kích và trinh sát cơ hạng nhẹ OV-10 Bronco được sản xuất bởi Mỹ ra đời từ năm 1965 và tới nay đã bước qua tuổi 52 nhưng vẫn miệt mài cống hiến cho cuộc chiến chống khủng bố IS ở Philippines. Nguồn ảnh: Sina.
Được xếp vào loại phi cơ tấn công hạng nhẹ và tuần thám trên không, OV-10 Bronco là loại chiến đấu cơ 2 động cơ, được phát triển từ đầu những năm 1965 theo học thuyết chống nổi loạn (counter-insurgency) của Mỹ trong thời gian này. Hình ảnh OV-10 ném bom vào các mục tiêu của IS tại thành phố Marawi. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, nhiệm vụ chính của OV-10 vừa là tấn công các mục tiêu mặt đất, vừa là điều khiển các cường kích cơ tấn công mặt đất một cách chính xác nhất giúp bảo đảm an toàn cho các lực lượng bộ binh của Mỹ đang ở gần khu vực đánh phá. Nguồn ảnh: FA.
Trước khi phi cơ OV-10 ra đời, các máy bay Cessna O-1 và Cessna O-2 đã từng được sử dụng vào nhiệm vụ tương tự. Tuy nhiên các máy bay dòng Cessna có tốc độ bay quá thấp, thời gian đáp ứng chậm và có độ mang tải thấp, khiến cho chúng khó có thể đảm nhận được vai trò tuần thám hỗ trợ cường kích trong điều kiện tác chiến với cường độ cao. Nguồn ảnh: Funker.
Để khắc phục nhược điểm này, chiếc OV-10 đã ra đời. Khác với những chiếc Cessna, OV-10 được trang bị tới 2 động cơ để tăng tốc độ bay cũng như khả năng mang vác của nó; máy bay cũng được biên chế hai phi công, mang được tối đa tới 1,1 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: OV10.
Điểm mạnh của chiếc OV-10 đó là nó có độ chịu lực rất lớn. Mặc dù là một máy bay cánh quạt nhưng kết cấu đặc biệt của nó cho phép nó chịu lực từ +8g tới -3g, điều này giúp OV-10 có khả năng cơ động cực tốt trên không ngay cả khi đang di chuyển với tốc độ tối đa. Nguồn ảnh: Cyber.
Cường kích cơ OV-10 có tới hay đuôi được nối dài từ động cơ và nối với nhau ở cánh đuôi. Thiết kế này cho phép máy bay có được lực nâng tối đa, giúp nó có thể cất-hạ cánh trên đường băng rất ngắn như trên tàu sân bay hoặc thậm chí hạ cánh ở bất cứ bãi cỏ nào. Nguồn ảnh: Yahoo.
Đây cũng là một chiếc máy bay được Mỹ và các lực lượng đồng minh sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam do khả năng phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với nhiều loại cường kích cơ và máy bay tấn công mặt đất khác. Trong chiến tranh Việt Nam, OV-10 thường được trang bị 7 quả pháo phóng loạt 70 mm. Nguồn ảnh: AR15.
Nhiệm vụ của OV-10 ở chiến trường Việt Nam đó là sử dụng những quả pháo phóng loạt có chứa phốt-pho trắng này để đánh dấu những mục tiêu cần được oanh tạc và sau đó căn cứ theo khói phốt-pho để chỉ điểm mục tiêu cho các máy bay cường kích. Ảnh: Khoang lái của OV-10. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tại Philippines, trong cuộc chiến chống IS những chiếc OV-10 vừa làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho các đơn vị mặt đất, vừa làm nhiệm vụ oanh kích tấn công tiêu diệt mục tiêu. Những chiếc OV-10 của Philippines cũng đã từng "lên báo" vì oanh kích nhầm quân mình, khiến hàng chục người thương vong. Nguồn ảnh: OV10.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của chiến đấu cơ này trong cuộc chiến chống khủng bố và rõ ràng là OV-10 vẫn chưa hề lỗi thời dù nó đã bước qua tuổi 52. Nguồn ảnh: OV10.