Báo chí Nga cho biết, quân đội nước này đang bắt tay thực hiện hiện đại hóa sâu tiêm kích đa năng Su-30SM lên tiêu chuẩn Su-30SM2 Super Sukhoi với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội so với nguyên bản.Mục tiêu được xác định là đưa các đặc tính kỹ chiến thuật của Su-30SM ngang tầm tiêm kích thuộc thế hệ năm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến trong tình hình mới.Mặc dù Su-30SM hiện vẫn được xem là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, sở hữu nhiều đặc điểm ấn tượng, nhưng không thể phủ nhận chiếc tiêm kích này đang dần trở nên lạc hậu.Do tiềm năng nâng cấp của Su-30SM được nhận xét là còn tương đối lớn, Nga đã có một quyết định mang tính bước ngoặt nhằm hiện đại hóa sâu dòng chiến đấu cơ nói trên.Ban đầu các kỹ sư lên kế hoạch chỉ tập trung vào thay thế động cơ AL-31FP bằng loại AL-41F1S từ Su-35S. Tuy nhiên sau đó chương trình hiện đại hóa đã được mở rộng ra rất nhiều.Phiên bản Su-30SM2 Super Sukhoi sẽ là tiêu chuẩn mà tất cả các tiêm kích Su-30SM hiện đang phục vụ trong biên chế Không quân và Hải quân Nga được nâng cấp.Bên cạnh động cơ AL-41F1S, máy bay còn nhận thêm hệ thống liên lạc, trao đổi dữ liệu, dẫn đường và nhận dạng địch - ta mới nhất. Điều này sẽ cho phép liên lạc với UAV và duy trì kết nối tốc độ cao với trạm kiểm soát mặt đất.Ngoài ra biến thể Su-30SM2 còn nhận từ Su-35S radar mảng pha quét thụ động (PESA) N035 Irbis, không chỉ giúp tăng tầm phát hiện mục tiêu mà còn cho phép sử dụng những loại vũ khí mới nhất, bao gồm cả tên lửa không đối không tầm xa và bom dẫn đường chính xác cao.Theo giới chức quân sự Nga, trên thực tế Super Sukhoi từ chỗ chỉ là một máy bay chiến đấu tốt thuộc thế hệ 4+ sẽ trở thành một tiêm kích mang đặc điểm của thế hệ thứ năm.Về mặt hình thức, sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ Su-30SM2 không có khả năng tán xạ tín hiệu radar tốt để trở nên "tàng hình" như tiêm kích thế hệ năm đích thực mà thôi.Ngoài ra, việc hiện đại hóa sâu Su-30SM còn đảm bảo sự thống nhất về mặt hậu cần và kỹ thuật trong việc duy trì toàn bộ phi đội, bao gồm Su-35S và thậm chí cả Su-75 Checkmate đầy hứa hẹn.Mặc dù vậy trước sự tự tin từ phía Nga, nhiều chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng Su-30SM2 Super Sukhoi vẫn còn có khoảng cách nhất định so với F-15SE Silent Eagle thuộc thế hệ 4,5 do Mỹ chế tạo và càng thua kém khi đặt cạnh F-15EX.Ví dụ điển hình là máy bay chưa có khoang vũ khí hòa nhập khí động, trong khi đây là tiêu chuẩn quan trọng của tiêm kích thế hệ 4+ nâng cấp theo tiêu chuẩn thế hệ năm.Bên cạnh đó, radar của Su-30SM2 vẫn là loại quét thụ động, lạc hậu hơn radar mảng pha quét chủ động (AESA) cả một thế hệ, cho nên chênh lệch về hiệu suất không chiến càng lớn.Cuối cùng, Nga chưa nói gì về việc kéo dài thời hạn hoạt động cho Su-30SM2, theo thông số của nhà sản xuất thì khung thân máy bay vẫn chỉ có tuổi thọ 3.000 giờ, chưa bằng một nửa đối thủ cạnh tranh chính đến từ Mỹ là F-15SE.
Báo chí Nga cho biết, quân đội nước này đang bắt tay thực hiện hiện đại hóa sâu tiêm kích đa năng Su-30SM lên tiêu chuẩn Su-30SM2 Super Sukhoi với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội so với nguyên bản.
Mục tiêu được xác định là đưa các đặc tính kỹ chiến thuật của Su-30SM ngang tầm tiêm kích thuộc thế hệ năm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến trong tình hình mới.
Mặc dù Su-30SM hiện vẫn được xem là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, sở hữu nhiều đặc điểm ấn tượng, nhưng không thể phủ nhận chiếc tiêm kích này đang dần trở nên lạc hậu.
Do tiềm năng nâng cấp của Su-30SM được nhận xét là còn tương đối lớn, Nga đã có một quyết định mang tính bước ngoặt nhằm hiện đại hóa sâu dòng chiến đấu cơ nói trên.
Ban đầu các kỹ sư lên kế hoạch chỉ tập trung vào thay thế động cơ AL-31FP bằng loại AL-41F1S từ Su-35S. Tuy nhiên sau đó chương trình hiện đại hóa đã được mở rộng ra rất nhiều.
Phiên bản Su-30SM2 Super Sukhoi sẽ là tiêu chuẩn mà tất cả các tiêm kích Su-30SM hiện đang phục vụ trong biên chế Không quân và Hải quân Nga được nâng cấp.
Bên cạnh động cơ AL-41F1S, máy bay còn nhận thêm hệ thống liên lạc, trao đổi dữ liệu, dẫn đường và nhận dạng địch - ta mới nhất. Điều này sẽ cho phép liên lạc với UAV và duy trì kết nối tốc độ cao với trạm kiểm soát mặt đất.
Ngoài ra biến thể Su-30SM2 còn nhận từ Su-35S radar mảng pha quét thụ động (PESA) N035 Irbis, không chỉ giúp tăng tầm phát hiện mục tiêu mà còn cho phép sử dụng những loại vũ khí mới nhất, bao gồm cả tên lửa không đối không tầm xa và bom dẫn đường chính xác cao.
Theo giới chức quân sự Nga, trên thực tế Super Sukhoi từ chỗ chỉ là một máy bay chiến đấu tốt thuộc thế hệ 4+ sẽ trở thành một tiêm kích mang đặc điểm của thế hệ thứ năm.
Về mặt hình thức, sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ Su-30SM2 không có khả năng tán xạ tín hiệu radar tốt để trở nên "tàng hình" như tiêm kích thế hệ năm đích thực mà thôi.
Ngoài ra, việc hiện đại hóa sâu Su-30SM còn đảm bảo sự thống nhất về mặt hậu cần và kỹ thuật trong việc duy trì toàn bộ phi đội, bao gồm Su-35S và thậm chí cả Su-75 Checkmate đầy hứa hẹn.
Mặc dù vậy trước sự tự tin từ phía Nga, nhiều chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng Su-30SM2 Super Sukhoi vẫn còn có khoảng cách nhất định so với F-15SE Silent Eagle thuộc thế hệ 4,5 do Mỹ chế tạo và càng thua kém khi đặt cạnh F-15EX.
Ví dụ điển hình là máy bay chưa có khoang vũ khí hòa nhập khí động, trong khi đây là tiêu chuẩn quan trọng của tiêm kích thế hệ 4+ nâng cấp theo tiêu chuẩn thế hệ năm.
Bên cạnh đó, radar của Su-30SM2 vẫn là loại quét thụ động, lạc hậu hơn radar mảng pha quét chủ động (AESA) cả một thế hệ, cho nên chênh lệch về hiệu suất không chiến càng lớn.
Cuối cùng, Nga chưa nói gì về việc kéo dài thời hạn hoạt động cho Su-30SM2, theo thông số của nhà sản xuất thì khung thân máy bay vẫn chỉ có tuổi thọ 3.000 giờ, chưa bằng một nửa đối thủ cạnh tranh chính đến từ Mỹ là F-15SE.