Thông tin nghe có vẻ kỳ lạ này đang xảy ra xoay quanh quan hệ phức tạp của Belarus với khối quân sự NATO trong những tháng gần đây mà nguyên do là từ các cuộc biểu tình chống đối chính phủ của Tổng thống Lukashenko. Các cuộc biểu tình được cho là có sự kích động từ bên ngoài như điều đã từng xảy ra với Ukraine năm 2014.Theo tờ Avia Pro, việc này có khả năng khiến chính quyền Tổng thống Lukashenko quyết định đóng cửa biên giới của Belarus với bên ngoài để xử lý vấn đề trong nước. Các nguồn tin cho hay, Minsk đã triển khai bộ binh và xe tăng dọc biên giới với Latvia, Litva, Ba Lan và Ukraine. Hành động của Belarus không gây nhiều ảnh hưởng tới các quốc gia có đường biên giới chung, nhưng đang khiến các nước NATO có quan hệ quân sự với Minsk như “ngồi trên đống lửa”.Và đó là Bulgaria - quốc gia đang gửi 8 máy bay cường kích Su-25K tới Belarus để hiện đại hóa. Thỏa thuận này được ký vào tháng 11/2018 trước khi Belarus gặp vấn đề về chính trị, Quân đội Bulgaria đã ký thỏa thuận với nhà máy hàng không 558 để đại tu, tăng hạn và hiện đại hóa nhỏ 14 máy bay cường kích Su-25 với tổng trị giá 88 triệu euro bao gồm cả thuế VAT.Tuy nhiên, do lệnh trừng phạt của EU với Belarus nên thương vụ bị đình chỉ, để chữa cháy, Quốc hội Bulgaria đã sửa đổi luật và sau cùng cho phép Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria ký giấy phép tạm thời xuất khẩu 8 máy bay Su-25 cho Belarus gồm: 6 chiếc Su-25K 1 chỗ ngồi và 2 chiếc Su-25UBK 2 chỗ ngồi. Tức là về mặt danh nghĩa thì Belarus mua lại 8 Su-25, còn “hiểu ngầm” với nhau thì thực ra là Bulgaria “qua mặt EU” để gửi Su-25 đi Belarus hiện đại hóa.Việc vận chuyển 8 máy bay cường kích Su-25K từ sân bay Bezmer (Bulgaria) tới Baranovichi (Belarus) bằng máy bay vận tải Il-76 được thực hiện từ ngày 28/8 đến 7/10/2019. Và tính đến ngày 15/9/2020, Belarus đã hoàn thành việc đại tu, nâng cấp chiếc Su-25K đầu tiên mang số hiệu đuôi "246" (số sản xuất 25508110046, được chế tạo tại nhà máy Tbilisi năm 1987).Vấn đề là với tình trạng này, nếu EU và NATO áp đặt biện pháp trừng phạt Belarus thì khả năng cao Minsk sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Như vậy thì đồng nghĩa với việc 8 máy bay cường kích Su-25 của Bulgaria sẽ bị "bắt giữ làm con tin".Sự căng thẳng của hai bên đẩy Không quân Bulgaria vào tình trạng chỉ còn một nửa sức chiến đấu, vì hiện trong nước họ chỉ còn 6 chiếc Su-25 và 15 chiếc MiG-29. Bulgaria đã mua 8 chiếc F-16V Block 70 của Mỹ nhưng số này sẽ khó mà được chuyển giao trước cuối năm 2023. Đến đây, có lẽ Không quân Bulgaria chắc chỉ còn nước “cầu chúa” mong quan hệ Belarus với NATO sẽ không xấu đi thêm nữa, nếu không phi công của họ sẽ không còn máy bay để dùng.Trong ảnh là chiếc Su-25K đầu tiên của Bulgaria vừa được nhà máy Belarus hiện đại hóa xong, đang bay thử nghiệm. Sau nâng cấp, chiếc Su-25K được thay đổi sơn ngụy trang sang kiểu camo "kỹ thuật số".Theo các nguồn tin, Su-25K của Bulgaria được nâng cấp hạn chế, rẻ tiền với hệ thống ngắm mục tiêu, định vị vệ tinh hiện đại hơn trước. Ngoài ra, chúng được tích hợp hệ thống tác chiến điện tử do Belarus sản xuất.Khả năng mang vác thêm các vũ khí thì vẫn như vậy, ít có sự thay đổi nào khác với gói hợp đồng rẻ. Video Máy bay cường kích Su-25SM sử dụng bom trên không nặng 500kg - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Thông tin nghe có vẻ kỳ lạ này đang xảy ra xoay quanh quan hệ phức tạp của Belarus với khối quân sự NATO trong những tháng gần đây mà nguyên do là từ các cuộc biểu tình chống đối chính phủ của Tổng thống Lukashenko. Các cuộc biểu tình được cho là có sự kích động từ bên ngoài như điều đã từng xảy ra với Ukraine năm 2014.
Theo tờ Avia Pro, việc này có khả năng khiến chính quyền Tổng thống Lukashenko quyết định đóng cửa biên giới của Belarus với bên ngoài để xử lý vấn đề trong nước. Các nguồn tin cho hay, Minsk đã triển khai bộ binh và xe tăng dọc biên giới với Latvia, Litva, Ba Lan và Ukraine. Hành động của Belarus không gây nhiều ảnh hưởng tới các quốc gia có đường biên giới chung, nhưng đang khiến các nước NATO có quan hệ quân sự với Minsk như “ngồi trên đống lửa”.
Và đó là Bulgaria - quốc gia đang gửi 8 máy bay cường kích Su-25K tới Belarus để hiện đại hóa. Thỏa thuận này được ký vào tháng 11/2018 trước khi Belarus gặp vấn đề về chính trị, Quân đội Bulgaria đã ký thỏa thuận với nhà máy hàng không 558 để đại tu, tăng hạn và hiện đại hóa nhỏ 14 máy bay cường kích Su-25 với tổng trị giá 88 triệu euro bao gồm cả thuế VAT.
Tuy nhiên, do lệnh trừng phạt của EU với Belarus nên thương vụ bị đình chỉ, để chữa cháy, Quốc hội Bulgaria đã sửa đổi luật và sau cùng cho phép Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria ký giấy phép tạm thời xuất khẩu 8 máy bay Su-25 cho Belarus gồm: 6 chiếc Su-25K 1 chỗ ngồi và 2 chiếc Su-25UBK 2 chỗ ngồi. Tức là về mặt danh nghĩa thì Belarus mua lại 8 Su-25, còn “hiểu ngầm” với nhau thì thực ra là Bulgaria “qua mặt EU” để gửi Su-25 đi Belarus hiện đại hóa.
Việc vận chuyển 8 máy bay cường kích Su-25K từ sân bay Bezmer (Bulgaria) tới Baranovichi (Belarus) bằng máy bay vận tải Il-76 được thực hiện từ ngày 28/8 đến 7/10/2019. Và tính đến ngày 15/9/2020, Belarus đã hoàn thành việc đại tu, nâng cấp chiếc Su-25K đầu tiên mang số hiệu đuôi "246" (số sản xuất 25508110046, được chế tạo tại nhà máy Tbilisi năm 1987).
Vấn đề là với tình trạng này, nếu EU và NATO áp đặt biện pháp trừng phạt Belarus thì khả năng cao Minsk sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Như vậy thì đồng nghĩa với việc 8 máy bay cường kích Su-25 của Bulgaria sẽ bị "bắt giữ làm con tin".
Sự căng thẳng của hai bên đẩy Không quân Bulgaria vào tình trạng chỉ còn một nửa sức chiến đấu, vì hiện trong nước họ chỉ còn 6 chiếc Su-25 và 15 chiếc MiG-29. Bulgaria đã mua 8 chiếc F-16V Block 70 của Mỹ nhưng số này sẽ khó mà được chuyển giao trước cuối năm 2023. Đến đây, có lẽ Không quân Bulgaria chắc chỉ còn nước “cầu chúa” mong quan hệ Belarus với NATO sẽ không xấu đi thêm nữa, nếu không phi công của họ sẽ không còn máy bay để dùng.
Trong ảnh là chiếc Su-25K đầu tiên của Bulgaria vừa được nhà máy Belarus hiện đại hóa xong, đang bay thử nghiệm. Sau nâng cấp, chiếc Su-25K được thay đổi sơn ngụy trang sang kiểu camo "kỹ thuật số".
Theo các nguồn tin, Su-25K của Bulgaria được nâng cấp hạn chế, rẻ tiền với hệ thống ngắm mục tiêu, định vị vệ tinh hiện đại hơn trước. Ngoài ra, chúng được tích hợp hệ thống tác chiến điện tử do Belarus sản xuất.
Khả năng mang vác thêm các vũ khí thì vẫn như vậy, ít có sự thay đổi nào khác với gói hợp đồng rẻ.
Video Máy bay cường kích Su-25SM sử dụng bom trên không nặng 500kg - Nguồn: Sputnik Việt Nam