Theo hãng tin Tân Hoa Xã, ngày hôm qua (15/9), Trung Quốc đã phóng 9 vệ tinh viễn thám lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Trinh 11 (CZ-11). Đặc biệt, vụ phóng được thực hiện từ bệ phóng trên tàu biển nằm ở Hoàng Hải.Theo các thông tin được công khai, tên lửa đẩy nhiên liệu rắn CZ-11 được tạo ra bởi Học viện công nghệ phương tiện phóng Trung Quốc (CALT) - bộ phận của Tập đoàn Khoa học - Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). CZ-11 được phóng lần đầu tiên trên đất liền vào năm 2015.Mùa hè năm 2019, CZ-11 lần đầu tiên được phóng thành công từ một xà lan ngoài biển, sau đó một tàu chở hàng được thiết kế đặc biệt đã được triển khai thần tốc và ra mắt lần đầu tiên vào ngày 15/9/2020 cùng CZ-11. Sự kiện này đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia “một mình một ngựa” đầu tiên trong lịch sử hàng không vũ trụ phóng tên lửa đẩy từ bệ phóng trên biển. Trước đó, Na Uy bắt tay với Mỹ, Nga và Ukraine phát triển bệ phóng trên biển (Sea Launch) để triển khai các tên lửa đẩy Zenit.Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu lai lịch của CZ-11, hóa ra vụ phóng ngày 15/9 không phải là sự kiện đáng ca tụng, thay vào đó đáng lo ngại khi mà hóa ra tên lửa đẩy CZ-11 được Trung Quốc cải tạo khéo léo từ tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31/DF-41 đang biên chế trong Quân đội Trung Quốc.Hay nói cách khác, vụ phóng CZ-11 vừa mang tính chất thương mại, dân sự nhưng đồng thời có thể coi nó giống như “vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình”. Bình thường, nếu việc bắn tên lửa liên lục địa sẽ bị thế giới “soi mói” thì việc phóng tên lửa mang vệ tinh thường không bị để ý quá nhiều.Với vụ phóng CZ-11 thành công ngày 15/9, có thể nói giống như việc Trung Quốc thử thành công siêu tên lửa liên lục địa DF-31/41 - các loại tên lửa này được đánh giá là bao phủ gần hết thế giới, toàn bộ lãnh thổ của Mỹ đều nằm trong tầm bắn khi bắn từ bất kỳ đầu ở Trung Quốc.Trong đó, DF-31 hay gọi đầy đủ là Đông Phong 31 (NATO định danh CSS-10) là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, 3 tầng, tầm xa thế hệ 3, cơ động do Viện công nghệ động cơ tên lửa (ARMT) phát triển và đi vào phục vụ trong Quân đội Trung Quốc từ năm 2006 với phiên bản DF-31, 2007 với DF-31A và 2017 với DF-31B.Tên lửa DF-31 có trọng lượng phóng 42 tấn, dài 13m, đường kính thân 2,25m, tầm bắn từ 7.200-8.000km với DF-31, sau tăng lên 11.200km với DF-31A/B, hệ thống dẫn đường kết hợp giữa quán tính và định vị Bắc Đẩu cho độ chính xác gần như tuyệt đối.Phiên bản DF-31/31A chỉ mang được 1 đầu đạn hạt nhân 1 megaton, trong khi DF-31B mang được 3-5 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) 20, 90, 150 kiloton.Trong khi đó, DF-41 được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhiên liệu rắn, thế hệ 4 của Quân đội Trung Quốc, chính thức ra mắt lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh ngày 1/10/2019. Loại tên lửa này có tham số vượt xa DF-31 với trọng lượng 80 tấn, dài 21m, đường kính thân 2,25m.DF-41 đạt tầm bắn 14.000-15.000km, tốc độ bay Mach 25 (30.626km/h, 8.507 km/s), trang bị 10-12 đầu đạn hạt nhân 20, 90 và 150 kiloton.
Video Mỹ chỉ trích Trung Quốc phóng tên lửa ở Biển Đông - Nguồn: VTC14
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, ngày hôm qua (15/9), Trung Quốc đã phóng 9 vệ tinh viễn thám lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Trinh 11 (CZ-11). Đặc biệt, vụ phóng được thực hiện từ bệ phóng trên tàu biển nằm ở Hoàng Hải.
Theo các thông tin được công khai, tên lửa đẩy nhiên liệu rắn CZ-11 được tạo ra bởi Học viện công nghệ phương tiện phóng Trung Quốc (CALT) - bộ phận của Tập đoàn Khoa học - Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). CZ-11 được phóng lần đầu tiên trên đất liền vào năm 2015.
Mùa hè năm 2019, CZ-11 lần đầu tiên được phóng thành công từ một xà lan ngoài biển, sau đó một tàu chở hàng được thiết kế đặc biệt đã được triển khai thần tốc và ra mắt lần đầu tiên vào ngày 15/9/2020 cùng CZ-11. Sự kiện này đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia “một mình một ngựa” đầu tiên trong lịch sử hàng không vũ trụ phóng tên lửa đẩy từ bệ phóng trên biển. Trước đó, Na Uy bắt tay với Mỹ, Nga và Ukraine phát triển bệ phóng trên biển (Sea Launch) để triển khai các tên lửa đẩy Zenit.
Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu lai lịch của CZ-11, hóa ra vụ phóng ngày 15/9 không phải là sự kiện đáng ca tụng, thay vào đó đáng lo ngại khi mà hóa ra tên lửa đẩy CZ-11 được Trung Quốc cải tạo khéo léo từ tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31/DF-41 đang biên chế trong Quân đội Trung Quốc.
Hay nói cách khác, vụ phóng CZ-11 vừa mang tính chất thương mại, dân sự nhưng đồng thời có thể coi nó giống như “vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình”. Bình thường, nếu việc bắn tên lửa liên lục địa sẽ bị thế giới “soi mói” thì việc phóng tên lửa mang vệ tinh thường không bị để ý quá nhiều.
Với vụ phóng CZ-11 thành công ngày 15/9, có thể nói giống như việc Trung Quốc thử thành công siêu tên lửa liên lục địa DF-31/41 - các loại tên lửa này được đánh giá là bao phủ gần hết thế giới, toàn bộ lãnh thổ của Mỹ đều nằm trong tầm bắn khi bắn từ bất kỳ đầu ở Trung Quốc.
Trong đó, DF-31 hay gọi đầy đủ là Đông Phong 31 (NATO định danh CSS-10) là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, 3 tầng, tầm xa thế hệ 3, cơ động do Viện công nghệ động cơ tên lửa (ARMT) phát triển và đi vào phục vụ trong Quân đội Trung Quốc từ năm 2006 với phiên bản DF-31, 2007 với DF-31A và 2017 với DF-31B.
Tên lửa DF-31 có trọng lượng phóng 42 tấn, dài 13m, đường kính thân 2,25m, tầm bắn từ 7.200-8.000km với DF-31, sau tăng lên 11.200km với DF-31A/B, hệ thống dẫn đường kết hợp giữa quán tính và định vị Bắc Đẩu cho độ chính xác gần như tuyệt đối.
Phiên bản DF-31/31A chỉ mang được 1 đầu đạn hạt nhân 1 megaton, trong khi DF-31B mang được 3-5 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) 20, 90, 150 kiloton.
Trong khi đó, DF-41 được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhiên liệu rắn, thế hệ 4 của Quân đội Trung Quốc, chính thức ra mắt lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh ngày 1/10/2019. Loại tên lửa này có tham số vượt xa DF-31 với trọng lượng 80 tấn, dài 21m, đường kính thân 2,25m.
DF-41 đạt tầm bắn 14.000-15.000km, tốc độ bay Mach 25 (30.626km/h, 8.507 km/s), trang bị 10-12 đầu đạn hạt nhân 20, 90 và 150 kiloton.
Video Mỹ chỉ trích Trung Quốc phóng tên lửa ở Biển Đông - Nguồn: VTC14