Nhìn vào biểu đồ phân tích độ ồn của các loại tàu ngầm Mỹ - Liên Xô (Nga) suốt từ thời chiến tranh lạnh xảy ra tới nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều đó là tàu ngầm Mỹ hoàn toàn vượt trội hơn so với tàu ngầm Liên Xô (hay Nga) cùng thời, khác hẳn với nhiều quan niệm trước đây cho rằng tàu ngầm Mỹ luôn thua kém tàu ngầm của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.Đầu tiên phải kể tới lớp Victor I của Hải quân Liên Xô. Loại tàu ngầm này được biên chế vào Quân đội Liên Xô trong thời gian từ năm 1967 tới năm 1992. Tổng cộng đã có tới 48 chiếc được đóng theo lớp Victor I. Tuy nhiên nó vẫn gây ồn nhiều hơn so với lớp Thresher/Permit của Mỹ ra đời từ năm 1959. Nguồn ảnh: Labamba.Tiếp đến là lớp tàu ngầm Victor III của Liên Xô. Lớp Victor III này được gia nhập biên chế vào khoảng năm 1979. Cùng thời kỳ này, Mỹ cũng có chiếc SSN-668 được đóng theo lớp Sturgeon với độ ồn thấp hơn hẳn. Thậm chí chiếc SSN-637 được Mỹ đóng cuối thập niên 60 cũng vẫn có độ ồn thấp hơn Victor III. Nguồn ảnh: Flickr.Ra đời vào năm 1977 - gần như đồng thời với Victor III là lớp tàu ngầm Alfa. Lớp tàu ngầm tấn công này của Liên Xô cũng vẫn có độ ồn lớn hơn so với các tàu ngầm Mỹ được ra đời cùng thời. Lớp Alfa thực chất có ít điểm vượt trội hơn so với Victor III nên chỉ có tổng cộng 7 chiếc từng được đóng. Nguồn ảnh: Military.Tiếp theo là tới tàu ngầm lớp Akula - lớp tàu ngầm huyền thoại của Hải quân Liên Xô. Đây là loại tùa ngầm tấn công sử dụng động cơ hạt nhân, được đóng trong giai đoạn từ năm 1983 tới năm 1994 với tổng cộng 15 chiếc đã được hoàn thành. Trong giai đoạn này phía Mỹ không có bất cứ một đối trọng nào với Akula. Nguồn ảnh: Indianavy.Tới khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã một lần nữa nỗ lực nâng cấp khả năng chiến đấu và đặt biệt là khả năng chống ồn của lớp Victor III thêm một lần nữa. Tuy vậy, các tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh của Mỹ thời gian này là lớp Los Angeles đã tỏ ra quá vượt trội, bỏ cách các tàu ngầm Liên Xô một khoảng xa, đặc biệt là về độ chống ồn. Nguồn ảnh: Subsim.Khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tài chính và việc mở rộng lực lượng tàu ngầm là điều khá khó khăn. Đây là một cơ hội để Mỹ một lần nữa có thể bỏ xa Nga trong cuộc đua tàu ngầm. Trong ảnh là lớp Akula cải tiến, được Nga cho ra đời vào khoảng năm 1994, vẫn thua kém lớp Los Angeles một bậc. Nguồn ảnh: Foto.Lớp tàu ngầm được coi là hiện đại và mới nhất của Nga ngày nay là lớp Yasen mới chỉ được hạ thuỷ năm 2010 vừa rồi. Tuy nhiên Yasen thực tế đã được đặt lườn, đóng mới từ năm 1993. Do vấn đề ngân sách, các tàu ngầm hiện đại này đã phải tốn tới gần 20 năm để hoàn thiện. Nguồn ảnh: Foto.Trong thời gian đó, các tàu ngầm lớp Seawolf và lớp Virginia của Mỹ đã gần như vươn lên thống trị lòng đại dương trên khắp thế giới. Điểm gây khó hiểu ở đây đó là, theo nhiều tài liệu của Mỹ, độ ồn của các tàu ngầm lớp Seawolf (cũ hơn) và lớp Virginia của Mỹ là gần như tương đương. Nguồn ảnh: Pinterest.Lý giải cho vấn đề này, nhiều người cho rằng lớp Virginia thực chất chỉ là lớp tàu ngầm giá rẻ của Seawolf - vốn là một một lớp tàu ngầm cực kỳ đắt đỏ và khó có thể sản xuất được hàng loạt. Thực tế thì Mỹ từng lên kế hoạch đóng tới 29 tàu ngầm lớp Seawolf nhưng chỉ hoàn thiện được ba chiếc. Nguồn ảnh: USnavy.Còn với lớp tàu ngầm Virginia của Mỹ - có thể khẳng định đây là lớp tàu ngầm tấn công nhanh sử dụng dộng cơ hạt nhân hiện đại nhất thế giới ngày nay. Mỹ đã kỳ vọng vào loại tàu ngầm này nhiều tới nỗi lên kế hoạch đóng tới 66 chiếc để biên chế cho lực lượng hải quân của mình. Nguồn ảnh: Wiki.Quá trình đóng mới bắt đầu từ năm 2000 tới nay và chiếc tàu ngầm đầu tiên của lớp này đã được vào biên chế từ năm 2004. Tuy nhiên tới nay, phía Mỹ chỉ mới đóng được tổng cộng 16 chiếc, đang có 11 chiếc nữa trong quá trình hoàn thiện và 6 chiếc khác đã được Mỹ đặt hàng đóng tiếp. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Mỹ lớp Ohio.
Nhìn vào biểu đồ phân tích độ ồn của các loại tàu ngầm Mỹ - Liên Xô (Nga) suốt từ thời chiến tranh lạnh xảy ra tới nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều đó là tàu ngầm Mỹ hoàn toàn vượt trội hơn so với tàu ngầm Liên Xô (hay Nga) cùng thời, khác hẳn với nhiều quan niệm trước đây cho rằng tàu ngầm Mỹ luôn thua kém tàu ngầm của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.
Đầu tiên phải kể tới lớp Victor I của Hải quân Liên Xô. Loại tàu ngầm này được biên chế vào Quân đội Liên Xô trong thời gian từ năm 1967 tới năm 1992. Tổng cộng đã có tới 48 chiếc được đóng theo lớp Victor I. Tuy nhiên nó vẫn gây ồn nhiều hơn so với lớp Thresher/Permit của Mỹ ra đời từ năm 1959. Nguồn ảnh: Labamba.
Tiếp đến là lớp tàu ngầm Victor III của Liên Xô. Lớp Victor III này được gia nhập biên chế vào khoảng năm 1979. Cùng thời kỳ này, Mỹ cũng có chiếc SSN-668 được đóng theo lớp Sturgeon với độ ồn thấp hơn hẳn. Thậm chí chiếc SSN-637 được Mỹ đóng cuối thập niên 60 cũng vẫn có độ ồn thấp hơn Victor III. Nguồn ảnh: Flickr.
Ra đời vào năm 1977 - gần như đồng thời với Victor III là lớp tàu ngầm Alfa. Lớp tàu ngầm tấn công này của Liên Xô cũng vẫn có độ ồn lớn hơn so với các tàu ngầm Mỹ được ra đời cùng thời. Lớp Alfa thực chất có ít điểm vượt trội hơn so với Victor III nên chỉ có tổng cộng 7 chiếc từng được đóng. Nguồn ảnh: Military.
Tiếp theo là tới tàu ngầm lớp Akula - lớp tàu ngầm huyền thoại của Hải quân Liên Xô. Đây là loại tùa ngầm tấn công sử dụng động cơ hạt nhân, được đóng trong giai đoạn từ năm 1983 tới năm 1994 với tổng cộng 15 chiếc đã được hoàn thành. Trong giai đoạn này phía Mỹ không có bất cứ một đối trọng nào với Akula. Nguồn ảnh: Indianavy.
Tới khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã một lần nữa nỗ lực nâng cấp khả năng chiến đấu và đặt biệt là khả năng chống ồn của lớp Victor III thêm một lần nữa. Tuy vậy, các tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh của Mỹ thời gian này là lớp Los Angeles đã tỏ ra quá vượt trội, bỏ cách các tàu ngầm Liên Xô một khoảng xa, đặc biệt là về độ chống ồn. Nguồn ảnh: Subsim.
Khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tài chính và việc mở rộng lực lượng tàu ngầm là điều khá khó khăn. Đây là một cơ hội để Mỹ một lần nữa có thể bỏ xa Nga trong cuộc đua tàu ngầm. Trong ảnh là lớp Akula cải tiến, được Nga cho ra đời vào khoảng năm 1994, vẫn thua kém lớp Los Angeles một bậc. Nguồn ảnh: Foto.
Lớp tàu ngầm được coi là hiện đại và mới nhất của Nga ngày nay là lớp Yasen mới chỉ được hạ thuỷ năm 2010 vừa rồi. Tuy nhiên Yasen thực tế đã được đặt lườn, đóng mới từ năm 1993. Do vấn đề ngân sách, các tàu ngầm hiện đại này đã phải tốn tới gần 20 năm để hoàn thiện. Nguồn ảnh: Foto.
Trong thời gian đó, các tàu ngầm lớp Seawolf và lớp Virginia của Mỹ đã gần như vươn lên thống trị lòng đại dương trên khắp thế giới. Điểm gây khó hiểu ở đây đó là, theo nhiều tài liệu của Mỹ, độ ồn của các tàu ngầm lớp Seawolf (cũ hơn) và lớp Virginia của Mỹ là gần như tương đương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lý giải cho vấn đề này, nhiều người cho rằng lớp Virginia thực chất chỉ là lớp tàu ngầm giá rẻ của Seawolf - vốn là một một lớp tàu ngầm cực kỳ đắt đỏ và khó có thể sản xuất được hàng loạt. Thực tế thì Mỹ từng lên kế hoạch đóng tới 29 tàu ngầm lớp Seawolf nhưng chỉ hoàn thiện được ba chiếc. Nguồn ảnh: USnavy.
Còn với lớp tàu ngầm Virginia của Mỹ - có thể khẳng định đây là lớp tàu ngầm tấn công nhanh sử dụng dộng cơ hạt nhân hiện đại nhất thế giới ngày nay. Mỹ đã kỳ vọng vào loại tàu ngầm này nhiều tới nỗi lên kế hoạch đóng tới 66 chiếc để biên chế cho lực lượng hải quân của mình. Nguồn ảnh: Wiki.
Quá trình đóng mới bắt đầu từ năm 2000 tới nay và chiếc tàu ngầm đầu tiên của lớp này đã được vào biên chế từ năm 2004. Tuy nhiên tới nay, phía Mỹ chỉ mới đóng được tổng cộng 16 chiếc, đang có 11 chiếc nữa trong quá trình hoàn thiện và 6 chiếc khác đã được Mỹ đặt hàng đóng tiếp. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Mỹ lớp Ohio.