Sau khi Mỹ chính thức gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam sau hàng chục năm áp đặt, đã có nhiều đồn đoán cả trong và ngoài nước cho rằng Mỹ có thể sẽ bán một loạt các trang bị quân sự hiện đại cho Việt Nam. Mà nổi bật trong số đó là máy bay tiêm kích F-16 – một loại máy bay tiêm kích cơ động, nhanh nhẹn ngang ngửa dòng MiG-21 mà KQND Việt Nam sử dụng rất thành công. Nguồn ảnh: WikipediaĐặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam đã cho nghỉ hưu hoàn toàn dòng máy bay tiêm kích MiG-21. Do đó, chúng ta bị hổng đi mất một thành phần quan trọng trong lực lượng bảo vệ bầu trời đất nước. Chính vì vậy, càng dấy lên nhiều thông tin đồn đoán về việc Việt Nam có thể mua F-16 thay thế vai trò của MiG-21. Nguồn ảnh: Kênh QPVNGần đây, tờ Sputnik (của Nga) đã thực hiện cuộc phỏng vấn với một chuyên gia quân sự - từng là phi công Không quân Nga bình luận về vấn đề Việt Nam có thể mua F-16 thay thế dòng máy bay MiG-21 huyền thoại. Đó là Đại tá Makar Aksenenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo vị đại tá, có khả năng Việt Nam sẽ chỉ nhận được các máy bay F-16 thế hệ đầu tiên (kiểu A/B) đã qua sử dụng đang được lưu trữ trong các căn cứ không quân. Được biết, hiện Mỹ có tới hàng trăm chiếc F-16 đã qua sử dụng nằm ở căn cứ David Mothans, hàng năm vẫn có những đơn hàng bán hoặc cho F-16 cũ. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVà với các máy bay đã qua sử dụng như vậy thực sự không đảm bảo chút nào, theo vị chuyên gia Nga. Việc mua các máy bay đã ngưng hoạt động và được đưa vào hoạt động trở lại thường gây ra cơn đau cho chủ sở hữu mới vì cần phải tạo ta điều kiện hiện đại để bảo dưỡng, sửa chữa loại máy bay đời cũ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN"Vì vậy, cá nhân tôi, như một phi công, tôi không nghĩ rằng việc mua lại các máy bay Mỹ F-16 đã qua sử dụng sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Việt Nam”, Đại tá Makar Aksenenko nêu quan điểm. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCũng theo vị đại tá này, để đưa vào vận hành các máy bay chiến đấu của Mỹ chắc chắn cần phải thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng, thay đổi tồn kho phụ tùng thay thế, chuyển sang sử dụng vũ khí mới trên máy bay, thay đổi cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý tại các căn cứ không quân Việt Nam. Tất cả điều này có thể làm cho lực lượng không quân trong thời gian khá dài bị đưa ra khỏi chiến lược tổng thể của Quân đội Nhân dân Việt Nam, khỏi hệ thống quản lý quân đội đã hình thành trong nước…Nguồn ảnh: Báo PK-KQKết luận, vị Đại tá mong Việt Nam chú ý đến các phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu Nga, chẳng hạn như MiG-35. Bên cạnh đó là các thế hệ máy bay trước đã được nâng cấp đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại như MiG-29SMT. Nguồn ảnh: Kênh QPVNF-16 Fighting Falcon được biết tới là tiêm kích siêu âm đa nhiệm, một động cơ do General Dynamics (nay là Lockheed Martin) phát triển từ những năm 1970 cho Không quân Mỹ. Mặc dù được thiết kế trở trở tiêm kích ban ngày chiếm ưu thế trên không, thế nhưng lịch sử hoạt động đã đưa nó trở thành tiêm kích đa nhiệm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết rất thành công. Ước tính, 4.573 chiếc F-16 đã được chế tạo từ 1973 tới nay. Nguồn ảnh: Kênh QPVNF-16 cũng có khá nhiều phiên bản phù hợp cho cả Không quân Mỹ và phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên có thể tựu chung lại thành 2 thế hệ chính: F-16A/B (đời đầu F-16); F-16C/D nâng cấp hệ thống điện tử và radar cũng như vũ khí. Từ hai thế hệ F-16 này, nhà sản xuất biến tấu thành các phiên bản nâng cấp phù hợp với yêu cầu khách hàng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNF-16 trông khá nhỏ gọn, với chiều dài thân khoảng 15m, sải cánh gần 10m, cao 4,88m, trọng lượng rỗng 8,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 19,2 tấn. Trọng lượng nhẹ kết hợp với động cơ khỏe cho F-16 tốc độ Mach 2, tốc độ leo cao 254m/s. Khả năng leo cao của nó hơi kém so với MiG-29, nhưng khả năng cơ động thì không kém là bao. Nguồn ảnh: Kênh QPVNThực tế trong lịch sử tham chiến, F-16 đã lập được vô số chiến công hạ gục các máy bay tiêm kích MiG rất mạnh của Liên Xô như MiG-21, MiG-23 và MiG-25. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau khi Mỹ chính thức gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam sau hàng chục năm áp đặt, đã có nhiều đồn đoán cả trong và ngoài nước cho rằng Mỹ có thể sẽ bán một loạt các trang bị quân sự hiện đại cho Việt Nam. Mà nổi bật trong số đó là máy bay tiêm kích F-16 – một loại máy bay tiêm kích cơ động, nhanh nhẹn ngang ngửa dòng MiG-21 mà KQND Việt Nam sử dụng rất thành công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam đã cho nghỉ hưu hoàn toàn dòng máy bay tiêm kích MiG-21. Do đó, chúng ta bị hổng đi mất một thành phần quan trọng trong lực lượng bảo vệ bầu trời đất nước. Chính vì vậy, càng dấy lên nhiều thông tin đồn đoán về việc Việt Nam có thể mua F-16 thay thế vai trò của MiG-21. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Gần đây, tờ Sputnik (của Nga) đã thực hiện cuộc phỏng vấn với một chuyên gia quân sự - từng là phi công Không quân Nga bình luận về vấn đề Việt Nam có thể mua F-16 thay thế dòng máy bay MiG-21 huyền thoại. Đó là Đại tá Makar Aksenenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo vị đại tá, có khả năng Việt Nam sẽ chỉ nhận được các máy bay F-16 thế hệ đầu tiên (kiểu A/B) đã qua sử dụng đang được lưu trữ trong các căn cứ không quân. Được biết, hiện Mỹ có tới hàng trăm chiếc F-16 đã qua sử dụng nằm ở căn cứ David Mothans, hàng năm vẫn có những đơn hàng bán hoặc cho F-16 cũ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Và với các máy bay đã qua sử dụng như vậy thực sự không đảm bảo chút nào, theo vị chuyên gia Nga. Việc mua các máy bay đã ngưng hoạt động và được đưa vào hoạt động trở lại thường gây ra cơn đau cho chủ sở hữu mới vì cần phải tạo ta điều kiện hiện đại để bảo dưỡng, sửa chữa loại máy bay đời cũ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
"Vì vậy, cá nhân tôi, như một phi công, tôi không nghĩ rằng việc mua lại các máy bay Mỹ F-16 đã qua sử dụng sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Việt Nam”, Đại tá Makar Aksenenko nêu quan điểm. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cũng theo vị đại tá này, để đưa vào vận hành các máy bay chiến đấu của Mỹ chắc chắn cần phải thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng, thay đổi tồn kho phụ tùng thay thế, chuyển sang sử dụng vũ khí mới trên máy bay, thay đổi cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý tại các căn cứ không quân Việt Nam. Tất cả điều này có thể làm cho lực lượng không quân trong thời gian khá dài bị đưa ra khỏi chiến lược tổng thể của Quân đội Nhân dân Việt Nam, khỏi hệ thống quản lý quân đội đã hình thành trong nước…Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Kết luận, vị Đại tá mong Việt Nam chú ý đến các phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu Nga, chẳng hạn như MiG-35. Bên cạnh đó là các thế hệ máy bay trước đã được nâng cấp đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại như MiG-29SMT. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
F-16 Fighting Falcon được biết tới là tiêm kích siêu âm đa nhiệm, một động cơ do General Dynamics (nay là Lockheed Martin) phát triển từ những năm 1970 cho Không quân Mỹ. Mặc dù được thiết kế trở trở tiêm kích ban ngày chiếm ưu thế trên không, thế nhưng lịch sử hoạt động đã đưa nó trở thành tiêm kích đa nhiệm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết rất thành công. Ước tính, 4.573 chiếc F-16 đã được chế tạo từ 1973 tới nay. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
F-16 cũng có khá nhiều phiên bản phù hợp cho cả Không quân Mỹ và phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên có thể tựu chung lại thành 2 thế hệ chính: F-16A/B (đời đầu F-16); F-16C/D nâng cấp hệ thống điện tử và radar cũng như vũ khí. Từ hai thế hệ F-16 này, nhà sản xuất biến tấu thành các phiên bản nâng cấp phù hợp với yêu cầu khách hàng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
F-16 trông khá nhỏ gọn, với chiều dài thân khoảng 15m, sải cánh gần 10m, cao 4,88m, trọng lượng rỗng 8,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 19,2 tấn. Trọng lượng nhẹ kết hợp với động cơ khỏe cho F-16 tốc độ Mach 2, tốc độ leo cao 254m/s. Khả năng leo cao của nó hơi kém so với MiG-29, nhưng khả năng cơ động thì không kém là bao. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Thực tế trong lịch sử tham chiến, F-16 đã lập được vô số chiến công hạ gục các máy bay tiêm kích MiG rất mạnh của Liên Xô như MiG-21, MiG-23 và MiG-25. Nguồn ảnh: Wikipedia